HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
PHẦN NĂM
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
Đánh giá là hoạt động thu thập thông tin, phân tích và so sánh với mục tiêu chương trình nhằm định hướng, điều chỉnh chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ. Hoạt động đánh giá có thể do giáo viên tiến hành để tổ chức và điều chỉnh hoạt động chăm sóc – giáo dục cho phù hợp với trẻ. Hoạt động đánh giá còn có thể do các cấp quản lí giáo dục ( Bộ, Sở, các Phòng Giáo Dục – Đào tạo và Ban Giám hiệu nhà trường ) tiến hành để giám sát, thanh tra việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ ở các trường mẫu giáo, mầm non. Vì vậy, căn cứ vào đối tượng tham gia đánh giá ( giáo viên hay cán bộ quản lí giáo dục ), việc đánh giá ở mẫu giáo có thể chia làm hai loại :
– Đánh giá trẻ trong quá trình chăm sóc- giáo dục.
– Đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ.
A – ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC – GIÁO DỤC
I – MỤC ĐÍCH
Xác định nhu cầu, hứng thú và khả năng của từng trẻ để giáo viên có thể lựa chọn những tác động chăm sóc – giáo dục thích hợp. Đồng thời giáo viên có thể nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình giáo dục của mình để từ đó điều chỉnh việc tổ chức hoạt động giáo dụ sao cho phù hợp với trẻ.
II – NỘI DUNG
Giáo viên đánh giá trẻ trong quá trình chăm sóc – giáo dục có thể chia thành 2 loại :
- Đánh giá trẻ trong các hoạt động hằng ngày
Giáo viên tiến hành đánh giá trẻ hằng ngày trong quá trình chăm sóc – giáo dục. Những hoạt động trong ngày của trẻ mẫu giáo Nhỡ bao gồm : hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động.
Hằng ngày, thông qua những hoạt động trên, giáo viên chú ý phát hiện ra những trẻ có các biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực ( có khả năng xếp hình hay vẽ rất tốt hoặc tỏ ra mệt mỏi, chán ăn…) trong nhóm/ lớp có những tác động chăm sóc – giáo dục thích hợp với các trẻ đó ( hoặc trao đổi với phụ huynh để có sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ ).
Đồng thời qua những biểu hiện của trẻ, giáo viên giáo viên có thể nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình chăm sóc – giáo dục của mình để từ đó điều chỉnh việc tổ chức, việc chăm sóc – giáo dục trẻ cho phù hợp hơn.
- Các nội dung cần đánh giá
– Những biểu hiện về tình trạng sức khỏe của trẻ.
– Cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động.
– Những kiến thức và kĩ năng của trẻ.
Dựa trên kết quả đánh giá nhanh hằng ngày, giáo viên xác định :
– Những trẻ cần lưu ý đặc biệt và cần đến các biện pháp chăm sóc giáo dục riêng cho phù hợp.
– Những vấn đề cần lưu ý trong việc tổ chức hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ và những thay đổi phù hợp trong những ngày sau.
Mỗi nhóm/ lớp, cần lập hồ sơ cá nhân cho từng trẻ để theo dõi sự tiến bộ của các trẻ trong lớp ( xem cách làm ở Phần 3 – Phương pháp sau đây )
- Đánh giá việc thực hiện chủ đề
Việc đánh giá này giúp giáo viên nhìn nhận lại những việc mình và lớp mình đã làm được và chưa làm được trong chủ đề ; từ đó, cải tiến hoặc điều chỉnh các hoạt động tiếp, xây dựng kế hoạch của chủ đề sau được tốt hơn.
Giáo viên sử dụng phiếu Đánh giá việc thực hiện chủ đề để đánh giá những vấn đề đã làm được và chưa làm được trong chủ đề như :
– Mục đích.
– Nội dung.
– Tổ chức hoạt động.
– Những vấn đề khác như : tình trạng sức khỏe của các trẻ trong lớp, tổ chưac môi trường giáo dục, tài liệu, đồ dùng, đồ chơi…
Từ đó, giáo viên lưu ý để có thể triển khai các chủ đề khác được tốt hơn.
Dưới đây là mẫu phiếu đánh giá việc thực hiện chủ đề ( đã được chỉnh sửa sau những góp ý của các tỉnh năm học 2006 – 2007 ) :
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Trường : Lớp :
Chủ đề :
Thời gian : ……..tuần. Từ ngày……….tháng………đến ngày…………..tháng………..
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1/ Về mục tiêu của chủ đề
- . Các mục tiêu đã thực hiện tốt :
………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………..
- . Các mục tiêu đặt ra chưa thực hiện được hoặc chưa phù hợp và lí do :
……………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………….
- . Những trẻ chưa đạt được các mục tiêu và lí do :
– Với mục tiêu 1 :
……………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………….
– Với mục tiêu 2 :
……………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………
– Với mục tiêu 3 :
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
– Với mục tiêu 4 :
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………..
– Với mục tiêu 5 :
………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………..
2/ Về nội dung của chủ đề
- Các nội dung đã thực hiện tốt :
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
- Các nội dung chưa thực hiện được hoặc chưa phù hợp và lí do :
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
- Các kĩ năng mà trên 30% trẻ trong lớp chưa đạt được và lí do :
………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………
3/ Về tổ chức các hoạt động của chủ đề
3.1. Về hoạt động có chủ đích :
– Các giờ học có chủ đích được trẻ tham gia tích cực, hứng thú và tỏ ra phù hợp với khả năng của trẻ :
………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………..
– Những giờ học có chủ đích mà nhiều trẻ tỏ ra không hứng thú, tích cực tham gia và lí do:
………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………..
3.2. Về việc tổ chức chơi trong lớp :
– Số lượng các góc chơi :
………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………….
– Những lưu ý để việc tổ chức chơi trong lớp được tốt hơn ( về tính hợp lí của việc bố trí không gian, diện tích; việc khuyến khích sự giao tiếp giữa các trẻ/ nhóm chơi; việc khuyến khích trẻ rèn luyện các kĩ năng….)
……………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………….
3.3. Về việc tổ chức chơi ngoài trời :
– Số lượng các buổi chơi ngoài trời đã được tổ chức :
………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………..
– Những lưu ý về việc tổ chức chơi ngoài trời được tốt hơn ( về chọn chỗ chơi và an toàn, vệ sinh cho trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động, giao lưu và rèn luyện các kĩ năng thích hợp …)
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
4/ Những vấn đề khác cần lưu ý :
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
- Về sức khỏe của trẻ (ghi tên những trẻ nghỉ nhiều hoặc có vấn đề về ăn uống, vệ sinh.)
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
- Những vấn đề trong việc chuẩn bị phương tiện, học liệu, đồ chơi, lao động trực nhật và lao động tự phục vụ của trẻ …
……………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………..
5/ Một số lưu ý quan trọng để việc triển khai chủ đề sau được tốt hơn
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………
3. Phương pháp :
a) Quan sát
Quan sát là phương pháp theo dõi một cách có kế hoạch, có hệ thống và phân tích những thông tin thu thập được.
Để có số liệu quan sát khách quan và có ý nghĩa, người giáo viên phải hiểu về các quy luật phát triển tâm sinh lí của trẻ và biết cách quan sát, ghi chép, phân tích những thông tin đã quan sát được.
Giáo viên quan sát các hoạt động hằng ngày và có thể ghi lại các sự kiện đặc biệt xảy ra thể hiện sự phát triển của trẻ để tìm ra các biện pháp giáo dục thích hợp.
Ghi chép ngắn gọn các sự kiện quan sát được : hành động, lời nói, nét mặt, cử chỉ, biểu hiện cảm xúc, tình cảm, hòan cảnh mà sự kiện diễn ra, lí do và những nhận xét có ích cho công tác chăm sóc – giáo dục trẻ.
b) Trò chuyện
Trò chuyện là phương pháp sử dụng một hệ thống câu hỏi có mục đích nhằm thu thập các thông tin và tìn hiểu lí do, nguyên nhân của các sự kiện xảy ra.
Phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá sự phát triển ngôn ngữ, tình cảm – xã hội và cảm xúc thẩm mĩ ở trẻ. Khi trò chuyện với trẻ, giáo viên cần xác định mục đích cụ thể, đặt ra câu hỏi phù hợp với mục đích, chẩun bị các phương tiện đồ dùng ( nếu cần). Chỉ nên trò chuyện khi trẻ vui vẻ, sẳn sàng tham gia vào cuộc nói chuyện, ngữ cảnh phù hợp với mục đích.
Khi hỏi trẻ, cô cần tỏ ra ân cần, động viên, khuyến khích trẻ và cho trẻ thời gian suy nghĩ để trả lời, đặt câu hỏi gợi ý để trẻ nói hoặc thực hiện theo yêu cầu của cô. Nếu trẻ không nói bằng lời hoặc không thể hiện bằng lời, trẻ có thể dùng động tác, cử chỉ để biểu đạt ý nghĩ của mình.
Để có thêm thông tin về trẻ, giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh :
– Khi trẻ mới đến lớp, giáo viên nên hỏi cha mẹ trẻ về những thói quen của trẻ ở gia đình ( ăn, ngủ, trò chơi, đồ chơi trẻ yêu thích…) để giúp cho trẻ chóng làm quen với lớp và không có xáo trộn nhiều trong sinh hoạt của trẻ.
– Khi trẻ gặp khó khăn trong sinh hoạt ở lớp, giáo viên có thể trao đổi với cha mẹ để họ cung cấp những thông tin cần thiết. Từ đó, giáo viên có thể phân tích cho cha mẹ về những biểu hiện của trẻ, nêu lên lí do và đưa ra những yêu cầu phối hợp ch8am sóa – giáo dục giữa gia đình và nhà trường.
c) Phân tích sản phẩm của trẻ
Dựa trên các sản phẩm hoạt động vật chất và tinh thần ( vẽ, nặn, thủ công…), giáo viên phân tích mức độ hình thành kiến thức, kĩ năng, năng khiếu hay một triệu chứng bệnh tật trong lĩnh vực nào đó của trẻ.
Điều quan trọng đối với trẻ mẫu giáo không chỉ là đánh giá kết quả mà còn là đánh giá quá trình tạo ra sản phẩm đó như thế nào. ( Cùng có một kết quả như nhau, nhưng cách thức cũng như tốc độ làm của trẻ có thể khác nhau…)
Để đánh giá sản phẩm của trẻ, giáo viên cần xác định mục đích đánh giá, lựa chọn sản phẩm phù hợp với mục đích đánh giá, lựa chọn phương pháp thích hợp( cô đánh giá, trẻ tự đánh giá hay trẻ tự đánh giá sản phẩm của nhau), ghi lại kết quả phân tích, đánh giá vào phía sau sản phẩm của trẻ ( tranh vẽ, tô màu…) hoặc ghi vào sổ nhật kí. Các sản phẩm được thu thập theo thời gian, trên cơ sở đó, giáo viên hoặc cha mẹ có thể nhận thấy sự phát triển của trẻ.
Đầu năm học, việc đánh giá sản phẩm của trẻ chủ yếu là do giáo viên thực hiện. Giáo viên giúp trẻ đưa ra những nhận xét đơn giản về sản phẩm của mình hoặc của bạn. Theo cách này, trẻ học được cánh trình bày nhận xét của mình, tự đánh giá mình và so sánh mình với các bạn xung quanh.
Khi trẻ tự đánh giá sản phẩm của mình hay sản phẩm của bạn,giáo viên có thể đặt những câu hỏi gợi ý ( Cháu thích bức tranh ở chổ nào ? Bạn tô màu như thế nào ? Chỗ nào cháu thấy chưa đẹp ? Muốn bức tranh đẹp hơn cháu phải làm thế nào ? ).
Đánh giá của cô giáo với trẻ nên thực hiện sau đánh giá của trẻ. Giáo viên giúp trẻ nhận ra những mặt tốt, chưa tốt và giúp trẻ hướng khắc phục. Trẻ mẫu giáo bé thường đánh giá cao khả năng của mình, do đó cô giáo không nên đưa ra những nhận xét xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ.
Giáo viên thu thập các sản phẩm của trẻ cùng với những nhận xét, đánh giá của giáo viên và lưu riêng thành hồ sơ cá nhân từng trẻ.
4. Tiêu chí đánh giá trẻ
Tiêu chí đánh giá sự phát triển của trẻ cuối 4 tuổi :
- Phát triển thể chất
* Cân nặng của trẻ nằm trong kênh A
– Trẻ trai : 14.4 – 23.5 kg
– Trẻ gái : 13.8 – 23.2 kg
* Chiều cao của trẻ nằm trong kênh A
– Trẻ trai : 100.7 – 119.1 cm
– Trẻ gái : 99.5 – 117.2 cm
* Phát triển vận động thô
– Biết đi thăng bằng ( đi trên tấm ván rộng 25-30 cm và kê trên cao ).
– Biết nhảy lò cò 5 bước.
– Biết lăn – chuyền – bắt bóng nảy.
* Vận động tinh
– Cắt đường tròn đường kính 5 cm.
b) Phát triển nhận thức
– Nhận biết và gọi tên ít nhất 4 màu.
– Nhận biết phải – trái so với bản thân.
– Biết đếm và nhận biết số lượng 5, biết trật tự số từ 1 đến 5.
– Phân nhóm theo 2 hoặc nhiều hơn những đặc điểm nổi bật ( màu, hình dạng, kích thước…).
– Biết tìm nguyên nhân xảy ra của các sự kiện đơn giản xung quanh ( Đặt câu hỏi : Tại sao ? )
– Biết nhận vai và thực hiện vai chơi.
c) Phát triển ngôn ngữ
– Biết lắng nghe kể chuyện và đặt câu hỏi để tìm sự giải thích.
– Biết kể lại các việc đơn giản theo trình tự thời gian.
– Biết đặt và trả lời các câu hỏi liên quan đến các sự kiện xảy ra và theo nội dung truyện.
d) Tình cảm và quan hệ xã hội
– Biết làm việc cá nhân và biết phối hợp với các bạn.
– Có thái độ, hành động thể hiện sự quan tâm đến người khác.
– Biết thực hiện một số quy tắc trong xã hội gần gũi với trẻ.
– Yêu thich lao động và biết lao động tự phục vụ.
e) nghệ thuật và thẩm mĩ :
– Biết sử dụng dụng cụ, nguyên vật liệu tạo hình và biết vẽ, nặn, cắt, xé, dán để tạo ra những sản phẩm phù hợp với độ tuổi.
– Thể hiện cảm xúc qua giọng hát, cử chỉ, vận động minh họa.
5. Tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục của giáo viên
– Có kế hoạch chăm sóc – giáo dục trẻ cả năm, học kì, theo chủ đề.
– Sọan bài đầy đủ.
– Tổ chức các hoạt động chăm sóc- giáo dục đạt mục tiêu của chương trình đề ra.
– Đảm bảo an tòan về thể chất và tâm lí cho trẻ.
– Đảm bảo việc phối hợp chăm sóc – giáo dục trẻ với đồng nghiệp, việc phối hợp chăm sóc – giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình.
6. Lập hồ sơ cá nhân trẻ
Hồ sơ cá nhân là một dạng tư liệu để đánh giá về sự tiến bộ của trẻ một cách có căn cứ.
Hồ sơ cá nhân trẻ bao gồm các sản phẩm viết, vẽ, xé, dán…( có thể bao gồm cả những nhận xét, đánh giá của giáo viên về những sản phẩm đó) cho thấy sự tiến bộ của trẻ trong suốt năm học. Hồ sơ cá nhân của từng trẻ được giáo viên hoặc cha mẹ trẻ thu thập từ đầu cho đến cuối năm học.
Mỗi hồ sơ cá nhân có thể được đựng trong 1 túi riêng ( làm bằng bìa hay ni- lông…)hoặc có thể kẹp thành từng kẹp riêng để trong một hộp hay cặp tài liệu nhiều ngăn. Hồ sơ cá nhân nên được sắp xếp thành từng loại ( loại bài viết, loại bài vẽ, loại bài xé, dán nếu có điều kiện có thể lưu cả ảnh chụp những hoạt động hoặc sản phẩm của trẻ ) và mỗi loại cũng nên được sắp xếp theo trình tự thời gian để dễ thấy sự tiến bộ của trẻ. Tất cả hồ sơ cá nhân của trẻ trong nhóm/ lớp nên để cùng một chỗ và được sắp xếp sao cho dễ quản lí và sử dụng.
Thỉnh thỏang, giáo viên có thể xem lại những hồ sơ đó để thảo luận với đồng nghiệp hoặc phụ huynh về những khó khăn mà trẻ gặp phải, những ý tưởng, kế hoạch sẽ làm tiếp theo. Giáo viên có thể đưa cho phụ huynh xem hồ sơ của trẻ để thấy những tiến bộ của con em họ hay những điểm mạnh, điểm yếu của trẻ để gia đình cùng phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục trẻ.
Sau khi đánh giá trẻ, giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh để chính xác hơn về những nhận xét của mình và để phối hợp với gai đình trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ tiếp theo.
Như vậy, mỗi nhóm/lớp cần có những hồ sơ đánh giá sau :
– Hồ sơ cá nhân từng trẻ.
– Các phiếu đánh giá việc thực hiện chủ đề.
B – ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ
I – MỤC ĐÍCH
Các cán bộ quản lí ( Ban giám hiệu, cán bộ Phòng, Sở hoặc Bộ giáo dục và Đào tạo) đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ của trường mẫu giáo và của giáo viên, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ.
II – NỘI DUNG
Đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ gồm 4 vấn đề :
– Đánh giá sự phát triển của trẻ.
– Đánh giá hoạt động giáo dục của giáo viên.
– Đánh giá hoạt động quản lí trường.
– Đánh giá cơ sở vật chất của trường.
Để đánh giá được từng vấn đề trên, người đánh giá cần có những phiếu đánh giá được thiết kế cụ thể. Việc thiết kế các phiếu đánh giá này phải dựa trên các tiêu chí đánh giá – đó là những yếu tố cơ bản nhất cần đánh giá. Sau đây là tiếu chí đánh giá 4 tiêu đề trên :
Việc thiết kế các phiếu đánh giá cụ thể dựa trên các tiếu chí nêu trên có thể do các cấp quản lí thiết kế cho phù hợp với từng địa phương hoặc tham khảo bộ phiếu đánh giá việc thực hiện chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ mẫu giáo 4 tuổi mà chúng tôi sẽ biên soạn cụ thể sau.
Trong bốn vần đề nêu trên, việc đánh giá sự phát triển của trẻ là vấn đề cơ bản nhất để xác định việc thực hiện chương trình chăm sóc – giáo dục của một trường, của một lớp là tốt hay chưa tốt. Ba vấn đề còn lại nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ, từ đó, giúp nhà trường và giáo viên tìm ra các biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng của hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ.
III – PHƯƠNG PHÁP
Đánh giá việc thực hiện chương trìng chăm sóc – giáo dục trẻ mẫu giáo có thể gồm các phương pháp sau :
– Quan sát : để đánh giá giáo viên, trẻ trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục.
– Điều tra bằng phiếu : để đánh giá hoạt động quản lí trường, cơ sở vật chất trường, lớp.
– Trắc nghiệm hay sử dụng “ Bảng kiểm kê” : để đánh giá trẻ, giáo viên.
– Nghiên cứu đánh gái sản phẩm hoạt động cuả trẻ : để đánh giá việc thực hiện chương trình và kết quả hoạt động của trẻ và của giáo viên.
– Thảo luận nhóm : để tham khảo ý kiến của phụ huynh, cộng đồng, giáo viên.
– Phỏng vấn : để tham khảo ý kiến của phụ huynh, cộng đồng, giáo viên.
– Kiểm tra sổ sách, kế hoạch : để đánh gia 1hoạt động quản lí của trường, của giáo viên.
( Giáo viên có thể tham khảo thêm cuốn Phương pháp đánh giá trẻ trong đổi mới giáo dục mầm non, Tạ Ngọc Thanh và Nguyễn Thị thư, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004).
Đánh giá việc thực hiện chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ mẫu giáo có thể tiến hành định kì hoặc đột xuất vào khỏang 3 tháng cuối năm học.
Sau khi đánh giá riêng từng vấn đề trên, những người tham gia đánh giá cần đưa ra nhận định chung về tình hình thực hiện chương trình chăm sóc – gáio dục trẻ và các vần đề cần khắc phục để nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ.