Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao

Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao

Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao là Câu hỏi 2 trang 43 Ngữ văn 6 tập 1 Cánh Diều. Sau đây là gợi ý trả lời cho bài tập về phép tu từ so sánh: em hiểu thế nào là công cha nghĩa mẹ, em hiểu gì về hình ảnh cây có cội sông có nguồn, em hiểu cù lao chín chữ như thế nào?… Mời các em cùng tham khảo.

Đề bài: Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao (Câu 2 trang 43 Ngữ văn 6 tập 1 Cánh Diều).

  • Em thích bài ca dao nào nhất vì sao (Trong bốn bài ca dao trên, em thích nhất bài nào? Vì sao?) 

Giải câu hỏi 2 trang 43 Ngữ văn 6 tập 1 Cánh DiềuGiải câu hỏi 2 trang 43 Ngữ văn 6 tập 1 Cánh Diều

1. Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao

Lưu ý: Nội dung dưới đây được thực hiện hoàn toàn bởi HoaTieu.vn , không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao số 1 xin vui lòng dẫn nguồn. 

Câu ca dao:

Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Phép so sánh:

  • Yêu nhau – tay chân (tình anh em – tay chân)

– Tác dụng: Phép so sánh những hình ảnh gần gũi, dễ hiểu khiến cho người đọc dễ hình dung được ý nghĩa của câu ca dao muốn nhấn mạnh về tình cảm anh em trong gia đình rất thiêng liêng, quý báu. TÌnh cảm ấy gắn bó mật thiết với nhau như thể tay chân – đều là bộ phận gắn liền với cơ thể con người, đều cần thiết và quan trọng, nếu tách rời thì sẽ rất đau đớn, khó khăn.

2. Câu ca dao Công cha như núi thái sơn sử dụng phép tu từ nào tác dụng của phép tu từ đó?

  • Giải thích câu ca dao Công cha như núi thái sơn nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Em hiểu thế nào là công cha nghĩa mẹ?

Đề bài: Nêu tác dụng của phép so sánh: Công cha như núi thái sơn nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 

Câu ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Phép so sánh:

  • Công cha – núi Thái Sơn
  • Nghĩa mẹ – nước trong nguồn

– Tác dụng: Phép so sánh làm tăng sức gợi hình, gợi tả cho câu ca dao, khiến cho người đọc, người nghe dễ dàng hình dung hơn, nhấn mạnh sự hy sinh lớn lao của cha mẹ dành cho con cái, một tình yêu thương bao la vô bờ bến mà không gì có thể đo đếm được.

3. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao Công cha như núi ngất trời

Em hiểu gì về hình ảnh núi ngất trời và nước ở ngoài biển Đông?

 Lưu ý: Nội dung dưới đây được thực hiện hoàn toàn bởi HoaTieu.vn , không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao số 1 xin vui lòng dẫn nguồn. 

Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Phép so sánh:

  • Công cha – núi ngất trời
  • Nghĩa mẹ – nước ngoài biển Đông

– Tác dụng: Phép so sánh làm tăng sức gợi hình, gợi tả cho câu ca dao, khiến cho người đọc, người nghe dễ dàng hiểu được ý nghĩa của câu ca dao này là: nhấn mạnh công lao trời bể của cha mẹ dành cho con cái, đó là ơn nghĩa to lớn không thể đong đếm. Từ đó nhắc nhở con cái phải biết ơn cha mẹ, ghi lòng, tạc dạ về công lao đó.

4. Em hiểu cù lao chín chữ như thế nào?

5. Em hiểu gì về hình ảnh cây có cội sông có nguồn?

6. Em hiểu thế nào là công cha nghĩa mẹ? 

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,…

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.