[Hỏi đáp] Có bằng B2 có cần thi lý thuyết A1 không?
Hiện nay, nhiều người đã có bằng lái xe ô tô vẫn thắc mắc là nếu đã có bằng B2 có cần thi lý thuyết A1 không? Chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi này qua bài viết dưới đây. Hãy cùng nhau theo dõi nhé.
Bằng lái xe B2 và bằng lái xe A1 là gì ?
Hiện nay bằng lái xe B2 được hiểu chung là bằng lái xe ô tô, đây là một trong những loại bằng lái xe phổ biến nhất và được nhiều tài xế lựa chọn để thi. Với loại bằng này, người lái xe có thể tham gia giao thông với nhiều hình thức khác nhau. Căn cứ Khoản 6, Khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/BGTVT, người lái xe có bằng B2 được lái các loại xe sau:
-
Ô tô chở người có 9 chỗ ngồi (kể cả người lái)
-
Xe chuyên dùng có trọng tải thiết kế không quá 3,5 tấn
-
Xe chở hàng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn, kể cả xe chở hàng chuyên dùng
-
Đầu kéo kéo theo rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Thông tư 12/2017/BGTVT quy định về giấy phép lái xe hạng A1. Theo đó, GPLX được cấp cho người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc đến dưới 175cc và các loại xe được quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 gồm:
-
Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50 phân khối đến dưới 175 phân khối
-
Người tàn tật điều khiển xe ba bánh.
Có bằng B2 có cần thi lý thuyết A1 không?
Người có bằng lái xe hạng cao và thi sát hạch giấy phép lái xe A1 đương nhiên được miễn thi lý thuyết đối với giấy phép lái xe hạng thấp. Đây là những quy định đã được Tổng cục Đường bộ quy định rõ ràng theo Khoản 3 Điều 21 Thông tư 12/2017. Vì vậy, miễn thi lý thuyết đối với trường hợp thi lấy bằng lái xe A1 khi đã có bằng lái xe B2. Nhưng nếu bạn muốn thi lấy bằng A2 thì vẫn phải thi lý thuyết như bình thường.
Điều kiện, độ tuổi yêu cầu nếu muốn thi bằng lái xe A1
Căn cứ Điều 7 Thông tư 12/2017/BGTVT quy định điều kiện để thí sinh được cấp giấy phép lái xe hạng A1, cụ thể:
-
Là công dân Việt Nam, người nước ngoài có giấy phép cư trú hoặc đang học tập, làm việc tại Việt Nam.
-
Từ 18 tuổi trở lên (cho đến ngày thi sát hạch).
-
Đảm bảo đủ sức khỏe (theo Quyết định 4132/BYT)
-
Đã nộp đủ hồ sơ thủ tục, lệ phí học và thi GPLX
-
Đối với người nước ngoài, phải có thêm giấy phép cư trú hoặc đang học tập, làm việc tại Việt Nam và phải biết đọc, hiểu, viết được Tiếng Việt.
Đăng ký thi bằng A1 như thế nào khi đã có bằng lái xe B2?
Để đăng ký thi bằng lái A1 khi đã có bằng lái xe B2, bạn vẫn chuẩn bị bộ hồ sơ thi bằng A1 gồm:
-
Đơn đăng ký dự thi (không cần xác nhận từ cơ quan quản lý). Đối với người nước ngoài, phải có xác nhận của người phụ trách lãnh sự quán, đại sứ quán, thủ trưởng của tổ chức kinh tế, xã hội, nơi học tập và làm việc.
-
Giấy chứng nhận sức khỏe.
-
Bản sao CMND hoặc hộ chiếu, 4 ảnh 3×4 cm (khi đi thi mang theo CMND hoặc hộ chiếu).
-
2 ảnh 3×4 hoặc 4×6
Lệ phí thi bằng A1 khi đã có bằng lái xe B2
Phí hồ sơ: 300.000 VND. Bao gồm:
-
Giấy đăng kí dự thi.
-
Phí khám sức khỏe.
-
Tài liệu học tặng kèm.
Phí tại địa điểm thi: 185.000 VND.
-
Lệ phí thi thực hành là 50.000 VND.
-
Lệ phí in bằng là 135.000 VND (Thay thế bằng chất liệu giấy sang bằng PET).
Sẽ không phát sinh bất kì khoản phụ phí nào khác ngoài các khoản phí trên. Học viên thi xong sẽ nhận được bằng sau 7 ngày.
Cách thức thi bằng A1 thế nào khi đã có bằng lái xe B2?
Cũng giống như các loại giấy phép khác, quy trình làm bài thi bằng lái xe A1 sẽ được chia làm 2 phần: phần thi lý thuyết và phần thi thực hành.
-
Đối với học viên đã có bằng lái xe hạng B2 thì không cần thi lý thuyết, nếu chưa có bằng lái xe thì học viên sẽ phải sử dụng phần mềm thi sát hạch A1 trên máy tính, với 20 câu hỏi trong vòng 15 phút. Học viên phải hoàn thành ít nhất 18/20 câu hỏi mới đạt phần thi lý thuyết và bước vào phần thi thực hành.
-
Trong phần thi thực hành, học viên thực hiện 4 bài sát hạch liên tiếp như đã luyện tập trước đó. Phương tiện sát hạch là xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ trên 50 phân khối đến dưới 175 phân khối, xe côn tay do trung tâm thí sinh cung cấp.
-
Thí sinh cần đạt điểm tối thiểu 80/100 để vượt qua phần thi thực hành. Các lỗi sẽ bị trừ điểm khi vi phạm bao gồm: để xe vượt vạch, chết máy, đỗ xe… (mỗi lỗi trừ 5 điểm). Lưu ý: Thí sinh sẽ bị loại thi trực tiếp khi để xe đổ, đi sai hướng.
Từ những nội dung trên, một gợi ý cho các bạn đăng ký thi bằng lái xe A1 là nên làm quen với bài thi sa hình trước ngày thi chính thức, nghe kỹ nội quy bài thi trước khi vào phòng thi để tránh những vi phạm đáng tiếc.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời chi tiết cho thắc mắc “Có bằng B2 có cần thi lý thuyết A1 không?”. Mong rằng bài viết trên sẽ hữu ich với những ai đang có nhu cầu dự thi bằng lái xe A1. Chúc các bạn dự thi GPLX sẽ đạt được kết quả tốt như mong đợi.
5/5 – (1 đánh giá sao)