Học hỏi được những gì từ văn hóa doanh nghiệp của Google?
Nhắc đến văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời nhất, chắc chắn chúng ta không thể không nhắc đến văn hóa doanh nghiệp của Google, Google trở thành tấm gương, là bài học, là biểu tượng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Vậy những nhà quản trị của Google đã làm như thế nào để có được mô hình văn hóa doanh nghiệp thành công như ngày hôm nay? Theo dõi ngay!
1. Google đề cao sự linh hoạt và sáng tạo
Bất kể doanh nghiệp nào trong hiện tại cũng đều muốn nhân viên của mình linh hoạt và sáng tạo. Tuy nhiên đó đều nằm trong mong muốn và suy nghĩ của những nhà quản trị, những hành động họ làm lại không hướng theo mong muốn đó, những quy định trong công ty, thời gian và môi trường làm việc làm kìm hãm sự phát triển tư duy sáng tạo.
Theo mô hình quản trị nhân lực của Harvard, yếu tố tác động tới năng suất làm việc, khả năng thực hiện công việc của một nhân viên ngoài tiền lương thì còn có các yếu tố về văn hóa doanh nghiệp – môi trường làm việc.
Đề cao sự linh hoạt và sáng tạo trong công việc
Những nhà quản trị của Google luôn đặt mình vào vị trí của các nhân viên để thấu hiểu nhu cầu, để nhân viên được làm việc một cách thoải mái để có thể phát huy, giải phóng năng lượng sáng tạo, tự do tiếp cận công việc theo nhiều hướng khác nhau để thực hiện công việc.
2. Phong cách tuyển dụng đặc biệt của Google
Một tập đoàn đa quốc gia lớn như Google, chắc chắn nguồn nhân lực của họ cũng toàn là những người có trình độ cao. Tỷ lệ chọi khi tham gia ứng tuyển là khoảng 1:450, tức là bạn phải là ứng viên ưu tú nhất trong 450 người.
Tuy nhiên, Google luôn trú trọng về thái độ hơn là kỹ năng làm việc. Kỹ năng làm việc là quan trọng, nhưng nếu các kỹ năng và thái độ không tốt cũng sẽ không được nhận vào làm việc. Nếu so sánh giữa một người tài giỏi về năng lực nhưng thái độ không phù hợp với một người có năng lực kém hơn một chút nhưng thái độ khiêm tốn, tận tâm và thoải mái thì việc lựa chọn ứng viên thứ hai sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty.
Phong cách tuyển dụng đặc biệt
Năng lực thì có thể dần dần được cải thiện trong quá trình học hỏi nhưng tính cách thì rất khó để thay đổi và có thể ảnh hưởng tới chất lượng công việc. Google cần những con người giỏi về chuyên môn và có tinh thần tốt để cùng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp – cá tính hơn kỹ năng.
Xem thêm: Những điểm độc đáo trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
3. Google và sự tin tưởng nhân viên
Lãnh đạo tin tưởng quản lý, quản lý tin tưởng nhân viên, các nhân viên tin tưởng lẫn nhau. Nhờ có sự tin tưởng mà doanh nghiệp cũng xây dựng được mô hình công việc theo kiểu “phân quyền”. Mỗi cá nhân được giao các nhiệm vụ khác nhau trong thời gian nhất định để quản lý và thực hiện công việc. Điều này giúp cho các nhân viên có ý thức thực hiện công việc và hoàn thành công việc một cách sớm nhất, nâng cao hiệu quả làm việc.
Sự tin tưởng trong nội bộ doanh nghiệp
Sự tin tưởng cũng giúp cho nhân viên cảm thấy thoải mái, không bị bó buộc và kiểm soát, kèm cặp trong suốt quá trình làm việc, tạo điều kiện cho họ phát triển tư duy sáng tạo. Việc nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm từ cấp trên cũng như một sự khen thưởng, tác động tới yếu tố tinh thần cho người thực hiện công việc. Tôi cần phải thực hiện được công việc này!
4. Google giải quyết mọi nhu cầu của nhân viên
Để nhân viên có thể làm việc hiệu quả nhất, Google quan tâm đến nhu cầu của các nhân viên về môi trường làm việc và các nhu cầu cá nhân.
Họ tạo ra một môi trường đầy đủ tiện nghi, giải quyết các vấn đề về thu nhập và có những chương trình, sự kiện, chính sách khuyến khích tinh thần của nhân viên. Không những quan tâm tới tất cả các cá nhân trong doanh nghiệp mà Google còn có những chính sách cá nhân hóa nhu cầu của từng người, đáp ứng được mọi khía cạnh về cuộc sống của nhân viên, từ những nhu cầu cơ bản về sinh lý như ăn uống, sức khỏe, sự an toàn, ổn định tới những nhu cầu cao hơn về sự khẳng định bản thân.
Giải quyết mọi nhu cầu cá nhân của nhân viên
Các nhân viên Google ngoài việc được cung cấp các bữa ăn miễn phí mà còn được thực hiện chăm sóc sức khỏe định kỳ, khám nha khoa, các khoản trợ cấp đi lại cho những nhân viên có vị trí địa lý xa, các trò chơi vui chơi giải trí sau thời gian làm việc. Nói Google là một trung tâm vui chơi giải trí quả chẳng có sai!
Thấu hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe tới tâm lý và năng suất làm việc của người lao động nên công ty luôn đề cao, trú trọng tới sức khỏe của mọi người. Điều này sẽ khiến cho các nhân viên cảm thấy bản thân được quan tâm nên cần phải cống hiến và gắn bó nhiều hơn.
5. Tư duy tăng trưởng trong Google
Google đúng là một “lão đại” trong làng công nghệ. Tuy nhiên, từ các cấp lãnh đạo tới từng cá nhân nhân viên đều được rèn luyện về sự khiêm tốn.
Công nghệ là một lĩnh vực không được phép dừng lại, dừng lại hoặc đứng yên đó chính là thụt lùi. Bạn thành công, bạn chọn cho mình cách đứng yên với những thành công đó trong khi những người ngoài kia họ đang nỗ lực, họ đang cố gắng để vượt qua bạn. Dần dần, sự thành công của bạn cũng chỉ là dĩ vãng.
Luôn giữ tư duy tăng trưởng
Đã có rất nhiều bài học trong việc tư duy ngắn hạn, lạc hậu, hài lòng với những gì mình đang có, tự hào và ngủ quên trong chiến thắng khiến cho bản thân bị các đối thủ khác vượt lên và dần dần bị lãng quên.
Chính vì thế, những người làm việc trong Google cần phải khiêm tốn, không được tự mãn, phải luôn giữ được tư duy tăng trưởng, sự đổi mới, phát triển của bản thân trong quá trình làm việc để làm mới, phát triển công nghệ, dẫn đầu và giữ được vị thế của thương hiệu trên thị trường.
6. Các nhân viên đặt ra mục đích, mục tiêu cụ thể
Trong truyền thông nội bộ doanh nghiệp của Google, họ luôn mong muốn nhân viên của mình khi làm việc cần phải đặt ra những mục đích, mục tiêu cụ thể cho bản thân.
Chỉ khi chúng ta biết mình muốn gì, thì chúng ta mới biết bản thân phải làm gì. Từ đó mà sẽ giúp cho các nhân viên đi được đúng hướng, lập những kế hoạch cụ thể cho bản thân để hoàn thành mục tiêu. Nếu không có mục tiêu, con người sẽ làm việc một cách vô thức và không mang lại hiệu quả.
Làm việc có mục đích mục tiêu cụ thể
Ngoài ra, còn rất nhiều tiêu chí trong văn hóa doanh nghiệp của Google như sự phát triển và đổi mới liên tục, duy trì tinh thần làm việc lạc quan, vui vẻ, con người là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp, sự thẳng thắn trong công việc.
Trên đây là những thông tin về văn hóa doanh nghiệp của Google. Bạn đã học hỏi được gì từ văn hóa doanh nghiệp của Google hay chưa? Mong rằng thông qua bài viết này, các bạn có thể trang bị thâm cho mình những kiến thức hữu ích về xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Lật mở top 7 chiến lược thúc đẩy văn hóa công ty hiệu quả nhất
Bài viết dưới đây sẽ hé lộ bí mật về top 7 chiến lược thúc đẩy văn hóa công ty hiệu quả. Hãy click ngay vào link để biết thêm thông tin.
Chiến lược thúc đẩy văn hóa công ty
Chia sẻ: