Hệ Thống Khởi Động Xe Ô Tô – Cách Sửa Chữa Ở HCM 2023
Hệ thống khởi động ô tô là hệ thống giúp làm quay trục khuỷu của động cơ đến một tốc độ nhất định để động cơ có thể bắt đầu nổ máy và hoạt động.
Để khởi động động cơ thì trục khuỷu phải quay nhanh hơn tốc độ quay tối thiểu. Tốc độ quay tối thiểu để khởi động động cơ khác nhau tùy theo cấu trúc động cơ và tình trạng hoạt động, thường từ 40-60 vòng/phút đối với động cơ xăng và 80-100 vòng/phút đối với động cơ diesel.
Hệ thống khởi động trên ô tô ngày nay thường dùng Động cơ hay mô-tơ điện một chiều, thường gọi là mô-tơ đề.
Động cơ khởi động dùng nguồn điện là ắc quy của ô tô. Các động cơ này cần phải tạo ra mômen lực lớn từ nguồn điện hạn chế của ắc quy đồng thời phải gọn nhẹ.
1
Các loại máy khởi động
-
Loại giảm tốc
-
Máy khởi động loại giảm tốc dung mô-tơ tốc độ cao.
-
Máy khởi động loại giảm tốc làm tăng mô-men xoắn bằng cách giảm tốc độ quay của phần ứng lõi mô-tơ nhờ bộ truyền giảm tốc
-
Piston của công tắc từ đẩy trực tiếp bánh răng chủ động đặt trên cùng một trục với nó vào ăn khớp với vành răng.
-
Loại đồng trục
-
Bánh răng bendix được đặt trên cùng một trục với lõi mô-tơ (phần ứng) và quay cùng tốc độ với lõi.
-
Cần dẫn động được nối với thanh đẩy của công tắc từ đẩy bánh răng chủ động và làm cho nó ăn khớp với vành răng.
+ Note: Lịch Bảo Dưỡng Tổng Quát Định Kỳ Xe Hơi
-
Loại bánh răng hành tinh
-
Máy khởi động loại bánh răng hành tinh dung bộ truyền hành tinh để giảm tốc độ quay của lõi (phần ứng) của mô-tơ.
-
Bánh răng bandix ăn khớp với vành răng thông qua cần dẫn động giống như trường hợp máy khởi động đồng trục.
-
Máy khởi động PS (Mô-tơ giảm tốc hành tinh rô-to thanh dẫn)
-
Máy khởi động này sử dụng các nam châm vĩnh cửu đặc trong cuộn cảm.
-
Cơ cấu đóng ngắt hoạt động như máy khởi động loại bánh răng hành tinh.
Sau đây, Thanh Phong Auto xin giới thiệu về nguyên lý hoạt động của máy khởi động đối với các dòng xe thông dụng như Toyota, Mitsubishi, Ford, Honda, Chevrolet, Nissan hay những dòng xe cao cấp Mer, Bmw, Lexus, Audi…. và một số bệnh thường gặp của máy khởi động.
2
Nguyên lý hoạt động của máy khởi động (CỦ ĐỀ)
-
Kéo (Hút vào)
Khi bật khóa điện lên vị trí START, dòng điện từ ắc quy sẽ đi vào cuộn giữ và cuộn hút. Sau đó đi từ cuộn hút tới phần ứng qua cuộn cảm xuống mát. Việc tạo ra lực điện từ trong các cuộn giữ và cuộn hút sẽ làm từ hóa các lõi cực và do vậy piston của công tắc từ bị hút vào lõi cực của nam châm điện. Nhờ sự hút này mà bánh răng bị đẩy ra và ăn khớp với bánh răng bánh đà đồng thời đĩa tiếp xúc sẽ bật công tắc chính lên.
-
Giữ
Khi công tắc chính được bật lên, thì không có dòng chạy qua cuộn hút vì hai đầu cuộn hút bị đẳng áp, cuộn cảm và cuộn ứng nhận trực tiếp dòng điện từ ắc quy. Cuộn dây phần ứng sau đó bắt đầu quay với vận tốc cao và động cơ được khởi động. Ở thời điểm này piston được giữ nguyên tại vị trí chỉ nhờ lực điện từ của cuộn giữ vì không có dòng điện chạy qua cuộn hút.
-
Nhả (hồi về)
Khi khóa điện được xoay từ vị trí START sang vị trí ON, tại thời điểm này, tiếp điểm chính vẫn còn đóng, dòng điện đi từ phía công tắc chính tới cuộn hút rồi qua cuộn giữ. Đặc điểm cấu tạo của cuộn hút và cuộn giữ là có cùng số vòng dây quấn và quấn cùng chiều. Ở thời điểm này, dòng điện qua cuộn hút bị đổi chiều, lực điện từ được tạo bởi cuộn hút và cuộn giữ triệt tiêu lẫn nhau nên không giữ được piston. Do đó piston bị đẩy trở lại nhờ lò xo hồi về và công tắc chính bị ngắt làm cho máy khởi động dừng lại.
3
Thanh Phong Auto gửi đến các bạn mộ số bệnh thường gặp với máy khởi động
Kiểm tra, sửa chữa
-
Tháo rã máy khởi động
-
Tháo động cơ điện
-
Tháo rã công tắc từ
-
Tháo bánh răng bendix
-
Kiểm tra từng chi tiết
-
Kiểm tra Rô-to
-
Kiểm tra chạm mạch và các khung dây rô-to
Đặt Rô-to lên máy kiểm tra chạm mạch, đặt lưỡi cưa song song với lõi và quay rotor bằng tay. Nếu khung dây bị chạm mạch thì sẽ làm cho lưỡi cưa hút xuống.
Khung dây bị chạm là hiện tượng các lớp cách điện bị bong ra làm các khung dây chạm nhau, điều này sẽ làm thành một mạch kín.
Trong một Rô-to, các khung dây được quấn ở rìa ngoài của Rô-to. Nhờ cấu tạo của máy kiểm tra, số đường sức đi vào lõi Rô-to bằng số đường sức đi ra. Do vậy trên các khung dây sinh ra sức điện động thuận và sức điện động ngược, tổng của chúng bằng không nên không có dòng điện đi qua khung. Nếu có các khung bị chạm, một mạch kín hình thành làm mất trạng thái cân bằng, tạo dòng điện chạy qua khung. Từ trường của dòng này sẽ hút lưỡi cưa dính vào Rô-to.
Kiểm tra cổ góp
Sử dụng thước kẹp để đo đường kính ngoài của cổ góp. Mài nhẵn bề mặt ngoài của cổ góp nếu có lồi lõm.
Kiểm tra độ mòn: Đặt rotor lên khối chữ V, dùng tay quay Rô-to, đọc giá trị so kế.
Kiểm tra ổ bi
Dùng tay quay ổ bi, lắng nghe và cảm nhận tiếng kêu và sự đảo
-
Kiểm tra Stato
-
Kiểm tra thông mạch cuộn Stato
Dùng VOM kiểm tra thông mạch cuộn stator.
Kiểm tra cách điện Stato
Đo cách điện của stator bằng cách đo điện trở từ chổi than đến vỏ máy khởi động.
Kiểm tra chổi than
Sử dụng thước kẹp đo chiều dài dọc tâm chổi than. Thay mới chổi than nếu kết quả đo nhỏ hơn giới hạn, kiểm tra vị trí nứt, vỡ và thay thế nếu cần thiết.
Kiểm tra cách điện giá giữ chổi than: nhìn bằng mắt kiểm tra lò xo không bị yếu hoặc rỉ sét.
Kiểm tra ly hợp
Nhìn bằng mắt xem bánh răng có bị hỏng hoặc mòn. Quay bằng tay để kiểm tra ly hợp chỉ quay theo một chiều.
-
Kiểm tra cuộn hút, cuộn giữ
-
Thử chế độ hút
Công tắc từ còn tốt nếu bánh răng bendix bật ra khi dây 3 được nối.
-
Thử chế độ giữ
Giữ nguyên tình trạng như khi thử chế độ hút. Công tắc từ còn tốt nếu bánh răng bendix còn giữ còn được đẩy ra ngoài khi tháo dây thử số 1.
-
Ráp máy khởi động
Các điểm bôi mỡ và bảng giá trị lực siết của máy khởi động.
-
Kiểm tra điện áp
-
Kiểm tra điện áp của accu
+ Note: Quy Trình Bảo Dưỡng Xe Ô Tô
Khi máy khởi động hoạt động điện áp ở cực của accu giảm xuống do cường độ dòng điện ở trong mạch lớn. Thậm chí ngay cả khi điện áp accu bình thường trước khi động cơ khởi động, mà máy không thể khởi động bình thường trừ khi một lượng điện áp accu nhất định tồn tại khi máy khởi động bắt đầu làm việc. Do đó cần phải đo điện áp cực của accu sau đây khi động cơ đang quay khởi động.
Thực hiện theo các bước sau:
-
Bật khoá điện đón vị trí START và tiến hành đo điện áp giữa các cực của accu.
-
Điện áp tiêu chuẩn: 9.6 V hoặc cao hơn
-
Nếu điện áp đo được thấp hơn 9.6 V thì phải thay thế accu.
-
Nếu máy khởi động không hoạt động hoặc quay chậm, thì trước hết phải kiểm tra xem accu có bình thường không.
-
Thậm chí ngay cả khi điện áp ở cực của accu đo được là bình thường, thì nếu các cực của accu bị mòn hoặc rỉ cũng có thể làm cho việc khởi động khó khăn vì điện trở tăng lên làm giảm điện áp đặt vào motor khởi động khi bật khoá điện đón vị trí START.
-
Kiểm tra điện áp ở cực 30
Bật khóa điện đến vị trí START tiến hành đo điện áp giữa cực 30 và điểm tiếp mát.
Điện áp tiêu chuẩn: 8.0 V hoặc cao hơn.
Nếu điện áp thấp hơn 8.0 V, thì phải sửa chữa hoặc thay thế cáp của máy khởi động.
Vị trí và kiểu dáng của cực 30 có thể khác nhau tuỳ theo loại motor khởi động nên phải kiểm tra và xác định đúng cực này theo tài liệu h*ướng dẫn sửa chữa.
-
Kiểm tra điện áp cực 50
Bật khóa điện đến vị trí START tiến hành đo điện áp giữa cực 50 và điểm tiếp mát.
Điện áp tiêu chuẩn: 8.0 V hoặc cao hơn.
Nếu điện áp thấp hơn 8.0 V, thì phải kiểm tra cầu chì, khóa điện, công tắc khởi động số trung gian, relay máy khởi động, relay khởi động ly hợp,…ngay lúc đó. Tham khảo sơ đồ mạch điện, sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết hỏng hóc.
– Máy khởi động của xe có công tắc khởi động ly hợp không hoạt động trừ khi bàn đạp ly hợp được đạp hết hành trình.
– Trong các xe có hệ thống chống trộm, nếu kệ thống bị kích hoạt thì máy khởi động sẽ không hoạt động, vì relay của máy khởi động ở trạng thái ngắt ngay cả khi khóa điện ở vị trí START.
4
Cách nhận biết hệ thông khởi động bị lỗi, hư hỏng
-
Hỏng rơ-le:
Rơ-le có nhiệm vụ hút nhả để vành răng đề ăn khớp vào vành răng khởi động của động cơ. Dấu hiệu của rơ-le hoạt động không tốt là bạn sẽ nghe tiếng tanh tách liên tục khi tiến hành ấn đề. Lý do là, nguồn cấp cho cuộn hút là không ổn định khi đi qua rơ-le gây nên hiện tượng hút nhả liên tục. Điều này có thể dẫn đến trượt đề, vỡ răng và làm ảnh hưởng tới chất lượng của củ đề. Khi có hiện tượng trên các bạn có thể đưa xe đến Thanh Phong auto để kiểm tra, tư vấn hoặc sửa chữa.
-
Mòn chổi than:
Khi chổi than mòn nhiều, không được bảo dưỡng, làm sạch định kỳ, phần mạt do chổi than sinh ra sẽ bám vào phần nam châm vĩnh cửu được dán cố định vào vỏ bộ đề (stato). Chổi than quá mòn, lớp mạt bám nhiều trên cổ góp sẽ gây ra hiện tượng chập chờn khi sử dụng.
-
Vả đề:
Khi đề, không những máy không nổ mà còn có hiện tượng va đập bánh răng bất thường ở phía động cơ, nghe rất chói tai. Đó chính là hiện tượng vả đề. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là IC đánh lửa không đúng thời điểm hoặc đặt cam sai sau khi tiến hành đại tu.
Cụ thể là, thời điểm đánh lửa quá sớm, đánh lửa trước thời điểm đánh lửa sớm của động cơ gây nên hiện tượng nổ ngược (chiều quay của mô-tơ đề ngược với chiều quay của động cơ), dễ dẫn đến mẻ răng, vỡ răng, biến dạng răng đề hoặc phá hủy bộ đề. Qúy khách hàng có thể liên hệ với Thanh Phong Auto để tiến hành kiểm tra và điều chỉnh ngay khi có hiện tượng trên.
-
Han gỉ mối nối
Các mối nối từ đầu ra bình ắc-quy và đầu vào bộ đề là nơi dễ xảy ra han, gỉ do ôxi hóa gây tiếp xúc kém, dòng điện cung cấp cho bộ đề nhỏ không đủ để củ đề tạo ra mô men quay lớn để khởi động động cơ. Hầu hết các dạng kẹp, hoặc ốc bắt các đầu nối này không phải bằng đồng hoặc nhôm nên nhanh bị han, gỉ sét ảnh hưởng đến chất lượng dòng điện khởi động. Nên thường xuyên kiểm tra và làm sạch các mối nối này để đảm bảo tính tiếp xúc tốt.
-
CHÚ Ý:
Khi bắt đầu khởi động máy, Thanh Phong Auto khuyên bạn không nên giữ nút khởi động hoặc chìa khóa điện ở vị trí START quá 10 giây nếu chưa nổ máy được, bởi vì giữ càng lâu thì khả năng xụt áp bình ac-quy càng cao. Do đó sau khi đề máy 1 lần mà vẫn chưa nổ máy, nên dừng lại từ 5-10 giây rồi tiếp tục đề máy.
Với những nguyên nhân gây lỗi trên bạn hãy mang xe đến cơ sở sửa chữa uy tín để các kỹ thuật viên kiểm tra khắc phục. Thông thường bộ đề rất khó hỏng hóc nhưng nếu không được bảo dưỡng định kỳ thì theo thời gian bộ phận này cũng sẽ xảy ra hư hỏng. Do đó, bảo dưỡng củ đề thường xuyên và định kỳ (tiến hành kèm theo khi bảo dưỡng xe) không những giúp duy trì khả năng làm việc tốt và tăng tuổi thọ của nó mà còn tiết kiệm chi phí không đáng có khi xảy ra hư hỏng.
Trên đây là những gợi ý để nhận biết hệ thống khởi động bị lỗi, hư hỏng mà Thanh Phong Auto muốn gửi đến các bạn. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc bảo dưỡng “xế cưng” để duy trì trạng thái xe tốt nhất và có một hành trình an toàn hơn.
Liên hệ với Thanh Phong Auto để được tư vấn và hỗ trợ khi gặp sự cố trên!
Bạn đang xem bài viết Hệ Thống Khởi Động Xe Ô Tô trong chuyên mục Dịch Vụ Chăm Sóc Xe tại Thanh Phong Auto. Mọi đánh giá về chất lượng dịch vụ tại Thanh Phong Auto các bạn vui lòng để lại bình luận ngay bên dưới bài viết. Đừng quên xem thêm các bài viết hay khác tại Thanh Phong và chia sẻ đến mọi người cùng biết nhé!