Học lái xe ô tô cho người mới bắt đầu – Garage Bảo Khoa
Lần đầu học lái xe ô tô, chắc hẳn các bạn sẽ khá bỡ ngỡ, vì ô tô đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và các thông số rất khó nhớ. Tuy nhiên chỉ cần bạn tập trung và hiểu được những điều cơ bản nhất khi lái xe ô tô thì cũng không quá khó khăn. Otobaokhoa sẽ hướng dẫn bạn cách học lái xe ô tô cơ bản nhất, dù bạn là người mới bắt đầu tập lái ô tô cũng sẽ dễ dàng để nhớ.
Dịch vụ cho thuê xe tự lái của Vitraco: Xem tại đây
Học lái xe ô tô cơ bản nhất
Học lái xe ô tô an toàn, chi tiết cũng phải tuân thủ và làm quen với những thuật ngữ thông dụng trong xe ô tô. Bởi vì đó chính là những điều cơ bản nhất và theo bạn suốt cuộc đời mỗi khi bạn đặt tay vào vô lăng ô tô.
Làm quen với xe ô tô – Bước đầu khi học lái xe ô tô
- Việc đầu tiên khi bạn lái xe ô tô đó là phải cài dây an toàn khi ngồi vào vô lăng. Đây cũng là một nguyên tắc lái xe ô tô an toàn và quan trọng nhất, mà bạn cần nhớ. Sau đó kiểm tra các cửa xe đã đóng chưa, kiểm tra túi khí.
- Để lái xe được thoải mái nhất, thì bạn phải chỉnh ghế lái sao cho vừa với tầm điều khiển vô lăng. Chỗ ngồi phải thật thoải mái thì khi điều khiển xe ô tô chúng ta mới dễ dàng kiểm soát và xử trí các tình huống.
- Gương cũng là một bộ phận quan trọng khi lái xe ô tô, chúng ta phải lưu ý đến góc nhìn rộng nhất. Điều này giúp chúng ta có thể quan sát được phía sau rõ nhất.
Làm quen với các bộ phận chính trong xe
1. Vô lăng: Nằm ở vị trí bên trái (đối với nước ta) và giúp điều khiển hướng chuyển động của ô tô
2. Công tắc còi điện: Điều khiển còi phát ra âm thanh khi xe đang chuyển động để báo cho người và phương tiện khác biết
3. Công tắc đèn: Bạn nên bật các loại đèn trên xe lên để kiểm tra, các đèn này được bố trí ngay trên trục tay lái. Và theo nguyên tắc, nấc 1 đèn cốt, nấc 2 đèn pha, đèn xin đường gạt về phía trước hoặc sau.
4. Khóa điện (Lock):
- Vị trí cắt điện ACC
- Cấp điện hạn chế.
- ON: Cấp điện hoàn toàn.
- START: Khởi động1
5. Bàn đạp ly hợp – côn
- Bên trái của trục vô lăng lái.
- Đóng mở ly hợp nhằm nối hoặc ngắt động lực từ động cơ đến HTTL
- Sử dụng khi khởi động động cơ, chuyển số, phanh dừng xe
6. Bàn đạp phanh chân
- Bên phải của trục vô lăng lái giữa bàn đạp côn và bàn đạp ga.
- Điều khiển HTP nhằm giảm tốc độ, dừng chuyển động của xe ô tô.
7. Bàn đạp ga
- Bên phải của trục vô lăng lái cạnh bàn đạp phanh.
- Điều khiển lượng cung cấp nhiên liệu cho động cơ.
9. Cần điều khiển phanh tay
- Giữ cho xe đứng yên trên đường có độ dốc nhất định.
- Hỗ trợ cho phanh chân trong trường hợp cần thiết.
10. Công tác gạt nước
- Nấc 0: Ngừng gạt
- Nấc 1: Gạt từng lần
- Nấc 2: Gạt chậm
- Nấc 3: Gạt nhanh
Hướng dẫn sử dụng vào số cho người mới tập lái ô tô
Vào số lái cũng giống như chúng ta điều khiển xe máy vậy. Nếu sử dụng không đúng rất dễ làm hư hại hộp số và có thể dẫn đến gây tai nạn. Các bạn để ý trên cần gạt số có vị trí ghi chữ 0 hoặc N. Đó chính là số đầu tiên, hay chúng ta quen gọi là về “mo”, tức không di chuyển kể cả khi bạn đạp ga. Cái này thì tương tự như bạn lái xe máy.
Xem thêm:
Hướng dẫn lái tô tô nguyên tắc cài số của cần số:
– Khi điều khiển cần số khi học lái xe ô tô sẽ làm thay đổi sự ăn khớp giữa các bánh răng trong hộp số, làm thay đổi sức kéo và tốc độ chuyển động của xe ôtô.
– Để chuyển số người lái xe đặt lòng bàn tay phải vào núm cần số, dùng lực của cánh tay đưa cần số từ số đang hoạt động về số “0”, rồi từ đó đưa cần số vào vị trí số phù hợp.
– Trước khi vào số lùi (R) phải thực hiện thêm thao tác phụ để mở khóa hãm. Chú ý: Khi đổi số có thể đạp ly hợp 2 lần, đạp lần đầu để đưa cần số về số “0”, đạp lần 2 để đưa cần số từ số “0” vào cửa số cần sử dụng (nhưng chú ý phải đạp liền kề).
Yêu cầu: Mắt nhìn thẳng. Thao tác nhanh, dứt khoát, khi xong đưa tay về nắm vào vành vô lăng lái.
Hướng dẫn quy trình sang số cho người học lái ô tô
– Từ số “0” sang số “1”: số “0” – không có bánh răng nào ăn khớp, xe ôtô không chuyển động. Số “1” – lực kéo lớn nhất nhưng tốc độ chậm nhất. Số “1” được dùng khi bắt đầu xuất phát hoặc khi leo dốc cao.
– Để chuyển từ số “0” sang số “1”, người lái xe kéo nhẹ cần số về phía của số “1” rồi đẩy vào số “1”
– Từ số “1” sang số “2”: số “2” – so với số “1” lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn.
– Để chuyển từ số “1” sang số “2”, người lái xe kéo nhẹ cần về số “0” sau đó đẩy vào số “2”
– Từ số “2” chuyển sang số “3”: số “3” so với số “2” lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn.
– Để chuyển từ số “2” sang số “3” người lái xe đẩy cần số về số “0”, sau đó đẩy vào số “3”
– Từ số “3” chuyển sang số “4”: số “4” so với số “3” lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn.
– Để chuyển từ số “3” sang số “4” người lái xe đẩy cần số về số “0”, sau đó đẩy vào số “4”
– Từ số “4” sang số “5”: số “5” – so với số “4” lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn.
– Để chuyển từ số “4” sang số “5”, người lái xe kéo cần số về số “0”, sau đó đẩy nhẹ sang cửa số”5″
– Vào số lùi: số lùi dùng khi lùi xe. Để vào số lùi, từ vị trí số “0” người lái xe kéo cần số về phía cửa số lùi, sau đó đẩy vào số lùi
Hướng dẫn khởi động, di chuyển
HỌC LÁI XE Ô TÔ
Sau khi bạn đã kiểm tra mọi điều kiện, kể cả mọi thứ xung quanh bên ngoài xe đều ổn, trạng thái xe lúc này: phanh tay đang ở vị trí phanh, cần số đang ở P, bạn đã ngồi ở tư thế sẵn sàng:
- Chân gá vào chân phanh.
- Khởi động xe (nên cho xe nổ máy vài giây truớc khi cho xe chạy).
- Kiểm tra tình trạng đèn, còi…
- Đạp phanh chân.
- Chuyển cần số về D.
- Nhả phanh tay.
- Chuyển chân sang chân ga là đi thôi.
Hướng dẫn vào số khi đang chạy xe cần đỗ
- Đạp phanh chân cho đến khi xe dừng hẳn, giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp phanh.
- Kéo phanh tay, kéo vừa đủ, không nên kéo quá mạnh, nếu bạn đang đỗ trên đường bằng phẳng.
- Đẩy cần số về P là đỗ xe xong.
Hướng dẫn lái ô tô khi phải dừng đèn đỏ
- Đạp phanh chân cho đến khi xe dừng hẳn, giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp phanh nếu thời gian dừng ít hơn 10 giây thì bạn cứ giữ chân phanh như vậy cho đến đèn xanh.
- Chuyển chân sang chân ga là đi thôi. Nếu thời gian chờ đèn đỏ hơi lâu 10 giây thì bạn nên chuyển cần số về vị trí N, và nhá phanh là xe sẽ dừng lại
- Khi chạy tiếp thì bạn đạp phanh đẩy cần số về vị trí D, chuyển chân phanh sang chân ga là chạy bình thường. Nếu dừng lâu hơn nữa thì bạn nên kéo phanh tay để chân thoải mái hơn.
Với trường hợp đỗ mà kéo phanh tay thì thao tác tuần tự
- Đạp phanh chân,
- Đẩy cần số về D,
- Nhả phanh tay,
- Chuyển chân phanh sang chân ga là chạy.
Học lái xe ô tô cho người mới bắt đầu bạn cũng nên nhớ: Khi cho xe dừng, dù đã cho về Mo, bạn vẫn phải nhá chân phanh/ kéo phanh tay, vì tránh trường hợp xe bị trôi theo quán tính, hoặc tránh các trường hợp bị xe phía sau tông lên. Đây cũng là điều quan trọng cho học lái xe ô tô cơ bản nhất.
Trên đây là những hướng cho người mới học lái xe ô tô cơ bản nhất. Các bạn phải nắm rõ những nguyên tắc lái xe ô tô thì mới có thể lái nhuần nhuyễn được. Chúc các bạn thành công!