Hạch toán kế toán doanh nghiệp dịch vụ sữa chữa bảo dưỡng máy lạnh – Phần mềm kế toán Smart Pro – Công ty Năng Động
Đặc thù hạch toán kế toán doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng máy lạnh sẽ vừa có phát sinh doanh thu công thợ sữa chửa , bảo dưỡng. Và doanh thu xuất bán các linh kiện như dây đồng, dây điện, aptomat v.v.. trong quá trình sữa chữa và bảo dưỡng máy lạnh. Vì vậy giá vốn cũng sẽ chia làm hai bao gồm giá thành của dịch vụ sữa chữa bảo dưỡng chủ yếu là công thợ và giá vốn của các linh kiện xuất bán ra giống như một công ty thương mại bình thường.
1/ Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối:
Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước, ghi:
+ Trường hợp TK 4212 có số dư Có (Lãi), ghi:
Nợ TK 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
Có TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
+ Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (Lỗ), ghi:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Có TK 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.
– Số lỗ của một năm được xử lý trừ vào lợi nhuận chịu thuế của các năm sau theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc xử lý theo quy định của chính sách tài chính hiện hành.
2/Xác định thuế môn bài phải nộp trong năm :
Hạch toán:
Nợ TK 6425/Có TK 3338 đối với TT200.
Nợ TK 6422/Có TK 3338 đối với TT133.
Ngày nộp tiền:
Nợ TK 3338/ Có TK 1111
3/Công tác tính giá thành:
– Căn cứ vào hợp đồng dịch vụ sữa chữa bảo dưỡng máy lạnh cho các các hộ dân và công ty => Khách hàng có nhu cầu Lắp đặt, bảo dưỡng hệ thống máy lạnh => kỹ thuật viên, nhân viên kinh doanh/báo giá và tư vấn thông tin kỹ thuật cho khách/khách đồng ý: hai bên gặp nhau thương thảo và ký hợp đồng dịch vụ
Chu kỳ vệ sinh máy lạnh ?
– Nhà sản xuất khuyên cáo: Thời gian vệ sinh máy lạnh định kỳ tùy thuộc vào mức độ sử dụng và môi trường bên ngoài.
– Đối với ở nhà gia đình việc vệ sinh khoảng từ 3 – 4 tháng/lần
– Đối với nhà hàng, công ty việc vệ sinh khoảng 3 tháng/lần.
– Đối với nhà máy – xí nghiệp sản xuất việc vệ sinh là khoảng 1tháng/lần.
Quy trình bảo trì sạc gas máy lạnh
– Nhân viên sẽ kiểm tra tình trạng máy trước khi bảo dưỡng, nếu hư hỏng thì sẽ báo giá sửa máy lạnh.
– Tháo vỏ máy dàn lạnh
– Vệ sinh thiết bị trao đổi nhiệt
– Vệ sinh lưới lọc không khí
– Mở vỏ máy dàn nóng
– Vệ sinh hệ thống nước ngưng
– Nắn cánh tản nhiệt
– Tra dầu mở
– Lắp vỏ máy
– Kiểm tra lương gas hao hụt
– Kiểm tra thiết bị điện,phịch cắm điện tiếp xúc,thông mạch
Mua bán thương mại:
1. Block máy lạnh
2. ỐNG ĐỒNG CÁC LOẠI (ỐNG THÁI LAN)
3. Dây điện các loại cho máy từ 1.0 hp đến 100 hp
4. Mô tơ cục nóng máy lạnh các loại từ 1.0 hp đến 100 hp
5. Remote máy lạnh các loại
6. Gas sạc máy lạnh (gas 22 và gas 410)
7. Eke (giá đỡ) các loại cho máy 1.0 hp đến 100 hp
8. Ốc vít, tán nối, lắc kê vv…..
Thỏa thuận ký kết hợp đồng: Các doanh nghiệp, hộ dân có nhu cầu lắp đặt bảo dưỡng thiết bị máy lạnh: công ty, cửa hàng, xí nghiệp,nhà máy khu chế xuất,….với công ty: căn cứ đó, kỹ sư lập dự toán chi phí, báo giá gửi khách hàng => sau khi khách hàng nhận được => phản hồi lại công ty => xác định được giá trị hợp đồng ký kết, hoặc yêu cầu đặt dịch vụ băng văn bản thỏa thuận khác => doanh thu thu về và xác định giá trị xuất hóa đơn :
– Hợp đồng kinh tế ( kèm báo giá hoặc dự tóan chi phí đi kèm được chủ đầu tư chấp thuận)
– Biên bản nghiệm thu
– Biên bản xác nhận khối lựơng
– Bảng quyết tóan khối lựơng và giá trị thanh toán
– Hóa đơn GTGT
– Thanh lý hợp đồng
– Phiếu xác nhận bảo hành
– Giấy đề nghi thanh tóan
Giá thành: do đặc điểm ngành nghề nên đối với Hạch toán kế toán doanh nghiệp dịch vụ sữa chữa bảo dưỡng máy lạnh,yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là hoạt động lắp đặt, sữa chữa hệ thống máy lạnh nhà dân dụng, công ty , xí nghiệp…
Giá thành cũng chia làm hai dạng:
– Dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng hệ thống máy lạnh dân dụng và công nghiệp
Giá thành: là chi phí vật liệu lắp đặt, nhân công và chi phí sản xuất chung
– Hoạt động thương mại: mua bán các thiết bị của máy lạnh
Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): Giá thành SPHoànThành = CPSXKDDD đầu kỳ +Tổng CPSXSP – CPSXDD CKỳ
+ Chi phí vật liệu: vật liệu đầu vào là
1. Block máy lạnh
2. ỐNG ĐỒNG CÁC LOẠI (ỐNG THÁI LAN)
3. Dây điện các loại cho máy từ 1.0 hp đến 100 hp
4. Mô tơ cục nóng máy lạnh các loại từ 1.0 hp đến 100 hp
5. Remote máy lạnh các loại
6. Gas sạc máy lạnh (gas 22 và gas 410)
7. Eke (giá đỡ) các loại cho máy 1.0 hp đến 100 hp
8. Ốc vít, tán nối, lắc kê vv…..
+ Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt: phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có.
+Hóa đơn mua vào (đầu vào) >20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + phiếu nhập kho hoặc biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. .=> sau này chuyển tiền kẹp thêm : – Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi
+Vật liệu Qua kho:
Nợ TK 152
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 331
Gía nhập kho nguyên vật liệu:
+ Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, bao gồm = Giá mua ghi trên hoá đơn, thuế nhập khẩu phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu phải nộp (nếu có) + chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,. . . nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có):
– Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên liệu, vật liệu dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào khi mua nguyên liệu, vật liệu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí gia công,. . . được khấu trừ và hạch toán vào Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” (1331).
– Khi xuất kho sử dụng sữa chữa xe thì làm phiếu xuất kho phiếu xuất kho này dùng kẹp các chứng từ sau này.
+ Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu mà thu băng tiền mặt: phải kẹp theo Phiếu thu + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu ( xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô + bảng quyết toán khối lượng phô tô nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có.
+ Hóa đơn bán ra liên xanh > 20 triệu : phải kẹp theo phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu ( xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô + bảng quyết toán khối lượng nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có.=> sau này nhận được tiền kẹp thêm :
– Khi khách hàng chuyển vào TK của cty : Giấy báo có
+ Xuất thẳng cho sữa chữa không qua kho:
Nợ TK 621 đối với TT200
Có TK 152
Nợ TK 154 đối với TT133
Có TK 152
+ Nếu bán cho khách hàng ko thuộc dịch vụ sữa chữa khi khách hàng có nhu cầu:
Nợ TK 632 : giá vốn
Có TK 152
Các phương pháp tính giá xuất kho: doanh nghiệp chọn một trong 4 phương pháp tính giá xuất kho ổn định chu kỳ hoạt động trong năm tài chính nghĩa
=> Thông thường các doanh nghiệp chọn phương pháp bình quân gia quyền dễ sử dụng
+ Nhân công: lương cho nhân viên lắp đặt, lương nhân viên trực tiếp đi lắp đặt, sữa chữa cho khách hàng được theo dõi hàng ngày và chấm công, đối với trường hợp ko thể theo dõi có thể phân bổ theo các tiêu chí thích hợp => Chi phí nhân công thường chiếm 60% yếu tố giá thành sản phẩm dịch vụ công ty bạn cung cấp.
– Chi phí: Nợ TK 622,154,627,6421/ có TK 334
– Chi trả: Nợ TK 334/ có TK 111,112
Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau
+ Hợp đồng lao động+CMTND phô tô kẹp vào
+ Bảng chấm công hàng tháng
+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi
+ Tất cả có ký tá đầy đủ
+ Đăng ký mã số thuế cho công nhân để cuối năm làm quyết tóan thuế TNCN cho họ
=> thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN
+ Chi chi phí sản xuất chung: để phục vụ công tác sửa chữa phải trang bị cho nhân viên vật dụng và đồ dùng phục vụ việc sửa chữa cung cấp và trang bị cho nhân viên:
– Máy hút chân không
– Máy đo nhiệt độ
– Đồng hồ sạc gas
– Kìm bấm ống
– Máy dò gas
– Bộ lã ống đồng
– Dây sạc gas
– Đồng hồ đo gas đơn
– Cần uốn ống
– Đồng hồ vạn năng (VOM)
– Dao cắt ống đồng
– Bạc hàn
– kinh xem gas 1
– Đồng lồ am pe
– Máy bơm áp lực
– Quần áo vật dụng giày dép, găng tay… cho những lao động và nhân viên trực tiếp được điều hành cung ứng dịch vụ cho khách hàng, những thứ này phân bổ trên tài khoản 242 vào các hợp đồng dịch vụ bên công ty bạn cung cấp khách hàng
Nếu là công cụ:
Nợ TK 153,1331/ Có TK 111,112,331
Đưa vào sử dụng:
Nợ TK 242/ Có TK 153
Phân bổ:
Nợ TK 627,154/ Có TK 242
Hóa đơn đầu vào:
Nếu là dịch vụ:
Nợ TK 627,154,1331
Có TK 111,112,331…
=> Hàng kỳ kết chuyển chi phí dỡ dang để tính giá thành dịch vụ
Nợ TK 154/ Có TK 622,627
Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng
+ Kết thúc hòan thành dịch vụ theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, phiếu đặt hàng….
– Xuất hóa đơn hoạch tóan doanh thu:
Nợ TK 111,112,131/ TK có 511,33311
– Đồng thời xác định giá vốn dịch vụ:
Nợ TK 632/ có TK 154
+ Chứng từ ngân hàng: cuối tháng ra ngân hàng : lấy sổ phụ, sao kê chi tiết, UNC, Giấy báo nợ, Giấy báo có về lưu trữ và làm căn cứ lên sổ sách kế toán
– Lãi ngân hàng: Nợ TK 112/ Có TK 515
-Phí ngân hàng: Nợ TK 6425/ Có TK 112
+ Cuối hàng tháng xác định lãi lỗ doanh nghiệp: 4212
Bước 1: Xác định Doanh thu trong tháng:
Nợ TK 511,515,711/ Có TK 911
Bước 2: Xác định Chi phí trong tháng :
Nợ TK 911/ có TK 632,641,642,635,811
Bước 3: Xác định lãi lỗ tháng: Lấy Doanh thu – chi phí > 0 hoặc Tổng Phát sinh Có 911 – Tổng phát sinh Nợ 911 > 0
Lãi: Nợ TK 911/ có TK 4212
Lấy Doanh thu – chi phí < 0 hoặc Tổng Phát sinh Có TK 911 – Tổng phát sinh Nợ TK 911 < 0
Lỗ: Nợ TK 4212/ có TK 911
Cuối các quý , năm xác định chi phí thuế TNDN Phải nộp:
Nợ TK 8211/ có TK 3334
Kết chuyển:
Nợ TK 911/ có TK 8211
Nộp thuế TNDN:
Nợ TK 3334/ có TK 1111,112
Vừa rồi mình đã hướng dẫn hạch toán kế toán doanh nghiệp dịch vụ sữa chữa bảo dưỡng máy lạnh. Các bạn có thể dễ dàng hạch toán kế toán hơn trên phần mềm kế toán Smart Pro 5.0 nhờ các công cụ hỗ trợ kết chuyển tự động của phần mềm, công cụ tự động tính khấu hao, phân bổ, giá vốn xuất kho, giá vốn dịch vụ một cách chính xác và nhanh chóng.