Homestay là gì? Các loại hình Homestay phổ biến
Mục lục
1. HomeStay là gì?
2. 6 đặc trưng loại hình của HomeStay
2.1. 1. Khách Du Lịch có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và tìm hiểu Văn Hóa địa phương
2.2. 2. HomeStay là dịch vụ “ăn Bản – ngủ Bản”
2.3. 3. Trải nghiệm mô hình HomeStay được giao lưu và trau dồi khả năng ngoại ngữ
2.4. 4. Vị trí hình thành HomeStay
2.5. 5. HomeStay Quy mô nhỏ và giá rẻ
2.6. 6. Dịch vụ HomeStay
3. 8 phong cách thiết kế HomeStay độc đáo để hút khách
3.1. 1. Mô hình HomeStay Vintage cổ điển
3.2. 2. Mô hình HomeStay Natural tự nhiên, mộc mạc
3.3. 3. Mô hình HomeStay Retro pha trộn độc đáo
3.4. 4. Mô hình HomeStay Scandinavian Tinh tế
3.5. 5. Mô hình HomeStay Rustic style thô mộc, ấm cúng
3.6. 6. Mô hình HomeStay Bohemian cá tính, phá cách
3.7. 7. Mô hình HomeStay Minimalism tươi mới
3.8. 8. Mô hình HomeStay Industrial đậm phong cách “công nghiệp” mạnh mẽ
HomeStay là thuật ngữ chỉ một loại hình lưu trú khá phổ biến và được ưa chuộng hiện nay. Vậy bạn có biết HomeStay là gì? Những đặc trưng của loại hình HomeStay? Nếu chưa, hãy tìm hiểu cùng Dautudat.vn nhé!
Mục lục bài viết
HomeStay là gì?
HomeStay là loại hình Du Lịch mà khách sẽ được nghỉ ngơi và lưu trú lại tại nhà người dân địa phương, nơi mà họ đặt chân đến nhằm giúp du khách khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống Văn Hóa của từng vùng miền tại địa phương đó.
HomeStay là gì?
Hiểu một cách đơn giản và bao quát nhất, HomeStay là loại hình Du Lịch dựa vào cộng đồng, tức là lưu trú tại nhà dân, khu HomeStay tại địa phương nơi khách đến, giúp nơi đó quảng bá Văn Hóa , con người và cảnh đẹp một cách chân thật nhất. Loại hình Du Lịch HomeStay được đánh giá là đặc biệt phù hợp với quốc gia đa Văn Hóa như Việt Nam, phát triển nhất tại các tỉnh, thành phố phát triển Du Lịch như Hà Nội, Yên Bái, Mộc Châu, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Đà Lạt, Ninh Thuận, Khánh Hòa, …
6 đặc trưng loại hình của HomeStay
1. Khách Du Lịch có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và tìm hiểu Văn Hóa địa phương
Là hình thức Du Lịch dựa vào cộng đồng, HomeStay là loại hình Du Lịch lưu trú mà tại đó, khách Du Lịch sẽ cùng ăn, cùng ngủ và cùng sinh hoạt với người dân bản địa, được coi như là người nhà, được tham gia vào các công việc thường ngày cũng như lễ hội tại đó.
Khách Du Lịch có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và tìm hiểu Văn Hóa địa phương
Đây là cách hữu hiệu để du khách nhanh chóng và trực tiếp hòa nhập, cảm nhận về vùng đất mà họ đang đến, chứ không đơn thuần chỉ là tham quan.
2. HomeStay là dịch vụ “ăn Bản – ngủ Bản”
HomeStay là dịch vụ “ăn Bản – ngủ Bản”
Là một phương thức hoạt động kinh doanh mà cộng đồng dân cư chính là người cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách Du Lịch, bao gồm dịch vụ lưu trú và ăn uống, đôi khi còn “bao” luôn cả vai trò của một hướng dẫn viên Du Lịch hướng dẫn du khách tìm hiểu đời sống Văn Hóa cũng như tinh thần, các danh lam thắng cảnh đẹp, lạ, hoang sơ mà nếu không phải người bản địa, chưa chắc người khác đã biết.
3. Trải nghiệm mô hình HomeStay được giao lưu và trau dồi khả năng ngoại ngữ
Trải nghiệm mô hình HomeStay được giao lưu và trau dồi khả năng ngoại ngữ
Mọi khách Du Lịch tìm đến HomeStay đều đa phần không quen biết trước đó. Lưu trú tại đây, nghĩa là bạn và những du khách khác cùng tham gia vào các hoạt động, sinh hoạt chung và cùng tìm hiểu đời sống Văn Hóa của người dân bản địa tại đó. Vì vậy, loại hình Du Lịch này sẽ là cầu nối cho những mối quan hệ mới, đồng thời nếu bạn muốn trau dồi thêm vốn ngoại ngữ, nhất là khả năng giao tiếp thì HomeStay chính là môi trường lí tưởng nhất cho bạn.
4. Vị trí hình thành HomeStay
Vị trí hình thành HomeStay
Theo tìm hiểu, các HomeStay đa phần thường được hình thành và phát triển ở những vùng, khu vực có tài nguyên hoang dã cần bảo tồn, các khu vực dân cư có tài nguyên Văn Hóa đa dạng, phong phú, có những nét đặc trưng Văn Hóa tộc người, các khu vực mà không đủ điều kiện (kinh phí, quy mô, quy hoạch,…) để xây dựng nhà nghỉ, khách sạn hay nhà hàng, quán ăn phục vụ nhu cầu của du khách.
5. HomeStay Quy mô nhỏ và giá rẻ
Để có thể kinh doanh loại hình Du Lịch HomeStay, các hộ gia đình sẽ tự cải tạo ngôi nhà của mình đáp ứng các yêu cầu thiết yếu rồi xin giấy phép kinh doanh tại chính quyền địa phương và bắt đầu đón khách.
Homestay quy mô nhỏ và giá rẻ
Theo đó, thông thường, mỗi gia đình có thể đón khoảng từ 10 đến 30 du khách (tùy thuộc vào quy mô) với giá dao động khoảng từ vài chục đến vài trăm nghìn cho một phòng (tùy quy mô, địa phương và trang thiết bị,…)
6. Dịch vụ HomeStay
Dù chỉ dừng lại ở mức trung bình khá nhưng các dịch vụ tại HomeStay đều khá đầy đủ, phục vụ các nhu cầu cá nhân như ăn uống, nghỉ ngơi một cách thoải mái, dễ chịu với giá tốt nhất.
Dịch vụ homestay
8 phong cách thiết kế HomeStay độc đáo để hút khách
Kinh doanh HomeStay muốn đông khách bên cạnh giá phòng ưu đãi và dịch vụ tiện nghi thì phong cách thiết kế – yếu tố tạo nên ấn tượng ban đầu, vô cùng quan trọng nhằm kích thích du khách click vào link để tìm hiểu chi tiết trước khi ra quyết định đặt phòng. Bạn dự định kinh doanh loại hình lưu trú HomeStay nhưng “bí” ý tưởng? – Đừng lo! Dưới đây là một số gợi ý thiết kế độc đáo để bạn tham khảo!.
1. Mô hình HomeStay Vintage cổ điển
Đây là phong cách thiết kế HomeStay được ưa chuộng nhất, thu hút khách đặt phòng là giới trẻ mê check-in, các cặp đôi thích “đưa nhau đi trốn” hay những ai sở hữu “gu” thẩm mỹ có tầm. Với vintage HomeStay, mọi ngóc ngách đều mang hơi thở của nét cổ điển, đậm vẻ đẹp cổ xưa đầy lãng mạn.
Vintage cổ điển
2. Mô hình HomeStay Natural tự nhiên, mộc mạc
Natural hay green living là những từ chỉ phong cách thiết kế HomeStay đậm chất “xanh”, gần gũi với thiên nhiên, mang đến cho khách lưu trú cảm giác tươi tắn, thoải mái, giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau những chuỗi ngày lao động mệt nhoài chốn phố thị.
Natural tự nhiên, mộc mạc
Thông thường, những HomeStay chuộng phong cách này sẽ ưu tiên sử dụng các nguyên liệu như gỗ, mây tre, nứa, lá cọ… trong thiết kế và trang trí không gian. Một số mô hình natural HomeStay được yêu thích như: ngôi nhà trên cây, con nhộng, mái lá view biển, nhà sàn…
3. Mô hình HomeStay Retro pha trộn độc đáo
Đây sẽ là sự kết hợp độc đáo giữa những yếu tố cổ điển và hiện đại, vừa hoài niệm nhưng không nhàm chán cho du khách, nhất là những bạn trẻ năng động, mê khám phá và trải nghiệm. Với kiểu thiết kế này, mô hình sẽ đa dạng các ý tưởng trang trí và sắp đặt, mang đến những cảm nhận về không gian nội thất đa chiều.
Retro pha trộn độc đáo
4. Mô hình HomeStay Scandinavian Tinh tế
Sắc trắng tinh khôi là màu sắc chủ đạo để nói đến phong cách Scandianvivan, từ những mảng tường cho đến chăn, ga, gối, nệm hay rèm, tủ treo quần áo… HomeStay theo lối thiết kế này mang đến cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế.
Scandianvian tinh tế
5. Mô hình HomeStay Rustic style thô mộc, ấm cúng
Mô hình HomeStay theo phong cách rustic style tuy giản dị nhưng mang tính ứng dụng cao, phù hợp trong cả những không gian lưu trú có diện tích không quá thoải mái.
Rustic style thô mộc, ấm cúng
Do đó, những chiếc giường pallet đơn giản hay giường tầng được ưa chuộng hơn cả. Chú trọng khâu bày trí và sắp đặt, thêm thắt những vật dụng tạo điểm nhấn cho không gian, tạo background check-in cực chất để thu hút và làm hài lòng khách hàng.
6. Mô hình HomeStay Bohemian cá tính, phá cách
HomeStay thiết kế theo phong cách này thường chọn những họa tiết trang trí cầu kỳ như hoa văn thổ cẩm hay tua-rua để làm điểm nhấn.
Bohemian cá tính, phá cách
Hình ảnh này được thể hiện đậm nét trên vỏ gối, chăn, đến tường, sàn nhà, cầu thang hay thậm chí cả những chiếc võng quen thuộc. Tuy nhiên, nên cân nhắc khi sử dụng và kết hợp nhiều món đồ vì có thể gây rối mắt, tạo cảm giác mọi thứ trở nên lộn xộn, bừa bãi.
7. Mô hình HomeStay Minimalism tươi mới
Mininalism tươi mới
Cũng chuộng tông màu trắng chủ đạo, mininalism HomeStay mang đến cảm giác tươi mới và hiện đại cùng lối thiết kế thông minh, tối ưu nhu cầu sinh hoạt của du khách bằng cách loại bỏ triệt để những vật dụng thừa thải trong không gian sống, trả lại cảm giác thoải mái, tự do và phóng khoáng.
8. Mô hình HomeStay Industrial đậm phong cách “công nghiệp” mạnh mẽ
Đúng như tên gọi, Industrial HomeStay là những công trình mô phỏng lại hình ảnh nhà máy, công xưởng hay khu sản xuất với những đường nét mạnh mẽ, dứt khoát, toát lên sự giản đơn nhưng không kém hiện đại và năng động, thể hiện rõ hơi thở của nhịp sống thành thị. Trắng – xám – đen – nâu… là những màu sắc chủ đạo của phong cách này. Ngoài ra, những thiết bị lộ thiên hay các mảng tường sơn dở hoặc vài điểm nhấn decor độc – lạ, tuy trông có vẻ lộn xộn, đổ nát nhưng vô cùng bắt mắt, hấp dẫn và sắc nét.
Industrial đậm phong cách “công nghiệp” mạnh mẽ
Nhiều HomeStay còn thiết kế kết hợp thêm một hay một số phong cách khác để tạo sự khác biệt. Theo đó, nên kết hợp Industrial với Rustic, Scandinavian hay Minimalism; tránh kết hợp với Vintage hoặc Bohemian để đảm bảo tính hài hòa và nhất thể.