Hệ điều hành là gì? Vai trò chức năng như thế nào?
Chúng ta đều biết PC, laptop, điện thoại… đều sử dụng hệ điều hành. Vậy chính xác thì hệ điều hành là gì? Có chức năng, thành phần ra sao? Có mấy loại hệ điều hành? Hãy cùng FPT Telecom tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Hệ điều hành là gì?
Hệ điều hành (tên tiếng anh là Operating System – viết tắt là OS) là một phần mềm được cài đặt trên các thiết bị (PC, laptop, tablet, smartphone…) với mục đích dùng để điều hành, quản lý tất cả các thành phần (cả phần cứng lẫn phần mềm) trên thiết bị điện tử.
Người dùng có thể tương tác trực tiếp với hệ điều hành thông qua các giao diện, như: Giao diện người dùng đồ họa (GUI), giao diện dòng lệnh (CLI)…
2. Hệ điều hành có chức năng gì?
Trên các thiết bị điện tử, vai trò của hệ điều hành vô cùng quan trọng với chức năng chính là kết nối người dùng và thiết bị, giúp người dùng nhanh chóng truy cập, cũng như vận hành được tài nguyên.
Để thực hiện được chức năng trên, hệ điều hành phải thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý phần cứng (quản lý CPU, bộ nhớ, quản lý mạng, thiết bị, quản lý hệ thống tập tin), từ đó cung cấp cho người dùng giao diện phù hợp để sử dụng các ứng dụng, phần mềm.
Cạnh đó, hệ điều hành còn có nhiệm vụ tối ưu hóa các hoạt động của máy tính, xử lý các xung đột giữa chương trình hệ thống với các chương trình khác do người dùng sử dụng.
3. Các thành phần của Operating System
Hệ điều hành (Operating System) bao gồm nhiều thành phần cấu thành, mỗi thành phần lại đảm nhiệm các tính năng khác nhau. Trong đó, 3 thành phần dưới đây là dễ xác định nhất.
Kernel: Đây là thành phần trung tâm không thể thiếu trong nhiều hệ điều hành, kiểm soát mọi thứ trong hệ thống. Kernel có nhiệm vụ quản lý các tài nguyên hệ thống, gồm:
- Ghi dữ liệu vào bộ nhớ, đọc dữ liệu từ bộ nhớ
- Xác định cách dữ liệu gửi và nhận bởi các thiết bị ngoại vi (bàn phím, chuột, màn hình)
- Xử lý các lệnh thực hiện và xác định cách diễn giải dữ liệu nhận được từ internet.
User Interface: Là giao diện người dùng, cho phép thiết bị tương tác với người dùng thông qua một command line hoặc thông qua các graphical icons và một desktop.
Application Programming Interfaces: Là giao diện lập trình ứng dụng, trên Operating System, thành phần này cho phép các nhà phát triển ứng dụng (application developers) viết lập trình mô đun (modular code).
4. Có mấy loại hệ điều hành phổ biến?
Chúng ta có 2 loại phổ biến, là hệ điều hành dành cho máy tính và hệ điều hành dành cho thiết bị di động. Trong đó:
Hệ điều hành dành cho máy tính
Được thiết kế để dùng trên các thiết bị: PC, laptop… sử dụng giao diện người dùng đồ họa – GUI.
GUI cho phép người dùng sử dụng chuột để nhấp vào tất cả mọi thứ hiển thị trên màn hình (bao gồm các nút, biểu tượng, menu…) và được diễn tả bằng sự kết hợp giữa văn bản với hình ảnh.
GUI không đồng nhất giao diện trên các OS, tuy nhiên về cơ bả chúng đều được thiết kế thân thiện với người dùng và không khác nhau về nguyên tắc. Dưới đây là các hệ điều hành phổ biến dành cho máy tính:
Operating System cho máy tính
Đặc điểm
Ưu điểm
Nhược điểm
Windows
Được phát hành bởi Microsoft.
Bản đầu tiên được phát hành vào năm 1980.
Được cài sẵn trên hầu hết các máy tính.
Windows hiện là hệ điều hành phổ biến nhất thế giới.
Phổ biến rộng, dễ sử dụng
Tính ổn định cao
Có đầy đủ các tính năng phục vụ cho giải trí, công việc.
Cài đặt bản quyền sẽ mất phí
macOS
Được phát hành bởi Apple.
Phát hành lần đầu vào ngày 24/3/2001
Được cài sẵn trên tất cả các thiết bị máy tính của Apple.
Giao diện đẹp
Không mất phí.
Số lượng ứng dụng hỗ trợ trên macOS còn hạn chế
Linux
Được phát hành bởi Linus Torvalds
Phát hành lần đầu vào ngày 17/9/1992Đây là OS mở, người dùng có thể tự sửa đổi theo ý mình.
Hoàn toàn miễn phí, không cần mua bản quyền
Hoạt động linh hoạt vì người dùng có thể sửa đổi
Tương thích với nhiều môi trường khác nhau
Hoạt động mượt trên các máy tính có cấu hình yếu.
Số lượng ứng dụng hỗ trợ trên Linux còn hạn chế
Một số nhà sản xuất không phát triển driver hỗ trợ trên nền tảng Linux
Giao diện có phần cổ điển, khó làm quen
Tính bảo mật không cao.
Hệ điều hành dành cho thiết bị di động
Được thiết kế để dùng trên các thiết bị: Tablet, Smartphone… Vì được thiết kế để đáp ứng nhu cầu chính là liên lạc, giải trí… nên không đầy đủ các tính năng như bản dành cho máy tính.
Tuy nhiên, theo xu thế thì hầu hết các OS cho di động này đang được cải tiến để có thể đáp ứng được toàn bộ các tính năng, không chỉ để giải trí, liên lạc, mà còn có thể đáp ứng các nhu cầu công việc khác.
Hệ điều hành dành cho thiết bị di động phổ biến 2 loại: iOS và Android.
OS cho di động
Đặc điểm
Ưu điểm
Nhược điểm
Android
Được phát triển bởi công ty Android Inc
Năm 2005 được Google mua lại
Tổng số điện thoại thông minh Android trên thế giới: Trên 3 tỷ (năm 2021).
Hệ điều hành mở
Kho ứng dụng đa dạng
Khả năng tùy biến cao
Có thể mở rộng bộ nhớ
Dễ đặt lại thiết bị nếu như quên mật khẩu
Mẫu mã đa dạng (nhiều nhà sản xuất điện thoại sử dụng: OPPO, Samsung, Xiaomi, Sony, Huawei…)
Nhiều ứng dụng chạy ngầm làm chậm máy
Một số ứng dụng chưa được tối ưu hóa
Chất lượng một số ứng dụng cần được cải thiện thêm
Độ bảo mật không bằng iOS.
iOS
Ra mắt vào năm 2007, bởi Apple
Là hệ điều hành được sử dụng duy nhất trên các thiết bị di động của Apple
Tổng số điện thoại thông minh iOS trên thế giới: Trên 1 tỷ (năm 2021).
Có nền tảng ổn định cao
Khả năng tương thích với các ứng dụng cao
Độ bảo mật tốt nhất hiện nay
Khu ứng dụng phong phú chất lượng
Khả năng tối ưu phần mềm tốt, hiệu năng ổn định
Chỉ độc quyền cho các dòng điện thoại của Apple
Kho ứng dụng ít hơn so với Android
Không thể chạy cùng lúc nhiều ứng dụng trên màn hình
Khả năng tùy chỉnh cũng bị hạn chế.
5. Câu hỏi thường gặp
Hệ điều hành thuộc nhóm phần mềm nào?
Hệ điều hành thuộc nhóm phần mềm hệ thống, được thiết kế với mục đích vận hành và điều khiển. Cụ thể, Operating System cho phép các phần của máy tính làm việc với nhau bằng phương pháp truyền dẫn dữ liệu giữ ổ đĩa và bộ nhớ chính hoặc xuất dữ liệu ra thiết bị xuất.
Hệ điều hành là phần mềm hay phần cứng?
Hệ điều hành là phần mềm, được sử dụng để quản lý toàn bộ phần mềm và phần cứng trong thiết bị điện tử.
Trên đây là các thông tin chi tiết về hệ điều hành là gì? Hệ điều hành có chức năng gì? Các loại hệ điều hành phổ biến cùng các nội dung liên quan đến khái niệm. Hy vọng bài viết là một trong những nguồn tin bổ ích, giúp bạn có thêm nhiều kiến thức thú vị.
5/5 – (1 bình chọn)