Hiểu các xét nghiệm y khoa và kết quả xét nghiệm – Đối tượng Đặc biệt – Cẩm nang MSD – Phiên bản dành cho chuyên gia
Chỉ nên tiến hành xét nghiệm nến kết quả của nó ảnh hưởng đến việc quản lý điều trị; nếu không; bệnh nhân sẽ phải chịu chi phí và rủi ro vô ích. Các bác sĩ lâm sàng đôi khi có thể đưa ra quyết định khi nào nên kiểm tra bằng cách so sánh các ước lượng xác suất trước khi thử nghiệm và sau khi thử nghiệm với các ngưỡng nhất định. Trên ngưỡng xác suất nhất định, lợi ích lớn hơn nguy cơ khi điều trị (bao gồm cả nguy cơ nhầm lẫn khi điều trị bệnh nhân không mắc bệnh) và điều trị được chỉ định. Điểm này được gọi là ngưỡng điều trị và được xác định như mô tả trong Các Chiến lược Ra Quyết định Lâm sàng: Ước tính xác suất và ngưỡng điều trị Xác suất ước tính và ngưỡng điều trị Một trong những chiến thuật được sử dụng phổ biến nhất để ra quyết định y khoa là tạo ra giả thuyết, sau đó kiểm chứng giả thuyết. Các giả thuyết chẩn đoán được chấp nhận hoặc từ chối dựa trên… đọc thêm . Theo định nghĩa, xét nghiệm là không cần thiết khi xác suất thử trước đã vượt quá TT. Nhưng xét nghiệm được chỉ định nếu xác suất xét nghiệm trước đó thấp hơn ngưỡng điều trị miễn là một kết quả kiểm tra dương tính có thể làm tăng xác suất sau khi thử nghiệm trên ngưỡng điều trị. Xác suất thử nghiệm thấp nhất khi xảy ra điều này phụ thuộc vào đặc tính xét nghiệm (ví dụ LR +) và được gọi là ngưỡng xét nghiệm.
Về mặt khái niệm, nếu xét nghiệm tốt nhất cho một căn bệnh nặng có LR + thấp và TT cao, thì có thể hiểu rằng một kết quả xét nghiệm dương tính có thể không làm tăng xác suất sau test trên TT ở bệnh nhân có tỷ lệ trước test thấp nhưng đáng lo ngại (có lẽ rơi vào khoảng 10% hoặc 20%).
Để minh họa rõ hơn bằng số liệu, xem xét trường hợp đã mô tả phía trên khi bệnh nhân nhồi máu cơ tim (MI Xác suất ước tính và ngưỡng điều trị Một trong những chiến thuật được sử dụng phổ biến nhất để ra quyết định y khoa là tạo ra giả thuyết, sau đó kiểm chứng giả thuyết. Các giả thuyết chẩn đoán được chấp nhận hoặc từ chối dựa trên… đọc thêm ) cấp, sự cân bằng giữa rủi ro và lợi ích đã giúp xác định ngưỡng điều trị là 25%. Khi xác suất của MI vượt quá 25%, liệu pháp tiêu huyết khối được đưa ra. Khi nào nên làm siêu âm tim nhanh trước khi điều trị tiêu huyết khối? Giả định độ nhạy giả thuyết là 60% và độ đặc hiệu 70% đối với siêu âm tim trong chẩn đoán MI; những tỷ lệ phần trăm tương ứng với LR+ là 60/(100 − 70) = 2 và LR- là (100 −60)/70 = 0,57.
Vấn đề có thể được giải quyết theo toán học (tỷ lệ trước test × LR = tỷ lệ sau test) hoặc trực quan hơn bằng cách sử dụng toán đồ Fagan. Toán đồ Fagan được sử dụng để quyết định cần phải xét nghiệm hay không Trên toán đồ, một đường nối ngưỡng điều trị (25%) trên đường xác suất sau test qua LR+ (2,0) cắt đường LR giữa tại một xác suất trước test khoảng 0,14. Rõ ràng, một xét nghiệm dương tính ở bệnh nhân có bất kỳ xác suất trưoc test < 14% vẫn sẽ dẫn đến một xác suất sau test thấp hơn ngưỡng điều trị. Trong trường hợp này, siêu âm tim sẽ vô dụng vì ngay cả kết quả dương tính sẽ không dẫn đến quyết định điều trị; do đó, 14% xác suất thử nghiệm là ngưỡng xét nghiệm cho xét nghiệm này Mô tả ngưỡng xét nghiệm và điều trị. . Một thử nghiệm với một LR khác+ sẽ có một ngưỡng thử nghiệm khác.
Mục lục bài viết
Toán đồ Fagan được sử dụng để quyết định cần phải xét nghiệm hay không
Trong ví dụ này, bệnh nhân được cho là có ngưỡng điều trị (TT) là 25% đối với nhồi máu cơ tim cấp. Khi xác suất của MI vượt quá 25%, liệu pháp tiêu huyết khối được đưa ra. Các bác sĩ lâm sàng có thể sử dụng toán đồ Fagan để quyết định có nên làm siêu âm tim nhanh trước khi điều trị tiêu huyết khối. Giả sử rằng siêu âm tim có độ nhạy giả định là 60% và đặc hiệu là 70% đối với bệnh nhồi máu mới, tỷ lệ phần trăm tương ứng với tỷ suất có thể xảy ra (LR) của kết quả xét nghiệm dương tính (LR+) của 60/(100 − 70) = 2. Một đường kết nối TT 25% trên đường xác suất sau khi thử nghiệm với LR+ (2,0) trên đường LR giữa có một xác suất trước khi thử nghiệm khoảng 0,14. Một kết quả xét nghiệm dương tính ở bệnh nhân có xác suất trước khi thử nghiệm < 14% vẫn tạo ra một xác suất sau khi thử nghiệm ít hơn TT.
Theo Fagan TJ. Thư: Toán đồ định lý Bayes. New England Journal of Medicine 293:257, 1975.
Mô tả ngưỡng xét nghiệm và điều trị
Đường ngang thể hiện xác suất sau test.
Vì 14% vẫn là nguy cơ đáng kể đối với MI, rõ ràng là xác suất bệnh dưới ngưỡng kiểm tra (ví dụ, xác suất 10% thử trước) không nhất thiết khẳng định loại trừ bệnh, nó chỉ đưa ra kết quả dương tính, và do đó, không chỉ định xét nghiệm. Trong trường hợp này, bác sĩ lâm sàng sẽ quan sát bệnh nhân, để có thêm những phát hiện có thể làm tăng xác suất trước test lên trên ngưỡng xét nghiệm. Trong thực tế, bởi một bệnh thường có sẵn nhiều xét nghiệm, có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm tuần tự Test tuần tự Kết quả xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán ở bệnh nhân có triệu chứng (xét nghiệm chẩn đoán) hoặc xác định bệnh ẩn ở bệnh nhân không có triệu chứng (sàng lọc). Nếu các xét nghiệm được chỉ định… đọc thêm .
Ví dụ này xem xét một xét nghiệm không gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Nếu xét nghiệm có những nguy cơ nghiêm trọng (ví dụ như đặt catheter), ngưỡng xét nghiệm phải cao hơn; có thể thực hiện tính toán định lượng nhưng phương pháp này khá phức tạp. Do đó, giảm độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm hoặc tăng nguy cơ của nó sẽ giúp thu hẹp phạm vi xác suất của bệnh tới ngưỡng xét nghiệm là chiến lược tốt nhất. Cải thiện khả năng chẩn đoán phân biệt hoặc giảm nguy cơ của xét nghiệm sẽ mở rộng phạm vi xác suất tới ngưỡng xét nghiệm là chiến lược tốt nhất.
Một ngoại lệ có thể xảy ra đối với việc không làm xét nghiệm, đó là khi xác suất trước test dưới ngưỡng xét nghiệm (nhưng vẫn đáng lo ngại), có thể là nếu kết quả test âm tính có thể giảm xác suất sau thử nghiệm dưới ngưỡng mà tại đó có thể cân nhắc chẩn đoán loại trừ bệnh. Sự xác định này đòi hỏi một sự đánh giá chủ quan về mức độ chắc chắn cần thiết khi kết luận rằng bệnh có thể bị loại trừ, và bởi có xác suất thấp, cần đặc biệt chú ý đến bất kỳ nguy cơ nào của xét nghiệm.