Hiểu đúng về bảo trì bảo dưỡng thiết bị sản xuất

Công tác bảo trì bảo dưỡng thiết bị tại xưởng sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình hoạt động liên tục của nhà máy. Một kế hoạch bảo dưỡng có hiệu quả nhất thường dựa trên kinh nghiệm, nhân lực, thiết bị và qui trình bảo dưỡng sẵn có. Để hạn chế thời gian ngưng hoạt động nhà máy, phải thực hiện tất cả các công việc như kiểm tra, chuẩn bị bảo dưỡng có thể thực hiện khi nhà máy đang hoạt động. 

Chỉ cần những yếu tố khách quan như thời tiết, vị trí lắp đặt, tác động con người cũng đều có ảnh hưởng đến việc vận hành bảo trì bảo dưỡng thiết bị máy móc. Điều đó đòi hỏi những cán bộ, nhân viên chịu trách nhiệm lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng cần có những phương pháp hiệu quả trong việc sử dụng các thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và thời gian để đảm bảo lịch trình bảo dưỡng được thực hiện cho toàn bộ nhà máy và không làm cản trở hoạt động của các dây chuyền sản xuất.

Các bạn có thể tham khảo 3 phương án bảo trì máy móc dưới đây:

 

1. Bảo trì định kỳ:

Phương pháp:

– Dựa theo thông số kỹ thật của nhà chế tạo thiết bị và tình trạng sử dụng. Thay thế bắt buộc các chi tiết máy theo lịch trình cố định.

– Đây là phương pháp bảo trì tiêu chuẩn, áp dụng trong các xí nghiệp có xưởng bảo trì.

– Sử dụng software vi tính quản trị bảo trì: Computerized maintenance management systems (CMMS).

 

 

2. Sửa chữa, bảo dưỡng sau khi máy hỏng:

Phương pháp:

– Sử dụng máy cho tới khi hỏng, chỉ có bảo dưỡng đơn giản như tra, thay dầu, mỡ và sửa chữa, tân tạo lại máy sau khi hỏng.

– Thường áp dụng trong những cơ sở sản xuất nhỏ.

– Về lâu dài, đây là phương pháp bảo trì tốn kém nhất.

3. Bảo trì theo tình trạng máy :

Phương pháp:

– Kiểm soát thường trực (online), hoặc định kỳ để xác định tình trạng máy. Chỉ lên kế hoạch dừng máy để xử lý dung sai (ví dụ độ lệch tâm hay mất cân bằng), hoặc thay thế và sửa chữa sau khi chuẩn đoán chính xác tình trạng máy trước khi máy hỏng.

– Sử dụng sofware quản trị bảo trì CMMS.

– Có các công ty độc lập chuyên trách về theo dõi và sử lý chống rung động.

– Đây là phương pháp tối ưu, thường được áp dụng trong các nhà máy đòi hỏi tính an toàn máy cao và hoạt động liên tục 24/24h như hoá chất, điện lực, xi măng v.v…

Lợi ích của hoạt động bào trì máy móc

– Tăng khả năng sẵn sàng của máy móc – thiết bị.

– Giảm thời gian ngừng máy.       

Giảm chi phí sản xuất.     

 – Nâng cao năng xuất.   

– Tăng độ tin cậy và khả năng bảo trì.

– Giảm chi phí bảo trì.     

– Tăng độ an toàn.  

– Tăng khả năng bảo trì có kế hoạch.