Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp – Đánh giá sao cho chuẩn?

Thị trường ngày một thay đổi và có sự cạnh tranh dữ dội. Với cương vị là chủ doanh nghiệp, nhà quản lý cần tiến hành việc đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách thường xuyên. Việc làm này nhằm nắm bắt những yếu tố nào đang hoạt động hiệu quả và yếu tố nào chưa hiệu quả để có giải pháp khắc phục kịp thời.

1. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là gì?

Hiệu quả kinh doanh được hiểu là một chỉ tiêu kinh tế được tổng hợp lại nhằm phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Hiệu quả kinh doanh còn thể hiện sự khéo léo của nhà quản trị trong việc kết hợp giữa lý thuyết và thực tế nhằm tận dụng và khai thác tối đa các yếu tố liên quan như máy móc công nghệ, nhân lực – vật lực để phục vụ cho mục đích nâng cao lợi nhuận. 

hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệphiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Như vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa đơn giản là chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất. Khái niệm này chủ yếu xét về mặt hiệu quả mối quan hệ giữa các phương diện kinh tế với xã hội và môi trường. Bản chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp hoặc một tổ chức kinh tế trong một giai đoạn nhất định.

Hiệu quả này được khái quát bằng công thức:

(1)  Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra / Yếu tố đầu vào

Hoặc

(2)  Hiệu quả kinh doanh = Yếu tố đầu vào / Kết quả đầu ra

Yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra có thể tính bằng thước đo hiện vật hoặc thước đo giá trị. Tính theo thước đo nào còn tùy thuộc vào mục đích của việc phân tích. 

Nhà quản trị doanh nghiệp cần thu nhận các thông tin để đánh giá khả năng sử dụng tài sản, nguồn vốn, nhân lực, chi phí. Từ đó, tiếp tục phát huy các thế mạnh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng các nguồn lực này. Đồng thời, đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời trong trường hợp chưa phát huy hết vai trò của các nguồn lực để đưa lại kết quả kinh doanh tốt cho doanh nghiệp.

Tăng năng suất làm việc của đội ngũ đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều tiềm năng hơn cho doanh nghiệp tối đa hiệu quả kinh doanh. Vì thế, nhà quản lý cần có những kiến thức và kỹ năng để không ngừng thúc đẩy nhân viên phát triển.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: QUẢN LÝ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN

II. Đánh giá hiệu quả kinh doanh ở doanh nghiệp theo những tiêu chí nào?

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá theo những tiêu chí dưới đây:

1. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp 

Báo cáo tài chính sẽ thể hiện số tiền được tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. Tài chính là yếu tố quan trọng trong hoạt động vận hành. Vì vậy, cần đảm bảo nguồn tiền ra vào doanh nghiệp được sử dụng đúng cách và không lãng phí. Với doanh nghiệp nhỏ, cần dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Những bản báo cáo này sẽ đo lường khả năng sinh lời, sức khỏe tài chính và lượng tiền mặt thanh khoản tại doanh nghiệp. Muốn xem hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không, hãy phân tích báo cáo tài chính.

2. Kiểm tra sự hài lòng của khách hàng

Đây cũng là thước đo quan trọng cho khả năng thành công trong kinh doanh. Chỉ khi đáp ứng nhu cầu và làm khách hàng hài lòng, họ mới có thể tiếp tục sử dụng các sản phẩm trong những lần tiếp theo. Việc giữ chân khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có thêm doanh thu mà không cần phải tốn chi phí cho các khách hàng mới. Vì vậy, cần luôn chú ý lắng nghe và hoàn thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình.

>> Xem thêm: 10 phần mềm tăng năng suất công việc hiệu quả nhất 2022

3. Số khách hàng mới trung bình

Số lượng khách hàng mới là một cách tuyệt vời để đo lường sự thành công của doanh nghiệp đồng thời dự đoán sự phát triển. Nếu doanh nghiệp luôn duy trì một số lượng khách hàng cố định, có thể bạn cần khởi động chiến lược marketing để thu hút thêm khách hàng mới. Bằng cách quản lý thông tin khách hàng cũ, doanh nghiệp có thể dễ dàng đếm số lượng khách hàng mới của mình.

hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệphiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

4. Đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên

Đây là việc làm vô cùng cần thiết vì nhân viên là người đóng góp phần lớn công sức cho sự phát triển chung. Không có họ, doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động.  Đo lường hiệu suất làm việc của nhân viên sẽ giúp nhà quản trị thấy được khối lượng công việc của nhân viên và cải thiện những chỗ chưa hợp lý để nâng cao năng suất làm việc và hiệu quả trong công việc.

Hiên nay để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên một cách nhanh chóng, các nhà quản lý thường áp dụng những phần mềm quản lý công việc để số hóa việc quản lý, giúp tiết kiệm thời gian, ủy quyền và giao việc một cách đơn giản. Các bộ phận phối hợp với nhau một cách trơn tru hiệu quả.

ÁP DỤNG NGAY PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÔNG VIỆC MISA AMIS VÀO DOANH NGHIỆP CỦA BẠN
CTA MGM 01CTA MGM 01

III. Tổng kết 

Ngoài những tiêu chí trên thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn được đánh giá dựa vào sự biến động của thị trường, những kỳ vọng của nhà quản trị vào sự thành công và phát triển của doanh nghiệp…Nhưng trong quá trình phân tích cần có cái nhìn khách quan, thực tế để việc đánh giá được hiệu quả nhằm nhìn ra thực trạng phát triển và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.

 5,542 

Đánh giá bài viết

[Tổng số:

0

Trung bình:

0

]