Hội thảo “Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số – Thực trạng và giải pháp”
Mục lục bài viết
Hội thảo “Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số – Thực trạng và giải pháp”
Hội thảo “Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số – Thực trạng và giải pháp”
Sáng ngày 28/8, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo “Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số – Thực trạng và giải pháp” được tổ chức bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thu hút được nhiều sự quan tâm của các đơn vị, bộ ban ngành liên quan.
Toàn cảnh Hội thảo
Hội thảo có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng Quốc hội; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương; lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL); đại diện các Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Thông tin và Truyền thông; đại diện lãnh đạo các thư viện công cộng, thư viện chuyên ngành, các nhà xuất bản; các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý, đại diện người sử dụng thư viện và các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội.
Trong phần phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Bà Trịnh Thị Thủy: Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho việc phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam. Làm thế nào để phát triển văn hóa đọc trong điều kiện Internet và công nghệ truyền thông đang ngày càng phát triển là vấn đề được đặt ra lâu nay.
Theo Vụ trưởng Vụ Thư viện – Bà Vũ Dương Thúy Ngà cũng cho biết: Ngày nay thói quen đọc và tiếp cận của người dùng đã có sự thay đổi với sự tác động của công nghệ mới; thay vì trực tiếp đến thư viện, người sử dụng có thể đọc ở mọi nơi mọi lúc thông qua máy tính và các thiết bị thông minh. Bên cạnh đó ngành thư viện đã có nhiều dấu hiệu phát triển tích cực trong thời gian qua, cụ thể như sau:
– Trong năm 2017, tổng số thư viện công cộng/ phòng đọc sách, tủ sách cơ sở là 20.768 thư viện (tăng 15% so với năm 2016)
– Mạng lưới thư viện cấp xã là 3.257 thư viện (tăng 20% so với 2016) – Phòng đọc sách cơ sở là 16.727 (tăng 15% so với năm 2016)
– Tổng số bạn đọc đến thư viện đạt 29 triệu lượt, tăng 8% so với năm 2016
– Tổng lượt sách báo phục vụ của thư viện đạt 55 triệu lượt, tăng 20% so với năm 2016
– Năm 2017 cũng là năm có sự bứt phá trong công tác phục vụ bạn đọc của thư viện cấp huyện với 9,9 triệu lượt bạn đọc và 20 triệu lượt sách báo luân chuyển, tăng 40% so với năm 2016.
Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận về các tác động tích cực, cơ hội và thách thức của công nghệ thông tin và truyền thông đến văn hóa đọc nói chung, hoạt động thư viện nói riêng; thực trạng vốn tài liệu điện tử,tài liệu số và các dịch vụ phục vụ sử dụng của thư viện và những giải pháp phát triển văn hóa đọc tại các thư viện; xác định các giải pháp đột phá nhằm phát triển văn hóa đọc, tăng cường liên thông vốn tài liệu điện tử, tài liệu số, tăng cường các dịch vụ trực tuyến trong thư viện, kinh nghiệm và mô hình hoạt động hiệu quả phục vụ phát triển văn hóa đọc… Thông qua hội thảo, Bộ VHTTD sẽ thu thập các dữ liệu để góp phần xây dựng những định hướng, giải pháp cụ thể trong việc thúc đẩy phát triển văn hóa đọc và hoạt động thư viện trong kỷ nguyên số.
Đến với Hội thảo, IDT Vietnam vinh dự trở thành nhà tài trợ cũng như hoạt động giới thiệu một số thiết bị số hóa thông minh nhằm phục vụ nhu cầu đọc trong kỷ nguyên 4.0, bao gồm thiết bị scan: ET16 Plus, M3000 Pro của hãng CZUR và Zeta của hãng Zeutschel.
Dưới đây là một số hình ảnh tại Hội thảo:
Bà Hoàng Thị Hoa – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tham quan thiết bị số hóa của IDT
Các đại biểu thăm quan và trải nghiệm thiết bị số hóa của IDT