Hái lộc đầu năm có ý nghĩa gì? Hái lộc như thế nào để may mắn cho cả năm 2023 ? – Be Dental

Hái lộc đầu năm có ý nghĩa gì? Hái lộc như thế nào để may mắn cho cả năm 2023 ?

Hái lộc đầu năm là một trong những nét văn hoá cổ truyền của người Việt Nam với mong muốn cầu chúc nhiều điều may mắn và tốt lành cho năm mới. Vậy hái lộc đầu năm có ý nghĩa nhân văn như thế nào? Nguồn gốc của tục này là gì và làm như thế nào để hái lộc đầu năm đúng cách? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau 

1.

Hái lộc đầu năm là gì? Nguồn gốc của việc hái lộc đầu năm

  • Hái lộc đầu năm là gì? Diễn ra vào ngày nào? 

  •  Hái lộc đầu năm là hành động bẻ cành cây (hay còn gọi là cành lộc) sau đó đem về nhà để cầu nguyện cho những điều may mắn và tốt đẹp sẽ tìm đến. “Lộc” là những cây bàng nhỏ hoặc cành si, cành đa, . .. Ở một số nơi, người ta cũng chọn lá cây để lấy lộc. Những cây được dùng để lấy lộc đầu năm thường là các loại cây quanh năm tươi tốt với ý nghĩa tượng trưng là phát lộc lành và đem may mắn sinh sôi nảy nở về nhà. 

  •  Việc hái lộc thường diễn ra trước dịp Tết Nguyên Đán và trong những ngày đầu năm mới. Hái lộc đầu năm là một nghi thức văn hoá, tâm linh của dân tộc Việt Nam. Đây là một nghi thức đẹp, giúp con người xây dựng lòng tin, nuôi dưỡng tâm hồn để làm việc thiện và sống tốt hơn nữa.

avatar1612883031683 1612883031684713942236

Nguồn gốc của việc hái lộc đầu năm

Theo cha ông ta, tục hái lộc đã có từ thời cổ xưa, đặc biệt là vào đời các vua Hùng. Truyền thuyết kể rằng vào một ngày đầu xuân, Vua Hùng đã cho mời các Lạc Hầu, Lạc Tướng, thần dân cùng các con để chỉ dạy rằng: “Khi các con đã lớn khôn, ta muốn chúng con đi giúp dân làm ăn và trấn cứ các nơi”. 

 Các con vua cũng nhất thời cảm thấy quyến luyến bịn rịn không muốn rời xa. Hoàng hậu thưa: “Chúng con đều nhớ mẹ, yêu cha không nỡ đi xa nên thần thiếp nói rằng Nhà vua hãy làm lễ cúng trời đất và tìm cách hái lộc chia cho các con. Các con ai hái được cành lộc từ phương nào hãy theo phương đó mà đi. “

 Thấy phù hợp, Vua ra lệnh truyền cho các Lạc Hầu, Lạc Tướng và các con đến nghỉ ngơi. Rồi chọn giờ, Vua tổ chức Lễ cúng Trời – Đất trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (thuộc tỉnh Phú Thọ hiện nay) xin trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hoà, nhân dân ấm no. Chờ lúc qua đêm, Vua và Hoàng hậu đi rừng hái lộc đầu xuân. Sáng sớm, khi mặt trời mọc đằng Đông, Vua chia cho mỗi người con một cành lộc và dạy rằng: 

 Non ở nhà, già đi ấp 

 Chẵn trên trời, còn xuống biển 

 Sau đó, Vua dặn các con phải cầm cành lộc này đi trấn giữ các miền, dạy bảo dân cách buôn bán, kiếm tiền. Trên đường đi, nếu gặp chuyện gì không may, các con cứ cầm cành lộc còn đẫm sương sớm này mà vẩy lên trời thì thú dữ và ma quỷ sẽ bỏ chạy không ảnh hưởng đến chúng con. Nghe lời Vua, chúng con cúi lạy cha mẹ rồi cầm cành lộc chia nhau đi trấn giữ mọi miền và giúp đỡ nhân dân. 

 Từ xa xưa, người Việt đã sớm hình thành ra tục hái lộc. Ông bà ta cho rằng vào thời khắc Giao thừa hoặc sớm mồng một Tết, nếu hái một cành lộc nhỏ nơi đền, đình, chùa, hoặc cành lộc từ trong vườn nhà rồi mang về cắm vào lọ hoa hay treo trước cửa nhà sẽ được Thần, Phật ban cho tiền tài và may mắn suốt năm. 

2.

Ý nghĩa của việc hái lộc đầu xuân

  • Việc hái lộc được nhiều người Việt Nam coi là một điều không thể thiếu khi Tết đến bởi họ quan niệm rằng hái lộc sẽ đem lại những điều may mắn, “dĩ cố, vi tân “, xua đi những điều không may mắn của năm cũ, cầu mong những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới. Lộc ở đây ngoài là tiền bạc thì còn là may mắn bình an, của sức sống mãnh liệt, tượng trưng cho những điều tươi mới được hình thành dù có khó khăn, vất vả đến như thế nào. 

  •  Bên cạnh đó, theo quan niệm dân gian, nếu thành tâm hái một cành lộc nhỏ ở các đền, chùa sẽ được Thần Phật phù hộ, ban nhiều tài lộc và may mắn trong suốt cả năm. Xin lộc ở cây đó biểu tượng cho việc đón lộc mới và đem sự sinh sôi nảy nở về nhà.

    Xin lộc đầu năm

  • Tuy nhiên, “hái lộc” không đơn giản chỉ là việc tay ta lấy từ trên cây một cành cây, một ngọn cây hay một nhánh non vừa mới nhú. Việc hái lộc theo quan niệm của người xưa cũng mang đạo lý nhân sinh, “có nói thì mới có hành động”, “tay làm hàm nhai”, . .. Những may mắn, những thành công mà ta đạt được phải bắt nguồn từ việc làm, từ hành động. Nếu cứ lười biếng thì sẽ không có những điều hạnh phúc tốt đẹp. 

3.

Hái lộc đầu năm như thế nào cho đúng cách và được may mắn?

  • Người dân có thể đến đền chùa, nhà thờ, công viên, hoặc sân vườn nhà bạn để xin những chiếc lá này về cắm trong nhà hay trên bàn thờ. 

  •  Cành lộc có nhiều loại tương ứng với ý nghĩa khác nhau. Cành trứng gà sẽ đem lại hạnh phúc đường con cái, tượng trưng cho sự sum vầy; cành phất lộc mang đến tiền tài và may mắn trong gia đình; cành hoa hải đường biểu hiện sự giàu có, sung túc, . .. 

  •  Tuy nhiên việc lấy lộc cốt là vì ý nghĩa hành động. Những năm gần đây, nhận thức của nhiều người dân trong việc hái lộc đầu xuân đã sai lệch, mang tính chủ quan, lợi dụng và biến tập tục này trở thành hủ tục. Chúng ta không còn lạ lẫm gì với những hình ảnh mọi người đi lấy lộc bằng việc cố sức leo lên cây bẻ cả cành lớn để được lộc tươi, lộc to. Thậm chí, có người dân còn đi vào tận các bệnh viện, kho bạc. .. để xin lộc với hy vọng có một năm “đại cát đại lợi”. 

  •  Hái lộc có rất nhiều cách mà không cần phải bẻ cành, chặt lá. Sau buổi đón giao thừa hoặc lễ tại đền, miếu đầu năm, người dân sẽ mua vài bó hoa, quả hoặc một chậu cây nhỏ, . .. cũng là một hình thức xin lộc.

Hái lộc sao cho đúng cách

  • Ngày đầu năm, cảnh cây cối tan hoang do bị gãy cành, nhiều cây xanh bị chặt đã trở thành một vấn đề “nhức nhối” của các địa phương, còn tục bẻ lộc cũng trở thành một hình ảnh không đẹp mắt, có tác hại cho môi trường và gây mất mỹ quan đô thị. 

  •  “Xưa kia, thường là sau giao thừa hay trong 3 ngày Tết, mọi người đi lễ chùa hái lộc, nhưng không phải biến thành việc phá hoại mà do thiếu văn hoá lại không có kiến thức và hiểu biết. Hái lộc theo nhiều cách mà không phải là bẻ cành, chặt cây “- GS Ngô Đức Thịnh nói. 

  •  Vậy, trước tiên, khi hái lộc, chúng ta cần giữ cho tâm hồn mình trong sạch và thánh thiện thì Lộc mà chúng ta có được, hưởng được mới thật sự tươi đẹp và ý nghĩa. Muốn có cuộc sống tươi đẹp và được lộc to, phúc lớn thì cần phải gieo nhân lành. 

  •  Do vậy, bên cạnh việc hái lộc, thì chúng ta nên gieo nhân lành, tu tâm tích đức bằng cách suy nghĩ, hành động và làm những điều tốt. Hơn nữa, ông bà ta cũng có quan niệm cứ làm đúng với bổn phận của mình thì lộc tự nhiên ắt sẽ đến.

Đi lễ xin lộc đầu năm

4.

Một số lưu ý khi hái lộc đầu xuân

  • Hái lộc cũng có những điều kiêng kị, không chỉ là chuyện tâm linh mà còn là vấn đề về sức khoẻ. Dưới đây là một vài lưu ý cho bạn khi hái lộc đầu xuân: 

  •  Nếu bạn hái lộc đúng lúc giao thừa thì nên lưu ý lựa chọn cẩn thận để không đưa cành cây héo úa hoặc cành có gai nhọn vào nhà, bởi việc làm thế sẽ mang theo sát khí không tốt đến gia chủ. 

  •  Không phải cứ bẻ cành cao, cành to sẽ càng có lộc lớn. Chỉ cần một cành nhỏ tượng trưng là đủ. 

  •  Ngoài tục hái lộc đầu năm và cúng thần linh, Phật ngay trong một ngày năm mới thì hằng ngày mỗi người chúng ta phải tự nhận thức, thay đổi cách sống, nếp suy nghĩ, lời ăn tiếng nói của bản thân để thực hiện nhiều điều tốt theo đạo lý, chuẩn mực xã hội

    .

 

 

tham khảo thêm dịch vụ răng sứ venus tại nha khoa bednetal

niềng răng

Ngoài ra bạn có thể tham khảo về:Tự Tin Đón Tết Với Nụ Cười Được Thiết Kế Tỉ Mỉ 

                                                 NHÌN DÁNG RĂNG PHONG THỦY ĐOÁN NGAY VẬN MỆNH

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội,

CS2: 98C Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

56 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

Rate this post