Hé mở bí mật nguồn gốc người Da đỏ châu Mỹ
Mục lục bài viết
Hé mở bí mật nguồn gốc người Da đỏ châu Mỹ
[Radio] – Sự xuất hiện đột ngột của nền văn minh Maya hơn 3000 năm trước, cũng như sự biến mất đột ngột của nền văn minh ,đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Nền văn minh tiên tiến này đến từ đâu? Tại sao nó đột nhiên biến mất và nó đã đi đâu? Hơn 400 năm trước, các học giả phương Tây bắt đầu nhận thấy có một mối liên hệ sâu sắc giữa nền văn minh Maya và văn minh Trung Hoa cổ đại.
Nghe thêm: Radio Văn Hóa
Cậu bé du học ở Mỹ
Năm 1858, một cậu bé được sinh ra ở thôn Đại Lĩnh, đô Đắc Năng, huyện Hương Sơn, tỉnh Quảng Đông. Vào năm 1872, khi được 14 tuổi, cậu bé này được tham gia vào nhóm thiếu niên đầu tiên sang Mỹ du học, trở thành lứa sinh viên chính thức đầu tiên của nhà Thanh. Cậu bé này chính Âu Dương Canh, một nhà ngoại giao nổi tiếng cuối thời nhà Thanh.
Ngày 8 tháng 11 năm 1872, Âu Dương Canh cùng đoàn hơn 30 thiếu niên đến Mỹ. Sau khi đến nước Mỹ, cậu vào học tại trường tiểu học West Haven ở Manhattan New York. Sau khi tốt nghiệp, cậu tiếp tục học ở trường trung học New Haven, cuối cùng tốt nghiệp ở Đại học Yale.
Trong số các bạn học của Âu Dương Canh, có một người cũng rất nổi tiếng trong lịch sử cận đại. Đó là Chiêm Thiên Hữu, kỹ sư trưởng đường sắt đầu tiên của Trung Quốc. Hai người họ hoàn thành khóa học 16 năm trong vòng 9 năm. Năm 1881, hai người cùng tốt nghiệp đại học và cùng nhau trở về Trung Quốc, trở thành những người đầu tiên tốt nghiệp đại học Mỹ.
Âu Dương Canh có một người anh họ tên là Âu Dương Minh. Âu Dương Minh cũng là một người rất tài giỏi, từng giữ chức Tri phủ, Tri châu của Trực Lệ Châu ở Bắc Kinh. Ngoài ra Âu Dương Minh cũng từng giữ nhiều chức quan khác như Tư chính đại phu, Hoa linh bố chính ty v.v…
Sau khi Âu Dương Canh học xong về nước, Âu Dương Minh đang nhậm chức Tổng lãnh sự của nhà Thanh ở San Francisco, Mỹ quốc. Ông đánh giá rất cao tài năng của của Âu Dương Canh, liền tuyển Âu Dương Canh vào lãnh sự quán San Francisco để làm thực tập sinh. Sau này, Âu Dương Canh được nhận chức Tổng lãnh sự quán. Ông giữ chức vụ này trong hơn 20 năm.
Đến năm 1910, ở Mexico bên kia bờ Thái Bình Dương, cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài nổ ra và kéo dài hơn 10 năm. Khi ấy có bốn lực lượng vũ trang chống chính phủ bao gồm: Madero, Orozco, Magonists và Zapatas. Tuy nhiên, họ thường xuyên gây chiến với nhau. Trong lúc hỗn loạn đó, có 311 người Hoa địa phương đã bị một phe cách mạng nào đó giết hại.
Tin tức được truyền về Bắc Kinh, Chính phủ nhà Thanh lập tức cử Âu Dương Canh đến Mexico để đàm phán. Nhưng không ngờ rằng, hành trình đến Nam Mỹ của ông lần này, lại liên quan đến một bí ẩn lịch sử cổ đại chưa được giải đáp.
Người Da đỏ cầu cứu
Sau khi Âu Dương Canh đến Mexico, với phong cách làm việc cực kỳ trung thực và nghiêm khắc của mình, ông bắt đầu đàm phán với chính phủ Mexico. Cuối cùng gia quyến các nạn nhân đã được nhận số tiền đền bù thỏa đáng. Mỗi nạn nhân lúc đó nhận được bồi thường 10.000 Peso Mexico. Ngoài ra, 200.000 Peso tiền bồi thường cho đầu tư thương mại, tổng cộng là 3,31 triệu Peso. Đây là một nhiệm vụ ngoại giao khá thành công, Âu Dương Canh cảm thấy rất hài lòng đối với kết quả bồi thường.
Nhưng chỉ một ngày sau khi vụ án được khép lại, một đoàn người kéo đến bên ngoài dinh thự đại sứ nơi ông đang ở. Nhìn ra ngoài cửa sổ, Âu Dương Canh thấy có đến hơn 200 người, đang lặng lẽ đứng ở cổng.
Thì ra đây là những người đến thỉnh nguyện, họ là đại diện của những người dân da đỏ địa phương. Họ nghe nói Âu Dương Canh đã giúp đỡ thành công những Hoa kiều gặp nạn trong chiến tranh, đã đòi được bồi thường từ chính phủ Mexico. Vì vậy họ đến nhờ Âu Dương Canh giúp họ đòi chính phủ Mexico bồi thường. Bởi vì trong cuộc cách mạng hỗn loạn này, có 750 người Da đỏ đã bị giết.
Âu Dương Canh liền nghĩ: “Chuyện này có vẻ không hợp lý. Mình là một nhà ngoại giao của triều đình nhà Thanh, không phải là đại diện của người Da đỏ để giải quyết vấn đề giữa thổ dân Da đỏ và chính phủ Mexico”.
Vì thế ông đã trả lời một cách lịch sự: “Tôi có lẽ không có quyền thay mặt các ông để yêu cầu các cơ quan chính phủ Mexico bồi thường”.
Đại diện của những thổ dân Da đỏ trở nên lo lắng khi họ nghe ông trả lời. Họ nói: “Tại sao ngài không thể đại diện cho chúng tôi? Huyết thống của chúng tôi là huyết thống của người Trung Quốc chính tông”.
Âu Dương Canh nghĩ: “Các người chẳng phải là người Da đỏ sao? Làm sao lại có quan hệ huyết thống với người Trung Quốc?”
Âu Dương Canh cảm thấy khó hiểu, ông nghĩ mãi không thông. Thế rồi những người thổ dân Da đỏ liền kể cho ông một câu chuyện.
Người Ân Địa An (Indian)
Hơn 3000 năm trước, vào những năm cuối thời nhà Ân Thương, Chu Vũ Vương không chịu được sự tàn bạo của Trụ Vương nhà Thương, nên đã thay Trời hành đạo, khởi binh thảo phạt nhà Thương, tổ chức một trận quyết chiến ở Mục Dã.
Khi đó, quân chủ lực của nhà Thương đang chiến đấu ở xa, tình cảnh nước xa không cứu được lửa gần. Trong trận Mục Dã, Trụ Vương bại trận, Chu Vương lập nên vương triều nhà Chu. Đoàn quân viễn chinh biết được tin nhà Ân Thương đã mất, nhưng không chịu đầu hàng nhà Chu, cũng không thể trở về. Khi đó, nhà Chu vừa thành lập, căn cơ chưa được vững chắc. Chu Vũ Vương cũng rất muốn đưa quân đánh dẹp đội quân viễn chinh này. Nhưng khi Chu Vũ Vương vừa muốn xuất binh, đội quân viễn chinh kia lại đột ngột mất tích một cách bí ẩn.
Căn cứ theo ghi chép trong các tài liệu lịch sử, cũng trong thời gian này, ở châu Mỹ xuất hiện một quốc gia mới gọi là “quốc gia mặt trời mọc”. Sau này, ở một số di chỉ khảo cổ, các nhà khảo cổ học Mexico đã phát hiện được một số tượng người nhỏ bằng ngọc bích, phía trên có khắc những chữ giáp cốt văn thời nhà Ân Thương.
Các chuyên gia khảo cổ học đã tiến hành giải mã những chữ giáp cốt văn này, phát hiện rằng trên đó viết một số từ về lễ hiến tế. Có vẻ như “quốc gia mặt trời mọc” này là do quân đội nhà Ân Thương thành lập nên.Tuy nhiên, theo sử sách ghi chép, “quốc gia mặt trời mọc” chỉ tồn tại khoảng một trăm năm. Sau đó hậu duệ nhà Thương tiếp tục đi về phía Nam, đi qua Mexico cuối cùng đến phía bắc Peru ngày nay.
Những người Da đỏ đến dinh thự của Âu Dương Canh nói rằng, họ chính là hậu duệ của bộ tộc Ân Phi Hổ trong đoàn quân viễn chinh năm xưa, gọi là bộ tộc Ân Phúc Bố (Infubu). Họ tự xưng mình là “Ân địa an nhân” (người Indian), ý nghĩa chính là người nhà Ân Thương của Trung Quốc. Ngoài ra, bộ tộc Ân Phúc Bố còn có những bộ tộc khác như “Ân Phi Ưng”, “Ân Phi Báo”, “Ân Phi Xà (Rồng)”, “Ân Phi Thố” v.v…
Mỗi ngày khi gặp nhau, hoặc trước khi ăn cơm hay ngủ, họ đều chào nhau một tiếng là “Ân địa an” (Indian) ý nghĩa là: chúc cho người Ân ở vùng đất mới được bình an. Hơn nữa tất cả người Da đỏ đều hướng mặt về phía Tây để thờ cúng tổ tiên. Họ nói rằng tổ tiên của họ đến từ “phương Tây”.
Hóa thân của tổ tiên họ chính là “Chim sấm” màu đen hay còn gọi “Đại hắc điểu”. Nguồn gốc của “Đại hắc điểu” cũng có thể được tìm thấy trong “Kinh thi”, một trong những thư tịch cổ xưa của Trung Quốc. Trong “Kinh thi – Thương tụng – Huyền điểu” có chép: “Giản Địch, vợ thứ hai của Đế Cốc, một trong ngũ đế thời thượng cổ nhìn thấy một quả trứng chim trong khi tắm. Sau khi nuốt quả trứng, bà mang thai sinh ra Tiết là thủy tổ nhà Ân Thương”.
Chữ “huyền” trong “Thiên mệnh huyền điểu” có nghĩa là màu đen, huyền điểu chính là hình tượng con chim màu đen. Nói cách khác, thủy tổ nhà Thương là “Tiết” do huyền điểu chuyển sinh. Huyền điểu cũng chính là thủy tổ của nhà Thương.
“Kinh thi” chép rằng: “Huyền điểu xuống nhân gian, sinh ra nhà Thương, người nhà Thương là thần dân của huyền điểu”.
Như vậy, người Da đỏ nói tổ tiên của họ là “Đại hắc điểu”, phải chăng họ là những người dân di cư của nhà Thương, cũng là thần dân của “Thiên mệnh huyền điểu” giáng thế sinh ra nhà Thương”?
Âu Dương Canh sau khi nghe xong lời thỉnh cầu của những người bộ tộc Ân Phúc Bố ở Mexico, ngay lập tức báo cáo sự việc cho Bộ Ngoại giao của chính phủ nhà Thanh. Nhưng nhiếp chính vương Tái Phong chỉ trả lời một cách qua loa rằng: “Những người Da đỏ bộ tộc Ân Phúc Bố tự xưng là người Trung Quốc, không có căn cứ pháp lý. Trong số những người Hoa ở nước ngoài, không có chuyện người Ân di cư về phía đông. Tin đồn khó có thể chứng minh lịch sử ba nghìn năm trước”.
Có lẽ truyền thuyết cuối cùng cũng chỉ là truyền thuyết, không có chứng cứ xác thực làm sao có thể khiến người khác tin rằng người Da đỏ là dân di cư của người nhà Ân Thương.
Kết quả nghiên cứu của các học giả cận và hiện đại
Tuyên bố sớm nhất liên quan đến việc người nhà Ân di cư sang châu Mỹ trở thành người Da đỏ là của dịch giả người Anh là Walter Henry Medhurst. Năm 1846, khi ông đang phiên dịch một tài liệu cổ Trung Quốc là Thượng thư (hay còn gọi là Kinh Thư”), ông phát hiện rằng, sau khi Vũ Vương phạt Trụ, tướng quân Hầu Hỷ chỉ huy đại quân mười vạn người đột nhiên mất tích một cách bí ẩn. Sau khi kết hợp với những phát hiện khảo cổ ở châu Mỹ, ông đề xuất một giả thuyết rằng người nhà Thương vượt biển lánh nạn, trên đường đi gặp phải gió bão, trôi dạt đến châu Mỹ.
Sau này vào năm 1968, một học giả người Mỹ là Michael D.Coe xuất bản cuốn “Văn minh đầu tiên ở Châu Mỹ”, đã đề xuất rằng, nền văn minh Olmec xuất hiện trong lịch sử rất gần với thời điểm xảy ra cơn bão lớn mà Medhurst từng nói đến.
Những năm 20, 30 của thế kỷ trước, tại tàn tích Olmec của La Verne ở Đông Nam Vịnh Mexico, các chuyên gia khảo cổ học đã khai quật được 16 bức tượng bằng ngọc bích. Khuôn mặt của những bức tượng người này giống như người Trung Quốc, có kiểu đầu cao và dài. Kiểu đầu cao và dài này là phong tục thường thấy của người nhà Thương. Trong “Yến tử xuân thu” có chép: “Vua Thang (nhà Thương) đầu dài mà ít tóc”, chính là nói đến tập tục này.
Trong mười sáu bức tượng này, có mười lăm chiếc được chạm khắc bằng ngọc bích đen, xếp thành những vòng tròn đồng tâm, đối mặt với một bức tượng ngọc bích đỏ. Phía sau bức tượng ngọc bích đỏ là sáu tấm ngọc. Trên những tấm ngọc này có khắc chữ giáp cốt văn và chữ kim văn. Theo khảo sát, chữ viết trên những tấm ngọc bích này tên tổ tiên của người nhà Ân Thương. Tuy nhiên, những điều này dường như vẫn chưa chứng minh được người da đỏ là dân di cư của người nhà Thương.
Đến năm 1993, một nhà di truyền học, sinh vật học vật học tiến hóa nổi tiếng đã làm rõ giả thuyết này. Douglas Cecil Wallace là một nhà di truyền học và nhà sinh học tiến hóa người Mỹ. Ông đi tiên phong trong lĩnh vực di truyền ty thể ở người, và là người đầu tiên sử dụng DNA ty thể làm chất đánh dấu phân tử.
Năm 1993, ông nghiên cứu về axit deoxyribonucleic của người Da đỏ bản địa (DNA). Khi tiến hành nghiên cứu và phân tích, ông nhận thấy rằng các yếu tố di truyền của người Da đỏ bản địa về cơ bản giống với các yếu tố di truyền của người Trung Quốc hiện đại. Nhờ đó, giả thuyết cho rằng người Mỹ bản địa có mối quan hệ với người Trung Quốc, đã trở thành hiện thực.
Nhưng ở đây vẫn còn tồn tại một vấn đề: Quân viễn chinh nhà Thương làm sao có thể vượt đại dương muôn trùng sóng cả, đi qua Thái Bình Dương đến Châu Mỹ?
Người của bộ tộc Ân Phúc Bố nói với Âu Dương Canh rằng, vào 3000 nghìn năm trước, tổ tiên của họ đã đi qua các cầu đảo nổi để vượt biển sang châu Mỹ. Trong “Kinh thi – Thương tụng” do Khổng Tử biên soạn có chép: “Tướng Thổ oanh liệt, có lãnh thổ ở hải ngoại”.
Tướng Thổ là đời vua thứ mười một của nhà Thương. Theo ghi chép của Khổng Tử, vào thời Ân Thương, biên giới mở rộng xa nhất đến biển Bột Hải. Điều này cho thấy kỹ thuật vận chuyển hàng hải vào thời nhà Thương đã rất phát triển.
Nhìn bản đồ trên google chúng ta có thể thấy rõ: Từ biển Hoa Đông qua eo biển Triều Tiên đến quần đảo Nhật Bản đến quần đảo Kuril, rồi từ cực nam của bán đảo Kamchatka đến quần đảo Aleutian ở Bắc Thái Bình Dương rồi đến Alaska ở Châu Mỹ. Quần đảo Aleutian trên bản đồ giống như một chiếc cầu đảo nối liền Châu Á và Châu Mỹ. Khoảng cách giữa các đảo hầu hết không quá mười hoặc hai mươi hải lý. Như vậy thật sự có một cây cầu đảo nổi tự nhiên bắc qua Bắc Thái Bình Dương
Triều đại nhà Thương cách đây khoảng ba nghìn năm, khi ấy Bắc Cực vẫn chưa đóng băng, có một dòng hải lưu nước ấm lớn và mạnh, chảy theo chiều kim đồng hồ ở Bắc Thái Bình Dương, gọi là dòng hải lưu Kuroshio. Nếu chúng ta đi theo dòng hải lưu này, cho dù thuyền không treo buồm, chúng ta vẫn có thể đến bờ Tây của Bắc Mỹ một cách an toàn. Sau này, khi Bắc Cực đóng băng, dòng hải lưu Kuroshio biến mất. Không xa về phía nam của cầu đảo nổi tự nhiên này chính là dòng hải lưu Kuroshio có thể giúp chúng ta đến Bắc Mỹ bằng thuyền khi thủy triều lên.
Nếu ba nghìn năm trước, những người dân di cư nhà Thương đã đi qua cầu đảo nổi tự nhiên và dòng hải Kuroshio này để đến châu Mỹ, vậy hôm nay chúng ta có thể làm được như vậy không?
Đức Nhân
Theo xinbuxinyouni