Hệ thống mạng viễn thông là gì? Vai trò và cách phân loại
Không xa lạ, thậm chí đã từng nghe qua rất nhiều lần, song để hiểu rõ về hệ thống mạng viễn thông là gì thì chắc chắn không phải ai cũng nắm rõ. Vậy thì trong bài viết ngày hôm nay, Hoàng Việt sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể về khái niệm, cấu tạo, cách phân loại và vai trò của hệ thống mạng viễn thông trong cuộc sống hiện nay.
1. Hệ thống mạng viễn thông là gì?
Khái niệm hệ thống mạng viễn thông là gì được giải thích trên Wikipedia là một tập hợp các nút thiết bị đầu cuối, liên kết và bất kỳ các nút trung gian được kết nối để cho phép truyền thông giữa các thiết bị đầu cuối.
Hiểu một cách đơn giản, chúng được sử dụng để truyền tải tin tức qua lại (hình ảnh, chữ viết, âm thanh, dữ liệu,…). Phương tiện để truyền tải hệ thống mạng viễn thông có thể là đường dây dẫn kim loại, cáp quang, vô tuyến, hệ thống điện tử khác,…
2. Hạ tầng cấu thành hệ thống mạng viễn thông là gì?
Hạ tầng tạo nên một hệ thống mạng viễn thông cơ bản kết nối Internet bao gồm 5 thành phần chính sau đây:
2.1. Thiết bị mạng
Thiết bị mạng bao gồm các hệ thống mạng máy tính được kết nối với nhau dựa trên hệ thống mạng LAN, mạng WAN. Phương thức kết nối là dựa trên hệ thống cáp mang, các thiết bị đấu nối như: Router, Switch, Hub…
2.2. Máy chủ, máy trạm
Trong một hệ thống mạng viễn thông có thể được cài đặt nhiều loại máy chủ và các máy trạm. Chức năng của các máy này là giúp thông tin trong mạng được an toàn hơn, phòng tránh những rủi ro thông tin khi một máy chủ nào đó xảy ra sự cố.
2.3. Hệ thống lưu trữ dữ liệu
Đúng như tên gọi, hệ thống này có chức năng lưu trữ lượng thông tin khổng lồ với nhiều định dạng dữ liệu khác nhau như: DAS, NAS, SAN, iSCSI SAN… Chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng và chắc chắn không thể thiếu trong hệ thống mạng viễn thông.
2.4. Hệ thống quản trị mạng
Đóng vai trò quản trị toàn bộ thiết bị và hoạt động của hệ thống mạng viễn thông. Bao gồm: quản trị hệ thống mạng thông tin, quản trị hệ thống máy trạm, máy chủ, quản trị phần cứng phần mềm.
2.5. Hạ tầng mạng
Bao gồm các thành phần liên quan tới cơ sở hạ tầng như các công trình xây dựng các hệ thống đường xá, giao thông phục vụ cho những mục đích cũng như nhu cầu của hệ thống hạ tầng mạng thông tin.
3. Phân loại các dịch vụ mạng viễn thông
Khi nhắc đến hệ thống mạng viễn thông là gì, điều mà nhiều người nghĩ tới nhất chắc hẳn là mạng kết nối Internet. Nhưng thật sự thì đó chỉ là một trong những loại dịch vụ viễn thông mà thôi.
Để phân loại về hệ thống mạng viễn thông là gì một cách đầy đủ, chúng ta sẽ chia thành:
3.1. Hệ thống viễn thông cố định
Mạng viễn thông cố định bao gồm 9 loại như sau:
Hệ thống mạng điện thoại
-
Điện thoại nội hạt: Dịch vụ điện thoại tự động trong phạm vi một tỉnh, thành phố.
-
Điện thoại đường dài trong nước: Thực hiện các cuộc gọi đường dài từ tỉnh, thành phố này sang tỉnh, thành phố khác và ngược lại, thông qua mạng viễn thông liên tỉnh.
-
Điện thoại quốc tế: Gọi trực tiếp đi quốc tế thông qua công nghệ VoIP.
Dịch vụ truyền số liệu
Được dùng để truyền số liệu giữa máy tính – máy tính, máy tính – mạng máy tính, mạng máy tính – mạng máy tính, máy tính/mạng máy tính – cơ sở trữ dữ liệu database.
Hệ thống mạng viễn thông này có thể truyền số liệu đồng bộ hoặc không đồng bộ ở cả phạm vi trong và ngoài nước.
Truyền hình hội nghị
Thực hiện đưa các chương trình truyền hình quảng bá hoặc truyền tín hiệu đến một số điểm nhất định theo yêu cầu của khách hàng. Ví dụ: cầu truyền hình tường thuật tại chỗ ở các lễ hội, cuộc mittinh toàn quốc, hội thảo, chương trình giao lưu,…
Dịch vụ thuê kênh
Bao gồm một hoặc nhiều kênh thông tin được các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp thuê lại để sử dụng cho mục đích thông tin nôi bộ (truyền thoại, số liệu,…).
Phạm vi kết nối của các kênh thuê rộng và đa dạng: thuê kênh viễn thông nội hạt, nội tỉnh, liên tỉnh, quốc tế, kết nối Internet quốc tế.
Dịch vụ Telex
Là dịch vụ truyền chữ trao đổi giữa các máy Telex có tốc độ 400 chữ cái/phút thông qua các máy Telex đầu cuối đấu vào trung tâm chuyển mạch. Máy Telex ở đây bao gồm các thiết bị đầu cuối đặt tại nhà thuê bao, các bưu điện được đấu vào tổng đài trong mạng Telex.
Điện báo
Là dịch vụ truyền đưa tin tức bằng chữ viết (viết tay, đánh máy hoặc in) từ bưu điện này đến bưu điện khác qua mạng điện báo của ngành bưu điện. Hệ thống mạng viễn thông này cũng được chia thành điện báo trong nước và quốc tế.
Facsimile (FAX)
Dùng để truyền dữ liệu được in trên giấy (văn bản, hình ảnh, biểu mẫu,…) thông qua các thiết bị mạng viễn thông trong nước và quốc tế.
Mạng thông tin vệ tinh VSAT
Là hệ thống mở rộng mạng viễn thông trong nước tới những vùng mà mạng viễn thông hiện tại chưa kết nối được, đáp ứng nhu cầu thông tin ở các khu vực vùng sâu vùng xa.
Hệ thống tổng đài riêng
Còn có tên gọi khác là tổng đài cơ quan hoặc PABX. Mục đích sử dụng là phục vụ thông tin nội bộ (hệ thống tổng đài điện thoại nội bộ trong công ty, bệnh viện, khách sạn,…). Hệ thống có một hoặc nhiều trung kế nối với tổng đài trung tâm để thực hiện các cuộc gọi vào ra với mạng công cộng.
3.2. Hệ thống mạng viễn thông di động
Với rất nhiều người khi được hỏi về hệ thống mạng viễn thông là gì, chắc chắn các dịch vụ viễn thông di động này sẽ được nhắc tới phổ biến hơn cả. Đó là:
Hệ thống viễn thông di động mặt đất (GSM)
Là hệ thống thông tin di động vô tuyến hai chiều tiêu chuẩn toàn cầu, cho phép máy điện thoại di động có thể nhận được cuộc gọi đến và đi của bất kỳ máy nào thuộc mạng GSM hoặc mạng cố định. Phạm vi kết nối phụ thuộc vào vùng phủ sóng.
Ưu điểm của hệ thống điện thoại di động GSM là: thiết bị hiện đại, độ bảo mật cao, âm thanh tốt, mỗi máy sử dụng một simcard mang mã riêng cho từng thuê bao.
Dịch vụ vô tuyến nội thị (Cityphone) và dịch vụ di động nội tỉnh (CDMA)
2 dịch vụ này thuộc dịch vụ điện thoại di động, cho phép thuê bao (cố định, di động) sử dụng dịch vụ trong giới hạn vùng đã đăng ký (tỉnh, thành phố). Các thuê bao đã đăng ký có thể thông thoại với nhau và với tất cả các thuê bao mạng viễn thông trong nước và quốc tế ở trong phạm vi phủ sóng của dịch vụ.
Mạng GPRS
Bao gồm các dịch vụ:
-
Truyền số liệu, truy cập mạng nội bộ từ xa
-
Truy nhập dịch vụ thuộc WAP (giao thức ứng dụng vô tuyến) trên nền GPRS.
-
Truy nhập Internet.
-
Truyền bản tin ngắn đa phương tiện (văn bản, hình ảnh, âm thanh).
-
Các dịch vụ khác: chat, email, các dịch vụ giải trí, tìm tin, truyền ảnh động.
4. Vai trò của hệ thống mạng viễn thông là gì trong thời đại 4.0?
Từ những giải thích chi tiết về hệ thống mạng viễn thông là gì cũng như cách phân loại ở trên, có thể thấy rõ về mức độ phủ rộng của hệ thống này. Nói một cách dễ hiểu, truyền hình bạn đang xem, Internet bạn đang sử dụng, mạng điện thoại bạn đang gọi,… tóm lại tất tần tật các phương thức truyền dẫn thông tin đều là hệ thống mạng viễn thông.
Trong cuộc sống hiện đại, hệ thống mạng viễn thông xuất hiện và đóng vai trò quan trọng ở tất cả mọi nơi, mọi hoạt động của xã hội. Đặc biệt ở thời đại 4.0, hệ thống mạng viễn thông được dự báo sẽ còn tiếp tục có nhiều bước tiến vượt bậc hơn nữa để tạo ra kết nối thông suốt toàn cầu.
Trên đây, Hoàng Việt đã tổng hợp lại những thông tin căn bản nhất mà bạn cần nắm khi tìm hiểu về hệ thống mạng viễn thông là gì. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu bổ ích, giúp đỡ được nhiều cho bạn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về hệ thống này.
Ngoài ra đừng quên tham khảo các dịch vụ của Hoàng Việt nhé!