Học Ngành Quản Trị Du Lịch Và Lữ Hành Ra Làm Gì?
Du lịch là một trong những ngành có tiềm năng phát triển mạnh tại đất nước Việt Nam. Chính vì sự dẫn đầu trong xu hướng nên công việc này luôn là thỏi nam châm thu hút phần lớn những bạn trẻ thích trải nghiệm, thích khám phá.
Vậy ngành quản trị du lịch và lữ hành là gì? Tính chất công việc của ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành như thế nào?
Nhằm giúp các bạn có thể hình dung rõ hơn, hôm nay Glints sẽ chia sẻ với các bạn thông tin chi tiết hơn về công việc này.
Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì?
Ngành quản trị du lịch và lữ hành là gì?
Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có tên tiếng anh là Tourism and Hospitality Management), là ngành học gồm các hoạt động đến quá trình điều hành, quản lý du lịch.
Ngoài ra, người đảm nhận vị trí này còn chịu trách nhiệm về quản lý, thiết kế, điều hành nhiều công việc của các phòng ban liên quan, thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch.
Ngành dịch vụ du lịch và lữ hành được đánh giá là một trong những ngành tiềm năng nhất hiện nay. Khi bạn theo học “ngành công nghiệp không khói” này, bạn sẽ được tiếp xúc với các nền văn hóa, nghiên cứu về địa lý từng vùng miền, v.v.
Sinh viên du lịch là một trong những thế hệ năng động và giàu nhiệt huyết tại các trường.
Bên cạnh đó, sinh viên quản trị du lịch lữ hành còn được đào tạo một số kiến thức về các mảng như marketing du lịch, Du lịch và tôn giáo, Quản trị sự kiện, Hướng dẫn sự kiện, Kinh tế du lịch, v.v.
Chương trình đào tạo toàn diện, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành sẽ giúp cho các sinh viên trong ngành có thể tự do phát triển.
Công việc của ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì?
Tốt nghiệp chuyên ngành quản trị du lịch sẽ mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn
Học ngành quản trị du lịch và lữ hành ra làm gì vẫn là một trong những vấn đề được nhiều sinh viên thắc mắc. Cho đến thời điểm hiện tại, nhu cầu tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành quản lý du lịch vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Đặc biệt hơn, khi Việt Nam đang hội nhập hóa thì lượng khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng tăng, cơ hội việc làm ngày càng rộng mở. Một số công việc mà các cử nhân ngành quản trị có thể làm như sau:
- Hướng dẫn viên du lịch: Là công việc thu hút đông đảo giới trẻ quan tâm. Hướng dẫn viên du lịch sẽ được tham gia du lịch cùng với khách hàng và có được nhiều trải nghiệm phong phú.
- Chuyên viên kinh doanh/Chuyên viên phát triển dịch vụ khách sạn: Công việc này đòi hỏi ứng viên sẽ phải đưa ra các chiến lược kinh doanh cụ thể trong từng giai đoạn kinh tế khác nhau. Hơn thế nữa, bạn sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp đến với khách hàng.
- Thiết kế tour trong và ngoài nước: Hiện nay, bên cạnh các tour truyền thống thì giới trẻ còn yêu thích các tour dịch vụ mới lạ. Nhân viên thiết kế tour sẽ là người nắm bắt tâm lý khách hàng để đưa ra các gói sản phẩm phù hợp cho doanh nghiệp.
- Giảng viên về quản trị du lịch: Đối với một số bạn có niềm đam mê với công việc truyền đạt, giảng dạy thì sau khi tốt nghiệp, bạn có thể tiếp tục đam mê khi trở thành giảng viên tại các trường đại học, trường cao đẳng.
- Chuyên viên tại các sở, Ban ngành về du lịch: Thực hiện các công tác tìm hiểu, đánh giá về nhu cầu cũng như sự đáp ứng của cơ sở vật chất tại các địa điểm du lịch.
Đồng thời, bạn sẽ là người đề xuất các phương pháp thích hợp để bảo tồn, cải thiện các khu du lịch, tham quan.
- Làm việc tại nhà hàng, khách sạn: Bạn có thể tham gia làm việc tại khách sạn với nhiều vị trí như quản lý, nhân viên lễ tân khách sạn, nhân viên phục vụ khách hàng, v.v.
Đọc thêm: Sale Tour Là Gì? Kỹ Năng Sale Tour Du Lịch Hiệu Quả
Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành yêu cầu gì?
- Là người năng động, yêu thích công việc môi trường làm việc thoải mái: Khi bạn làm việc tại các vị trí phải di chuyển thường xuyên thì bạn sẽ có cơ hội đặt chân đến những địa điểm mới lạ.
Vì tính chất công việc phải giao lưu với khách hàng thường xuyên nên nếu bạn là người rụt rè thì bạn không thể phát triển và đi dài lâu trên con đường này được.
- Có vốn kiến thức sâu rộng: Bạn sẽ là người giới thiệu đến khách hàng những thông tin liên quan đến bề dày lịch sử, phong tục, tập quán, vẻ đẹp của từng nơi, v.v.
Do đó nên bạn cần phải luôn trong tâm thế học hỏi, tiếp thu các kiến thức mới, hiểu rõ hơn về sự khác biệt văn hóa giữa các vùng miền, các quốc gia với nhau.
Để làm được điều này, bạn cần phải chủ động trong việc tiếp nhận các thông tin thông qua báo đài, internet.
- Hiểu được tâm lý khách hàng: Đây là ngành dịch vụ đòi hỏi tiếp xúc khách hàng thường xuyên.
Bạn cần hiểu rõ khách hàng có sở thích gì, có yêu cầu gì đặc biệt, hoặc khách hàng có dị ứng thực phẩm nào không để phục vụ khách hàng được tốt hơn.
- Rèn luyện được kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả: Thông thường, các tour du lịch sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Nên các hướng dẫn viên cần phải học cách quản lý thời gian hiệu quả, đảm bảo mọi người đang đi đúng lịch trình.
Từ khâu đón tiếp khách, chuẩn bị nơi ở, khu vực ăn uống, cho đến việc giải quyết những vấn đề phát sinh đều phải được nhân viên quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sắp xếp hợp lý.
- Thành thạo nhiều ngôn ngữ: Nếu bạn là hướng dẫn viên, chắc chắn bạn sẽ là người có cơ hội tiếp xúc với du khách nước ngoài. Tiếng Anh chuyên ngành của bạn tốt sẽ là một lợi thế lớn để bạn phát triển xa hơn trong lĩnh vực này.
Việc hiểu thêm ngoại ngữ còn giúp bạn dễ dàng truyền tải được hết vẻ đẹp của địa danh và con người nơi đang đến du lịch.
Cơ hội và mức lương hấp dẫn của ngành quản trị du lịch và lữ hành
Công việc du lịch lữ hành mang đến nguồn thu nhập hấp dẫn
Theo báo cáo từ Tổng cục Du Lịch, hàng năm ngành quản trị dịch vụ và lữ hành cần tuyển dụng khoảng 40.000 lao động. Đến năm 2020, nhóm ngành có khoảng 3 triệu người lao động.
Có thể thấy rằng, nhu cầu tuyển dụng của công việc này ngày càng tăng cao và không có dấu hiệu giảm xuống.
Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại, nước ta có hơn 1,3 triệu lao động làm việc trong ngành dịch vụ du lịch và lữ hành, chiếm tỷ trọng 2,5% tổng lao động cả nước.
Song, số lao động chính quy chỉ chiếm khoảng 42%, còn lại là từ các nhóm nghề khác chuyển sang. Vì vậy nên đã xảy ra tình trạng khan hiếm lao động trong công việc này.
Trung bình, mức lương của một sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sẽ dao động từ 10 đến 30 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh đó, tùy theo năng lực, kinh nghiệm, quy mô doanh nghiệp mà bạn còn được nhận nhiều khoản phụ cấp khác như thưởng từ cấp trên, tiền boa từ khách du lịch, v.v.
Kết luận
Thông qua bài viết này, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về công việc của ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Mặc dù công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng, nhưng sau thời gian dài làm việc, chắc chắn bạn sẽ phát triển hoàn thiện bản thân hơn.
Nếu như bạn có đam mê với công việc này, thì hãy cố gắng hoàn thiện bản thân và đạt được nhiều thành tựu trên con đường đã chọn. Glints chúc bạn luôn may mắn và thành công!
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả