[HƯỚNG DẪN] bày lễ vật cúng thỉnh thần tài thổ địa nhanh, chuẩn
Cúng Thần tài thổ địa là một tín ngưỡng thờ cúng rất quen thuộc tại Việt Nam. Bởi theo quan niệm phong thủy, những gia đình nào biết cách thờ cúng ông thần tài, thổ địa sẽ mau chóng nhận được nhiều lộc lá, buôn may bán đắt, con đường kinh doanh, làm ăn ngày càng thuận lợi và suôn sẻ.
Lưu ý : Bạn có biết cách đặt ông địa thần tài đúng vị trí
Vậy nên, nếu bạn chưa biết cách bày lễ vật cúng thỉnh thần tài thổ địa như thế nào và thực hiện cúng kính ra sao, thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của Sàn Gốm để được hướng dẫn chi tiết nhé!
Chuẩn bị lễ vật cúng thần tài thổ địa
Lễ vật cúng thần tài thổ địa gồm những gì? Lễ vật cúng thần tài thổ địa sẽ bao gồm trầu cau, trái cây tươi, hoa tươi, hương đèn, tiền vàng, trà nước, rượu, bánh trái, gà luộc, giò chả, xôi gấc và một số món ăn mặn khác như heo quay, cua luộc, tôm luộc,…
Ngoài ra, khi thực hiện thờ cúng thần tài thổ địa, bạn cũng phải chuẩn bị đầy đủ bộ thờ cúng như bát hương, kỷ rượu, nậm rượu, bộ ấm chén, bát đũa, ống cắm hương, lọ hoa, lọ lục bình và mâm bồng đựng hoa quả.
Tuy nhiên, với những ngày cúng thần tài thổ địa rơi vào ngày rằm, ngày 23 tháng chạp, ngày mùng 10 (ngày vía thần tài).
Hoặc đơn giản chỉ là cúng bái thần tài hàng ngày thì việc chuẩn bị mâm lễ để cúng thần tài, thổ địa cũng có sự khác biệt như sau:
Lễ vật cúng thần tài thổ địa hàng ngày
Lễ vật cúng thần tài thổ địa hàng ngày thường chủ yếu là hoa quả tươi và đồ chay. Nên gia chủ chỉ cần chuẩn bị mâm lễ đơn giản như sau:
- Bình hoa nhỏ
-
Nhang
-
Thuốc lá
-
Cà phê
-
Nước trà
-
Trái cây tươi
Tham khảo thêm : Văn khấn thần tài thổ địa hàng ngày
Lễ vật cúng thần tài thổ địa hằng ngày tuy có đơn giản nhưng việc bạn cúng kính tươm tất, đều đặn mỗi ngày sẽ giúp thể hiện được tấm lòng thành kính của mình đến với vị thần tài đã ban phước lộc phù hộ cho công việc làm ăn của gia đình.
Lễ vật cúng thần tài thổ địa ngày rằm
Thần tài, thổ địa là 2 vị thần đặc biệt vừa có thể ăn chay vừa có thể ăn mặn. Nên khi chuẩn bị lễ vật cúng thần tài, thổ địa ngày rằm (mùng 1 và 15 hàng tháng) hoặc những ngày rằm lớn như rằm tháng 7 thì gia chủ có thể chuẩn bị cả món chay hoặc mặn tùy ý.
Chi tiết mâm lễ vật cúng thần tài thổ địa ngày rằm như sau:
-
Nhang thắp
-
Nến
-
Tiền vàng mã
-
Tiền lẻ
-
Nước trong, rượu, trà
-
Hoa quả tươi
-
Trầu cau tươi
-
Thuốc lá
-
Lọ hoa
-
Bánh kẹo
-
Các món mặn nên có: xôi, giò, gà luộc, trứng luộc, tôm luộc và thịt luộc nguyên miếng
-
Nếu nấu món chay thì cần có: xôi, rau củ quả xào, bánh ít, bánh ngọt, bánh tét
Tham khảo: Văn khấn thần tài thổ địa ngày rằm
Lễ vật cúng thần tài thổ địa ngày 23 tháng chạp
23 tháng chạp (23 Tết) là ngày tiễn đưa ông công ông táo về trời. Ngày này, theo thông lệ từ xưa các gia đình sẽ thực hiện thủ tục là lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang và sắp xếp mâm lễ cúng thần tài ngày 23.
Sau khi lau dọn và sửa soạn xong bàn thờ, gia chủ nên chuẩn bị mâm lễ vật cúng thần tài thổ địa ngày 23 tháng chạp như sau:
-
Hương
-
Nến
-
Hoa quả
-
Nước trong, bia, nước ngọt
-
Tiền vàng
-
Trầu cau tươi
-
Gạo
-
Muối hạt
Ngày 23 tháng chạp là ngày cận Tết, hầu hết các gia đình đều rất bận rộn. Nên có thể chuẩn bị một mâm lễ cúng thần tài thổ địa đơn giản như trên.
Tuy nhiên, gia đình nào có nhiều thời gian và điều kiện hơn thì có thể chuẩn bị thêm một số món mặn như thịt gà, giò chả, rượu,… cho thêm tươm tất và đầy đủ nhất.
Lễ vật cúng ông thần tài vào ngày mùng 10 (ngày vía thần tài)
Ngày vía thần tài, tức là ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch. Hàng năm vào ngày này, những gia đình, chủ cửa hàng kinh doanh sẽ cúng tạ ơn ông thần tài đã ban phát tài lộc và may mắn đến cho gia chủ.
Vì đây là lễ cúng quan trọng nhất nên gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ vật cúng thỉnh thần tài thổ địa sao cho thật thịnh soạn nhất. Danh sách cần chuẩn bị như sau:
-
Bộ Tam Sên với 3 món ăn ưa thích nhất của ông Thần Tài, bao gồm thịt luộc để nguyên miếng (gia đình khá giả hơn có thể thay bằng thịt heo quay), trứng luộc và tôm luộc/ cua luộc.
-
Mâm ngũ quả bao gồm các loại quả là táo, thanh long, cam, xoài, dưa hấu. Sắp xếp 5 loại quả này sao cho thật đẹp mắt.
-
Hoa tươi cắm lọ có màu sắc tươi tắn như hoa cúc, hoa ly, mẫu đơn, thủy tiên, đồng tiền
-
1 bộ giấy tiền, vàng mã
-
Vàng thật
-
Trầu cau tươi
-
1 bao thuốc lá, mở 2 điếu thuốc để ra ngoài
-
Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đặt giữa 2 tượng thần tài
-
Bộ đồ cúng ngày vía Thần Tài bao gồm khay vàng giấy, hai bát hương, hai cây đèn nhỏ, khay 5 chén nước: 3 cốc nước và 2 chén rượu
Xem thêm: Các đặt bàn thờ thổ địa đúng chuẩn phong thủy
Cách cúng thần tài thổ địa chuẩn nhất cho người chưa biết
Thời gian cúng Thần Tài tốt nhất
Theo phong thủy, thời gian cúng thần tài ông địa tốt nhất là vào buổi sáng, trong khoảng 7h – 9h (giờ Mậu Thìn) hoặc từ 11h – 13h (giờ Canh Ngọ). Đây là 2 khung giờ đại cát đại lợi mà gia chủ có thể cân nhắc để cúng xin lấy vía Thần tài.
Tuy nhiên, mỗi khung giờ sẽ đem lại hiệu quả riêng. Nếu bạn cúng ông thần tài thổ địa trong khung giờ 7h – 9h thì rất tốt cho việc khai trương, ký kết hợp đồng, đầu tư.
Còn với khung giờ 11h – 13h thì thích hợp để cúng xin công việc, học tập, công việc làm ăn, kinh doanh được may mắn, thuận lợi.
Cách bày lễ vật cúng trên bàn thờ thần tài ông địa
Dù bạn chuẩn bị mâm lễ cúng thịnh soạn bao nhiêu nhưng bài trí, sắp xếp lung tung, lộn xộn trên bàn thờ ông địa, thần tài thì cũng mất hết ý nghĩa.
Vậy nên, để sắp xếp bàn thờ ông địa sao cho đẹp mắt và hợp phong thủy nhất thì cần phải tuân thủ nguyên tắc như sau:
-
Tượng Thần tài đặt bên trái bàn thờ, bên phải là tượng ông địa theo hướng từ ngoài nhìn vào
-
Chính giữa bàn thờ đặt bát nhang
-
Hũ gạo, hũ muối và hũ nước sẽ đặt chính giữa 2 ông
-
Mâm hoa quả để bên trái bàn thờ
-
Bình hoa tươi để bên phải bàn thờ
-
Thiềm thừ ngậm tiền thì đặt ở bên trái
-
Đặt bát nước thả hoa tụ lộc ở ngoài cùng trên bàn thờ
-
Đồ ăn bày biện ra đĩa đẹp mắt, để vào những chỗ trống còn lại trên bàn thờ ông địa, thần tài
Văn khấn cúng thần tài thổ địa
Sau khi chuẩn bị đầy đủ mâm lễ vật và hoàn tất việc sắp xếp bàn thờ ông địa thần tài, gia chủ tiến hành đọc văn khấn để tiến hàng lễ cúng. Gia chủ có thể tham khảo mẫu văn khấn cúng thần tài thổ địa dưới đây:
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là……………………………… Ngụ tại………………………………….
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Xem thêm: Các mẫu văn khấn Thần tài Thổ địa để mau rước Lộc về nhà
Những lưu ý cần nhớ khi cúng thần tài, ông địa
Tắm tượng thần tài và ông địa trước khi cúng
Trước khi cúng thần tài thổ địa, gia chủ cần phải nhớ tắm cho 2 tượng trước để lấy sạch bụi bẩn, thể hiện được sự trân trọng, thành kính dành cho hai vị thần trong nhà.
Nước tắm cho ông địa và thần tài có thể là nước hoa bưởi và nước gừng pha rượu. Hai loại nước này đều có hương thơm rất tự nhiên, có khả năng tẩy uế rất tốt cho tượng thần tài, thổ địa.
Tắm cho tượng thần tài, ông địa có thể dùng nước gừng hoặc nước hoa bưởi
Sau khi chuẩn bị xong nước tắm cho thần tài, thổ địa, bạn hãy dùng một chiếc khăn sạch, nhúng vào nước tắm. Và bắt đầu lau sạch bụi bẩn trên tượng. Khăn tắm cho thần tài, thổ địa phải là khăn dùng riêng. Không được dùng chung với nhiều mục đích khác.
Tắm xong thì đem tượng thần tài thổ địa ra ngoài hong khô. Đợi tượng khô hẳn rồi mới bắt đầu cúng bái.
Thể hiện thái độ nghiêm túc chỉnh tề trong khi làm lễ cúng bái thần tài, ông địa
Khi làm lễ cúng bái thần tài ông địa, gia chủ nên thể hiện sự kính cẩn của mình với 2 vị thần qua cách ăn mặc chỉn chu, lịch sự, thái độ nghiêm túc, không đùa giỡn.
Đặc biệt, không nói lời to tiếng, lời qua tiếng lại, chửi bậy trong lễ cúng thần tài. Luôn giữ cho không khí vui vẻ, hòa hảo để mau chóng đón nhận được lộc lá trong ngày cúng thần tài.
Cách sử dụng mâm cúng thần tài thổ địa sau khi đã cúng xong
Mâm cơm cúng thần tài thổ địa sau khi đã cúng xong thì có cách sử dụng như sau:
-
Hũ gạo, hũ muối phải phải giữ lại trong nhà để có lộc
-
Chén rượu và nước mang đi tưới xung quanh nhà
-
Bánh kẹo giữ lại 1 nửa để ăn, 1 nửa mang đi cho để phát lộc
-
Nếu gia chủ cúng vàng thật thì cất giữ bên mình để lấy hên. Nếu cúng vàng mã, vàng giấy thì đem đốt ngoài cổng nhà để khấn thần Tài phù hộ cho gia đình được sung túc, bình an.
-
Mâm cơm cúng thần tài thì gia chủ mang xuống để gia đình cùng thụ lộc ngay tại nhà
Trên đây là hướng dẫn của Sàn Gốm về cách bày lễ cúng thần tài thổ địa đúng chuẩn và nhanh nhất. Gia chủ có thể tham khảo và áp dụng để mau chóng rước được lộc lá về nhé!