Hub là gì? Công dụng của Hub và sự khác nhau giữa Hub và Switch

Nhắc đến hệ thống mạng thì không thể không nhắc đến các thiết bị như Hub. Vậy Hub là gì? Nó có đặc điểm, vai trò cũng như ứng dụng như thế nào? Hay Hub và Switch có gì giống và khác nhau. Mời các bạn cùng tham khảo thông chi tiết trong phần chia sẻ sau của Teltonika Việt Nam nhé! 

1. Hub là gì? 

Thiết bị hub là gì? Hub là một thiết bị mạng lớp vật lý được sử dụng để kết nối nhiều thiết bị trong mạng. Chúng thường được dùng để kết nối các máy tính trong mạng LAN với nhau. Hiểu một cách đơn giản, Hub như là một điểm kết nối chung cho mọi thiết bị trong mạng.

Hub là gì

Một hub có nhiều cổng (thường từ 4 – 24 cổng). Một máy tính muốn kết nối với mạng sẽ được cắm vào một trong các cổng này. Khi một khung dữ liệu đến một cổng, nó sẽ được phát đến mọi cổng khác mà không cần xem xét liệu nó có được dành cho một đích cụ thể hay không.

>> Tham khảo: Modem là gì? Thông tin cơ bản về chức năng và ưu, nhược điểm

2. Đặc điểm của Hub

Hub được như coi là một bộ lặp với nhiều cổng khác nhau. Như ở phần trên đã đề cập, các hub thường có 4 đến 24 cổng. Tuy nhiên, cũng có một số loại hub có nhiều cổng hơn sơ với bình thường tùy thuộc vào nhu cầu người sử dụng. Hầu hết các hub được sử dụng trên mạng 100BASET hoặc mạng 10BASET. 

Cùng với đó, thiết bị này không phân chia nhiệm vụ riêng cho bất kỳ cổng nào, do đó, dữ liệu đầu vào sẽ được truyền đến tất cả các cổng. Vì vậy, trong quá trình sử dụng, nếu có một cổng hub nào gặp sự cố, người dùng có thể dùng dữ liệu tại một cổng hub khác.

Hub là gì

Dưới đây là một số đặc điểm khác nổi trội của Hub:

  • Hub hoạt động với các thiết bị phát sóng và có khả năng chia sẻ băng thông.

  • Hub hoạt động trên lớp vật lý (Physical layer) của mô hình OSI (Open Systems Interconnection Reference Model – Mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở).

  • Hub cung cấp hỗ trợ cho chế độ truyền bán song công (half-duplex). Hiểu một cách đơn giản là thiết bị truyền 2 chiều nhưng mỗi lần truyền chỉ truyền 1 chiều mà không truyền song song.

  • Hub không hỗ trợ giao thức tree protocol.

  • Hub không tạo được mạng LAN ảo bằng trung tâm.

  • Hub có một một miền collision và một miền chia sẻ.

3. Thiết bị Hub dùng để làm gì? Ứng dụng của Hub

Ở các phần trước chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hub là thiết bị gì, cũng như nắm được các đặc điểm của thiết bị này. Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về công dụng của Hub.

Hub đóng vai trò như một trung tâm kết nối cho tất cả các thiết bị mạng, nó tiếp nhận và xử lý các gói dữ liệu bằng cách khuếch đại tín hiệu và sau đó truyền tới các cổng khác để các thiết bị được kết nối đều có thể sử dụng. Các ứng dụng quan trọng của Hub phải kể đến như:

  • Để tạo các mạng gia đình nhỏ.

  • Để giám sát mạng.

  • Để cung cấp kết nối trong các tổ chức

  • Cung cấp một thiết bị có sẵn ngoài mạng

>> Gợi ý: Mạng WAN là gì? Tổng quan kiến thức về mạng diện rộng WAN

4. Ưu điểm và nhược điểm của thiết bị Hub

4.1. Ưu điểm

  • Cung cấp hỗ trợ cho các loại Network Media khác nhau.

  • Có thể được sử dụng bởi bất cứ ai vì nó rất rẻ.

  • Có thể dễ dàng kết nối nhiều loại phương tiện khác nhau.

  • Việc sử dụng một Hub không ảnh hưởng đến hiệu suất mạng.

  • Có thể giúp mở rộng khoảng cách của mạng.

Hub là gì

4.2. Nhược điểm

  • Không có khả năng chọn đường đi tốt nhất của mạng.

  • Không bao gồm các cơ chế như phát hiện va chạm.

  • Không hoạt động ở chế độ full-duplex và không thể chia thành Segment.

  • Không thể giảm lưu lượng mạng vì nó không có cơ chế.

  • Không thể lọc thông tin khi nó truyền các gói đến tất cả các phân đoạn được kết nối.

  • Không có khả năng kết nối các kiến ​​trúc mạng khác nhau như vòng, mã thông báo và Ethernet…

5. Phân loại các loại Hub phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thị trường có 3 loại hub phổ biến là Hub chủ động (Active Hub), Hub bị động (Passive Hub) và Hub thông minh (Smart Hub). Mỗi loại đều có các đặc điểm, tính năng riêng khác nhau. Dưới đây là chi tiết về 3 loại hub.

5.1. Hub thụ động (Passive Hub)

Hub thụ động là là loại hub đơn giản nhất hiện nay với các chức năng cơ bản nhất của Hub là: 

  • Nhận tín hiệu qua một cổng và chuyển nó đến tất cả các cổng

  • Xác định các lỗi và phần cứng bị lỗi.

5.2. Hub chủ động (Active Hub)

Hub chủ động là loại hub có nhiều tính năng vượt trội hơn so với hub thụ động. Bao gồm:

Hub là gì

  • Kiểm tra, sắp xếp các gói dữ liệu khi truyền đi.

  • Sửa chữa các gói dữ liệu bị lỗi, hỏng mà không ảnh hưởng đến quá trình truyền dẫn các gói khác.

  • Đọc tất cả các luồng tín hiệu yếu và khuếch đại tín hiệu trước khi truyền đi. Nếu một thiết bị không nhận được tín hiệu, nó sẽ khuếch đại tín hiệu mạnh hơn để đảm bảo rằng các thiết bị có thẻ hoạt động một cách liên tục.

  • Có khả năng tái đồng bộ và lặp lại việc truyền các gói dữ liệu để tránh lỗi kết nối.

5.3. Hub thông minh (Smart Hub)

Hub thông minh là loại hub cao cấp nhất với nhiều tính năng vượt trội hơn so với 2 loại trên. Các tính năng vượt trội bao gồm:

  • Quản lý dữ liệu thông minh

  • Có khả năng phát hiện, chẩn đoán vấn và tìm cách giải quyết dễ dàng.

  • Khả năng tìm kiếm các thiết bị hoạt động kém, lỗi thời, sai lệch tốt hơn. 

  • Phát hiện được những lỗi mà hub bị động và chủ động không tìm thấy được.

  • Tính linh hoạt cao. 

  • Khả năng truyền dẫn khối lượng dữ liệu lớn. 

  • Đảm bảo tốc độ tiêu chuẩn (~100mbp) với desktop

>> Đọc thêm: Thiết bị mạng là gì? Tổng quan 8 thiết bị mạng phổ biến hiện nay

6. Sự khác nhau giữa Hub và Switch

Để bạn đọc có thể dễ dàng thấy được sự khác biệt giữa Hub và Switch, chúng tôi đã tổng hợp và đưa ra một bảng so sánh như sau:

Điểm khác biệt
Hub
Switch
Cách chuyển dữ liệu

Khi dữ liệu đi vào từ một cổng thì Hub sẽ sao chép và chuyển dữ liệu ra tất cả các cổng còn lại.

Khi dữ liệu đi vào, Switch sẽ phân tích, xác định địa chỉ nguồn và đích để chuyển dữ liệu đến chính xác điểm đích

Cơ chế hoạt động

Chế độ half duplex – 1 chiều

Tức là trong một thời điểm chỉ có thể nhận hoặc truyền dữ liệu.

Cơ chế full duplex – 2 chiều 

Trong cùng 1 lúc có thể vừa truyền và vừa nhận dữ liệu.

Lớp hoạt động

Lớp vật lý (Physical layer)

Lớp liên kết dữ liệu (Link layer)

Kết nối

Chỉ liên kết qua một Hub ở trung tâm

Có thể dùng để kết nối nhiều hệ thống với nhau

Cơ chế lọc 

Không có

Dạng dữ liệu

Dạng điện, bit

Dạng frame, packet

Loại thiết bị

Bị động, ​​không được liên kết với bất kỳ phần mềm nào

Chủ động, được trang bị phần mềm mạng

Tốc độ

10 – 100 Mbps

10 Mbps – 1Gbps

Khả năng xung đột

Xung đột có thể xảy ra trong quá trình thiết lập truyền dữ liệu khi có nhiều máy tính đặt dữ liệu đồng thời vào các cổng.

Xung đột không xảy ra

Giá thành

Rẻ hơn

Đắt hơn

7. Khi nào nên dùng Hub tốt hơn Switch?

Hub chậm hơn và có ít tính năng hơn so với switch, nó cũng không thể gửi hoặc nhận thông tin cùng một lúc, nhưng lại có giá thành rẻ hơn. Nên phù hợp với các hệ thống nhỏ, ít thiết bị.

Hub là gì

Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng Hub nếu muốn thực hiện chuẩn đoán giao thức tại một Plugfest. Trong trường hợp này, Hub sẽ không bị hạn chế lưu lượng cổng và cũng giúp cho các công cụ chuẩn đoán dễ nhìn thấy thông báo hơn. Switch phù hợp khi phải kết nối với nhiều thiết bị hơn do có đầy đủ các tính năng cần thiết, hoạt động với chế độ full duplex (nhận và gửi thông tin cùng lúc).

Tổng kết

Như vậy, qua bài viết trên Teltonika Việt Nam đã giúp bạn làm rõ Hub là gì, nắm được công dụng, ưu nhược điểm, cũng như là phân biệt nó với Switch. Hy vọng rằng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.

Gọi chúng tôi ngay hôm nay tại 090.320.9123 hoặc liên hệ e-mail [email protected] để được tư vấn chi tiết về sản phẩm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC:

5/5 – (1 bình chọn)

NHÀ PHÂN PHỐI Teltonika networks TẠI việt nam

Modem công nghiệp & Modem 3G, 4G Teltonika | Router công nghiệp & Router wifi 3G, 4G Teltonika | Switch công nghiệp Teltonika

  • [ Hà Nội ] Tầng 6, Số 23 Phố Tô Vĩnh Diện, P. Khương Trung, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội
  • Hotline báo giá Teltonika Networks: 0903 209 123
  • [ Email ] nhận báo giá phân phối Thiết bị mạng Teltonika: [email protected]