Hệ thống lọc bụi tĩnh điện là gì? So sánh với hệ thống lọc bụi túi vải
Lọc bụi tĩnh điện được xem là phương pháp lọc bụi phổ biến hiện nay. Có khả năng loại bỏ được những hạt bụi có kích thước nhỏ một cách hiệu quả. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
01|
Lọc bụi tĩnh điện
là gì?
Lọc bụi tĩnh điện hay hệ thống lọc bụi tĩnh điện sử dụng buồng lọc tĩnh điện có tác dụng tách các hạt bụi ra khỏi dòng khí khi chúng đi qua buồng lọc. Môi trường buồng lọc có dòng điện trưởng đủ lớn, dựa trên nguyên lý ion hoá. Hệ thống lọc bụi tĩnh điện là giải pháp tối ưu cho nhiều ngành công nghiệp sản xuất hiện nay.
02|
Cấu tạo
của hệ thống lọc bụi tĩnh điện
Hệ thống lọc bụi tĩnh điện gồm 3 bộ phận chính:
Thân lọc bụi (Vỏ thiết bị): Cấu tạo hình hộp chữ nhật, vật liệu chế tạo thường là thép. Có thiết kế 2 cửa: một cửa cho dòng khí lẫn bụi đi vào, và 1 cửa cho dòng khí sạch đi ra.
Điện cực: 2 bản điện cực được bố trí hai đầu, một bản cực dương là bề mặt kim loại có dạng tấm phẳng gia tăng điện tích tiếp xúc với dòng bụi đi vào; một bản cực âm chứa những dây thép gai giúp tập trung điện tích. Các điện cực trái dấu được bố trí xen kẽ.
Động cơ rũ bụi: Động cơ rũ bụi được lắp trên đỉnh lọc bụi, các cánh búa lắp trên mỗi trục.
Mục lục bài viết
03|
Nguyên lý làm việc
của lọc bụi tĩnh điện
Hệ thống khi hoạt động tạo ra một không gian điện trường lớn. Dòng không khí có chứa bụi được đi vào từ cửa vào. Dựa trên nguyên lý ion hoá, các hạt bụi sẽ được tách ra khỏi không khí khi dòng khi đi vào vùng điện trường lớn.
Các hạt bụi nhỏ, có khả năng bay lơ lửng trong không khí được đưa qua buồng lọc đặt các tấm lọc. Trên tấm lọc có cấp điện cao áp từ một chiều, tạo thành điện trường có cường độ vô cùng lớn. Các hạt bụi đi qua điện trường và bị ion hoá, chúng bị nhiễm điện tích âm. Tại đầu tấm lọc mang điện tích dương, do đó dựa vào nguyên lý trái dấu thì hút nhau: các hạt bụi sẽ bị hút về phía tấm lọc và bám trên các tấm lọc.
Như vậy, bụi đã được tách ra khỏi dòng khí và được thu lại tại tấm lọc. Sau đó người ta thực hiện thu gom bụi bám trên các tấm lọc bằng việc đập, rũ vào tấm lọc. Hệ thống này được thực hiện bởi động cơ rũ bụi. Thời gian rũ bụi đã được cài đặt trước đó, hệ thống rũ bụi sẽ hoạt động định kỳ để rũ bụi xuống phần đáy lọc. Người ta có thể thu hồi bụi tại phần đáy lọc để đẩy bụi ra ngoài. Hiệu quả của hệ thống lọc bụi tĩnh điện phụ thuộc vào các yếu tố như: tính chất của điện cực, tốc độ chuyển động trong điện trường, kích thước hạt bụi,… Tuỳ theo nồng độ, lưu lượng bụi mà có thể điều chỉnh dòng điện cao áp sao cho đảm được hiệu quả lọc bụi là cao nhất.
04|
Ưu điểm – nhược điểm
của hệ thống
Hiện nay có nhiều hệ thống hút lọc bụi khác nhau phù hợp cho nhu cầu sử dụng, đặc tính của các loại bụi. Cùng tìm hiểu ưu điểm – nhược điểm của hệ thống lọc bụi tĩnh điện để biết xem hệ thống này có phù hợp với nhu cầu của bạn hay không nhé.
Ưu điểm
Mang lại hiệu quả lọc bụi cao, có thể loại bỏ tới 99% bụi bẩn trong không khí
Lọc được các loại bụi ô nhiễm như bụi mịn, bụi xi măng, tro, hạt dầu mỡ, bụi khói….
Có 2 kiểu hệ thống lọc bụi kiểu ướt và kiểu khô cho các loại bụi khác nhau. Loại bỏ được các loại bụi ướt như nhựa, dầu, axit, khí thải có độ ẩm cao, nhựa đường…
Hoạt động bền bỉ, ổn định.
Chi phí vận hành thấp
Tự làm sạch tấm lọc định kỳ
Ít phát sinh chi phí bảo hành, vận hành
Có thể tái sử dụng
Nhược điểm
» Chi phí đầu tư ban đầu cao: đầu tư hệ thống lọc bụi tĩnh điện có giá cao hơn các hệ thống khác. Cần phải bỏ ra một nguồn vốn lớn.
» Cấu tạo phức tạp, khó can thiệp để nâng cấp bên trong.
05| Các loại
thiết bị lọc bụi tĩnh điện
Các loại lọc bụi tĩnh điện trên thị trường hiện có như sau:
1. Thiết bị lọc bụi dạng tấm: Là hệ thống có các hàng dây mỏng thẳng đứng và các tấm kim loại phẳng lớn được sắp xếp theo chiều dọc với một khoảng cách từ 1cm đến 18cm. Luồng không khí được truyền theo chiều ngang đi qua các tấm thẳng đứng rồi đi qua các tấm kim loại phẳng lớn. Điện áp âm được đặt giữa các dây và các tấm. Hạt bụi bị ion hoá và chuyển hướng về các tấm.
2. Lọc bụi tĩnh điện khô: Bao gồm nhiều điện cực, khi đưa bụi đi qua đó các hạt bị ion hoá và chảy ra phễu lọc. Hạt bụi được thu tại đây và đưa ra ngoài. Hệ thống này được sử dụng để thu gom các hạt bụi ô nhiễm như bụi xi măng, bụi kim loại…. ở trạng thái khô.
3. Lọc bụi tĩnh điện ướt: Sử dụng để loại bỏ bụi sơn, bụi dầu, bụi nhựa… và các loại bụi có chứa hơi ẩm ướt. Hệ thống bao gồm các bộ thu được phun nước liên tục để thu gom các hạt bụi bị ion hoá từ bùn.
4. Bộ lọc bụi hình ống: bao gồm các ống có điện cực cao sắp xếp song song với nhau sao cho chúng chạy trên trục của chúng. Các ống được sắp xếp theo hình tổ ong hình tròn hoặc vuông hay lục giác với khí chảy lên hoặc xuống.
06|
So sánh
hệ thống lọc bụi tĩnh điện và túi vải
Hệ thống lọc bụi túi vải cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. 2 hệ thống này đều được sử dụng cho việc lọc bụi hiệu quả.
Dưới đây là bảng so sánh tương đối giữa hệ thống lọc bụi tĩnh điện và hệ thống lọc bụi túi vải
Lọc bụi tĩnh điện
Lọc bụi túi vải
Hiệu quả lọc bụi
Hiệu quả thu bụi không ổn định
Hiệu quả thu bụi ổn định hơn so với lọc bụi tĩnh điện
Thay đổi nhiệt độ
Nhiệt độ dòng khí quá cao, vượt quá nhiệt độ bộ lọc sẽ làm hỏng hoặc cháy túi lọc. Nhiệt độ quá cao chỉ xảy ra khi có trường hợp tai nạn hoặc trạng thái bất thường.
Nhiệt độ thay đổi, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả lọc bụi
Đối với nhiệt độ tăng cao nhưng trong phạm vi chịu nhiệt, không ảnh hưởng tới hiệu quả lọc bụi.
Khả năng hoạt động
Thao tác điều khiển phức tạp hơn, cần sử dụng thiết bị điện áp.
Tương đối ổn định, điều khiển đơn giản, không cần dùng thiết bị điện áp cao.
Phân phối không khí
Ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả lọc bụi.
Không ảnh hưởng. Tuy nhiên luồng không khí cục bộ không nên bị sai lệch quá nhiều, có thể dẫn tới hao mòn túi lọc.
Bật/ tắt điều khiển thiết bị
Nhanh chóng, đơn giản.
Thuận tiện. Mất điện lâu dài cần làm tốt việc bảo vệ túi lọc.
Kiểm tra/ bảo trì
Khối lượng công việc tương đối lớn
Đơn giản
Trên đây là một số thông tin về hệ thống lọc bụi tĩnh điện, ưu điểm – nhược điểm của hệ thống. Hi vọng với những thông tin trên, mang lại cho người đọc những thông tin bổ ích nhất.