HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG – 123docz.net

học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau
đây gọi tắt là Chuẩn hiệu trưởng). Nay Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể
một số nội dung việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng trường trung học theo Chuẩn
hiệu trưởng như sau:

I. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG
HIỆU TRƯỞNG

1. Các bước đánh giá, xếp loại

Bước 1. Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại

Đối chiếu với Chuẩn hiệu trưởng, mỗi hiệu trưởng tự đánh giá và ghi điểm
đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu hiệu trưởng tự đánh giá (Phụ lục 1 – Ban hành
kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT). Ở từng tiêu chuẩn, hiệu trưởng
chuẩn bị các minh chứng liên quan đến các tiêu chí đã được quy định tại Chương
II Chuẩn hiệu trưởng, ghi rõ minh chứng vào phiếu đánh giá. Căn cứ vào tổng số
điểm và điểm đạt được theo từng tiêu chí, hiệu trưởng tự xếp loại (chưa đạt
chuẩn – loại kém hoặc đạt chuẩn: loại trung bình, loại khá hoặc loại xuất sắc).
Cuối cùng hiệu trưởng tự đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
và nêu hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.

Bước 2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia góp ý và
đánh giá hiệu trưởng

Đại diện của cấp ủy Đảng hoặc Ban chấp hành Công đoàn nhà trường làm
công tác tổ chức buổi đánh giá thực hiện các bước sau:

2.1. Chọn người chủ trì (điều hành) buổi đánh giá (cuộc họp) từ cấp ủy
Đảng hoặc Ban chấp hành Công đoàn thông qua biểu quyết. Người chủ trì cuộc
họp này cũng sẽ chủ trì cuộc họp bước 2.5 dưới đây.

2.2. Hiệu trưởng báo cáo kết quả tự đánh giá trước tập thể cán bộ, giáo
viên, nhân viên nhà trường.

2.3. Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường đóng góp ý kiến,
tham gia đánh giá hiệu trưởng và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu
giáo viên, cán bộ, nhân viên tham gia đánh giá hiệu trưởng (Phụ lục 2 – Ban
hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT.

2.4. Kiểm số lượng phiếu đánh giá, niêm phong (nếu bước 2.5 dưới đây
bố trí vào cuộc họp khác) và lập biên bản kiểm số lượng phiếu, bàn giao cho Ban
chấp hành Công đoàn.

Để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường góp ý và tham gia đánh giá
hiệu trưởng một cách tích cực, chủ động, khách quan, có hiệu quả, nhà trường
cần:

– Sắp xếp và có thông báo lịch họp trước ít nhất một tuần để đảm bảo mọi
cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của trường đều có điều kiện dự họp, tối thiểu
phải có 2/3 số người được góp ý và tham gia đánh giá dự họp;

– Trong cuộc họp cần quán triệt kĩ mục đích, yêu cầu việc đánh giá, xếp
loại hiệu trưởng theo Chuẩn, hướng dẫn chi tiết cách ghi Phiếu cán bộ, giáo viên,
nhân viên tham gia đánh giá hiệu trưởng;

– Tổ chức cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thảo luận,
góp ý cho hiệu trưởng ở tất cả các mặt hoạt động lãnh đạo, quản lý nhà trường
của hiệu trưởng diễn ra trong năm học; động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận
lợi cho mỗi thành viên tham gia đánh giá một cách trung thực khách quan đối với
hiệu trưởng;

– Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường được tiến hành kiểm
tra, đối chiếu các minh chứng với từng tiêu chí đánh giá hiệu trưởng, việc xác

định mức độ đạt được ở từng tiêu chí của hiệu trưởng cần dựa trên cơ sở là các
minh chứng và nguồn minh chứng cụ thể, xác thực.

2.5. Các phó hiệu trưởng, cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn và Ban
chấp hành Đoàn TNCS HCM nhà trường, với sự chứng kiến của hiệu trưởng,
tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá hiệu trưởng của cán
bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; phân tích các ý kiến đánh giá đó
và có nhận xét, góp ý cho hiệu trưởng theo mẫu phiếu trong Phụ lục 3 (Ban hành
kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT).

Khi tổng hợp kết quả đánh giá hiệu trưởng và các góp ý của tập thể cán
bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường cần lưu ý phân tích cụ thể, kĩ lưỡng các
thông tin sau đây:

– Các phiếu của giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường đánh giá hiệu
trưởng thuộc loại kém;

– Những ý kiến nhận xét trái chiều; những ý kiến chưa thống nhất giữa tự
nhận xét đánh giá của hiệu trưởng và của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về
hiệu trưởng.

Trên cơ sở đó, các phó hiệu trưởng, cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công
đoàn, Ban chấp hành Đoàn TNCS HCM nhà trường, sẽ phân tích, nhận xét và
góp ý cho hiệu trưởng, ghi phiếu theo Phụ lục 3 (Ban hành kèm theo Thông tư số
29/2009/TT-BGDĐT). Nếu hiệu trưởng có ý kiến không đồng tình thì được trình
bày trong một văn bản riêng gửi cho Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp.

Bước 3. Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng đánh giá,
xếp loại hiệu trưởng

– Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý hiệu trưởng xem xét kết quả tự
đánh giá, xếp loại của hiệu trưởng, kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên,
nhân viên nhà trường (được thể hiện trong các mẫu phiếu của Phụ lục 1, 2, 3) và
các nguồn thông tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng.

Trường hợp không có sự thống nhất giữa tự đánh giá của hiệu trưởng với
đánh giá của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường hoặc đánh giá của cấp ủy
Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn TNCS HCM nhà trường, Thủ trưởng cơ
quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng có thể trao đổi với các đối tượng nêu trên,
tham khảo thêm thông tin từ các nguồn khác (cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường; tập thể lãnh đạo, chuyên viên
của cơ quan quản lý trực tiếp…) trước khi đưa ra quyết định của mình. Kết quả
đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn được ghi vào mẫu phiếu trong Phụ lục
4 (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT).

– Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới hiệu trưởng và tập thể giáo
viên, cán bộ, nhân viên nhà trường; lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ và báo cáo lên
cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản.

Trong quá trình đánh giá xếp loại, hiệu trưởng có quyền trình bày ý kiến
của mình, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của Thủ trưởng cơ quan quản lý
trực tiếp hiệu trưởng.

2. Minh chứng và nguồn minh chứng trong đánh giá, xếp loại hiệu trưởng
trưởng

Để đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá, xếp loại hiệu
trưởng, quá trình đánh giá, xếp loại phải dựa vào các minh chứng phân định các
mức của từng tiêu chí trong Phụ lục 1 (đính kèm công văn này). Người đánh giá
hiệu trưởng cần xem xét các minh chứng để kiểm tra, xác nhận hay điều chỉnh
mức tự đánh giá của hiệu trưởng.

Để có nguồn minh chứng xác thực, cần nghiên cứu kĩ các nội dung tại Phụ
lục 2 (đính kèm công văn này).

3. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Khi có khiếu nại, thắc mắc về đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, Thủ trưởng
cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng cần xem xét lại các minh chứng, tham khảo
thêm ý kiến của cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, tập thể lãnh đạo cơ
quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng; cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn,

chính quyền địa phương và các tổ chức liên quan khác để có kết luận (bằng văn
bản) trả lời khiếu nại về kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng. Văn bản kết luận
được gửi đến cho người khiếu nại, thắc mắc.