Hướng dẫn cách lái xe số tự động từ A – Z cho người mới – Thibanglaixe24h
Về số N trước khi về số P
Cách lái xe số tự động là điều mà rất nhiều người mới học lái xe thắc mắc. Hầu hết các dòng xe ô tô mới hiện nay nhất là ở những phiên bản cao cấp đều được trang bị hộp số tự động nhằm tối ưu các thao tác cho người dùng. Ngoài ra, xe được trang bị số tự động còn thúc đẩy hệ truyền động, cho vòng tua máy lý tưởng làm xe di chuyển êm ái và ổn định. Hãy cùng tìm hiểu về cách lái xe số tự động trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
Tìm hiểu về xe số tự động
Xe số tự động là gì?
Xe số tự động là xe sử dụng hộp số có khả năng được điều chỉnh hoàn toàn tự động (hộp số Automatic Transmission). Các tài xế không cần tự điều chỉnh tăng giảm số bằng tay. Điều này góp phần làm giảm bớt thao tác điều khiển và giúp các tài xế tập trung quan sát để xử lý tình huống trong quá trình tham gia giao thông.
Các dòng xe số tự động được cho là dễ sử dụng hơn so với các dòng xe số sàn do xe số sàn có hệ thống bánh răng truyền động thủ công. Vì thế, nó yêu cầu người lái phải thực hiện thao tác kết hợp giữa côn, phanh, ga mới có thể chuyển số bằng cần số tay.
Xe số tự động là được phân ra làm hai loại chính bao gồm:
-
Xe có cấp (AMT và AT), AT là hộp số trên các loại xe ô tô hiện nay.
-
Xe vô cấp CVT là loại xe truyền động bằng dây đai kim loại còn được gọi là hộp số biến thiên vô cấp và thường xuất hiện trên các dòng xe ô tô cỡ nhỏ.
Xe số tự động thuận tiện, dễ lái nên được rất nhiều lái xe mới lựa chọn. Khi lái xe số tự động, người lái chỉ cần lên xe, nổ máy, nhả phanh và đạp ga mà không cần phải lo lắng về việc xe bị tắt máy, hay sự khác nhau về tốc độ của xe ở mỗi số.
Khi sử dụng loại xe này, người lái gần như chỉ cần quan tâm tới chân ga và chân phanh. Vì thế, phần lớn những tài xế lái xe số tự động chưa thật sự quan tâm đến hướng dẫn lái xe cho loại xe này.
Ý nghĩa ký hiệu trên xe số tự động
P, R, N D là 4 ký hiệu thường xuất hiện trên cần số xe tự động được sắp xếp theo đường ziczac hoặc thẳng hàng. Người lái xe cần nắm được ý nghĩa của từng ký hiệu, vị trí và cách sử dụng của chúng để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.
P – Parking
Ký hiệu P có ý nghĩa là số đỗ, được sử dụng khi khởi động hoặc dừng xe. Trong một số trường hợp có lực lớn tác động và phía sau xe, có thể dùng cần số P để kéo phanh tay làm tăng tính an toàn và hạn chế hư hại hộp số.
R – Reverse
Ký hiệu R được gọi là số lùi và dùng khi muốn lùi xe. Cần lưu ý không dùng số lùi khi xe chưa dừng hẳn mà có thể dùng chân để đạp phanh rồi mới về số và nhả phanh từ từ để đảm bảo an toàn.
N – Neutral
Ký hiệu N hay còn được gọi là số More biểu thị xe đang trong trạng thái tự nhiên. Khi cần số hiển thị số N nghĩa là động cơ hoạt động nhưng bánh xe không di chuyển. Để đảm bảo an toàn, người lái xe không nên về số N khi đang vận hành xe. Bởi nếu về số N thì người lái sẽ khó kiểm soát tốc độ. Chỉ về số N khi dừng xe để sửa chữa, bảo dưỡng hoặc trong khi đỗ xe, dừng đèn đỏ. Đồng thời,khi về số N, cần kết hợp đạp phanh chân hoặc kéo phanh tay để đảm bảo an toàn.
D – Drive
Ký hiệu D trên xe số tự động là số tiến. Số D được sử dụng khi xe chuyển động trên đoạn đường có bề mặt bằng phẳng và điều kiện thời tiết tốt. Trong trường hợp lái xe với điều kiện địa hình trơn trượt, nhiều dốc thì tài xế nên chuyển qua chế độ bán tự động để giữ cho máy khỏe và kiểm soát tốc độ tốt hơn.
Ngoài ra, vẫn còn một số ký hiệu khác mà mỗi tài xế cần hiểu rõ như sau:
M – Manual
Đây là ký hiệu M có chức năng tương tự như xe số sàn. Nó có tác dụng giúp cho xe chuyển qua các số 1, 2, 3, 4, 5 và ngược lại. Ký hiệu M thường có thêm dấu “+” hoặc dấu “-” đi kèm.
S – Sport
Ký hiệu S trên xe số tự động được hiểu là chế độ lái thể thao có chức năng chuyển số tùy ý muốn của tài xế, tương tự như số M. Chế độ này giúp xe có khả năng tăng tốc nhanh, mang đến cảm giác mạnh mẽ như khi lái xe thể thao.
L – Low
Số Low hay còn được gọi là số thấp thường được sử dụng trong các tình huống lên dốc, xuống dốc hoặc có trọng tải nặng.
B – Brake
Số B ở xe số tự động được hiểu là số hãm có tác dụng gần giống như số L có thể hỗ trợ hãm tốc trong trường hợp xe xuống dốc.
OD – Overdrive
Số OD là số được dùng với chế độ tăng tốc nhanh và thường được sử dụng trong những tình huống đổ đèo và vượt tốc.
D1 – Drive 1, D2 – Drive 2
D1, D2 là 2 số được dùng khi người lái di chuyển trên những con đường gồ ghề, nhiều ổ gà, ổ voi, không bằng phẳng hoặc cần di chuyển chậm.
Hướng dẫn cách lái xe số tự động đúng kỹ thuật chi tiết nhất
Cách khởi động xe số tự động
Để khởi động xe số tự động, người lái chỉ cần gạt cần số về đúng vị trí số mà mình mong muốn. Mỗi vị trí số đều được nhà sản xuất kí hiệu rõ trên bệ cần số. Các bước thực hiện khởi động xe như sau:
-
Bước 1: Đạp giữ chân phanh;
-
Bước 2: Bật chìa khoá hoặc nhấn nút bấm khởi động xe tùy vào từng loại xe;
-
Bước 3: Giữ nguyên chân phanh rồi kéo nhả phanh tay;
-
Bước 4: Giữ nguyên chân phanh rồi chuyển cần số từ vị trí số P sang số D;
-
Bước 5: Nhả chân phanh sau đó chuyển sang đạp nhẹ chân ga để xe từ từ di chuyển lên phía trước.
Cách dừng đỗ xe số tự động
Khi dừng đỗ xe số tự động, tài xế cần chuyển số về vị trí số P với các bước như sau:
-
Bước 1: Khi gần đến điểm muốn dừng thì cần bắt đầu giảm ga, rồi đạp từ từ chân phanh để xe giảm tốc từ từ và cuối cùng đạp mạnh phanh để xe dừng hẳn.
-
Bước 2: Giữ nguyên chân phanh đồng thời kéo phanh tay.
-
Bước 3: Đẩy cần số về số P.
-
Bước 4: Tắt máy xe.
Cách dừng đèn đỏ với xe số tự động
Khi gần đến vị trí dừng đèn đỏ, tài xế cần tiến hành nhả chân ga và chuyển sang đạp chân phanh cho đến khi xe được dừng hẳn. Nếu thời gian dừng đèn đỏ khoảng tầm 15 giây thì giữ nguyên chân phanh và đợi cho đến khi đèn xanh bật thì nhả chân phanh sau đó đạp chân ga cho xe tiếp tục di chuyển..
Nếu thời gian dừng đèn đỏ trên 15 giây thì các lái xe nên chuyển cần số về số N, đồng thời giữ nguyên chân phanh hoặc nếu thời gian đợi lâu hơn có thể kéo phanh tay. Khi đèn xanh bật, hãy giữ chân phanh đồng thời nhả phanh tay và đẩy cần số về D rồi chuyển chân phanh sang chân ga cho xe di chuyển.
Cách lùi xe số tự động
Để xe lùi xe số tự động thì cần chuyển số về vị trí số R và thực hiện 3 bước như sau:
-
Bước 1: Đạp chân phanh.
-
Bước 2: Chuyển cần số từ số D về số R.
-
Bước 3: Kết hợp giữa chân phanh và chân ga để xe lùi.
Sau khi đã lùi xe vào vị trí thì lái xe cần thực hiện các bước đỗ xe như hướng dẫn bên trên.
Cách vào số xe tự động đơn giản an toàn
Vào số N khi xe đang chạy
Nhiều người thường nghĩ rằng việc để số N một lúc khi đang chạy xe sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng, đây là thói quen gây hại cho hộp số. Theo các chuyên gia về xe số tự động, việc chuyển đổi với tần suất liên tục giữa số D và số N sẽ làm cho các chi tiết trong hộp số phải thay đổi chu trình hoạt động liên tục nên dễ làm giảm tuổi thọ hộp số.
Ngoài ra, việc các tài xế để số N khi xe đang chạy cũng rất nguy hiểm do khi đang chạy xe không thể giảm tốc bằng phanh động cơ. Nhất là lúc đang chạy xe mà cần số ở vị trí N thì các tài xế sẽ dễ bị chuyển nhầm về R hoặc P, gây nguy hiểm.
Về số N khi dừng đèn đỏ
Việc lựa chọn số nào khi dừng đèn đỏ là chủ đề gây ra nhiều tranh cãi trên các diễn đàn xe hơi. Theo các chuyên gia, việc sử dụng một số cố định khi tạm dừng xe lúc đèn đỏ là không chính xác. Người lái cần linh hoạt trong mọi trường hợp và lựa chọn số phù hợp nhất với từng hoàn cảnh.
Có nhiều ý kiến cho rằng khi dừng đèn đỏ mà về số D thường xuyên và đạp phanh sẽ hao xăng và hao mòn hộp số. Trong khi một số người lại cho rằng chuyển về số N và kéo phanh tay sẽ giúp tài xế đỡ mỏi chân và đảm bảo an toàn hơn nếu bị xe đâm từ phía sau.
Tuy nhiên các kỹ sư của hãng Ford, cho rằng việc chuyển từ số D sang N và ngược lại thường xuyên sẽ khiến các chi tiết trong hộp số phải thay đổi chu kỳ hoạt động và dễ làm giảm tuổi thọ hộp số. Do đó, cách xử lý phù hợp nhất là với thời gian dừng lâu, các tài xế mới nên chuyển về số N và kéo phanh tay. Còn nếu thời gian chờ đèn đỏ ngắn thì nên giữ số D và đạp chân phanh.
Về số N khi xuống dốc
Về số N khi xuống dốc được nhiều người cho là sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên điều này lại cực kỳ nguy hiểm do khi về số N để xuống dốc thì xe sẽ chạy theo quán tính và không thể phanh bằng động cơ. Do đó, nếu muốn giảm tốc thì chỉ có thể đạp chân phanh liên tục. Có rất nhiều trường hợp bị nóng phanh, hỏng phanh do mất kiểm soát.
Không nên về số N khi đổ dốc do hiện nay nhiều xe số tự động có thể tự ngắt nguồn cung cấp nhiên liệu khi xe đang xuống dốc. Bên cạnh đó, nếu về số N rồi khởi động xe trở lại thì có thể gây tốn kém nhiên liệu hơn.
Về số N trước khi về số P
Trong điều kiện xe chạy trên địa hình bằng phẳng thì việc về số P trước hay kéo phanh tay trước khi dừng xe là hai việc không quá khác biệt. Tuy nhiên với địa hình không bằng phẳng, nếu xe chưa dừng hẳn mà tài xế đã về P rồi khóa nhanh tay thì khi nhả chân phanh sẽ dễ bị dằn mạnh.
Quy trình dừng xe đúng cách mà các bạn cần biết đó là kéo phanh tay rồi mới chuyển về P. Ngoài ra, các bạn có thể thực hiện thêm bước chuyển về số N trước rồi kéo phanh tay và về P cuối cùng.
Số D1, D2, D3
Các chế độ D1, D2, D3 là công cụ hỗ trợ rất tốt cho xe khi di chuyển lên, xuống dốc cần phải có sức kéo hoặc lực hãm lớn. Tuỳ theo độ dốc mà người lái sẽ chọn số D1, D2 hoặc D3. Để dò tìm số, tài xế chỉ cần chuyển cần số về các số tương ứng. Số nào khiến xe giữ tốc độ chậm bình thường mà không cần rà phanh thì hãy lựa chọn nó.
Số tay M
Trên xe số tự động thường có ký hiệu M+ M- được dùng trong các trường hợp muốn kiểm soát tốc nhanh, leo dốc, xuống dốc. Việc chọn số phù hợp sẽ giúp xe số tự động tăng độ hãm, có thể phanh xe bằng động cơ và giảm áp lực lên hệ thống phanh.
Kỹ thuật và kinh nghiệm lái xe số tự động
Đạp phanh khi khởi động xe
Khi khởi động xe số tự động, các tài xế cần đạp hết bàn phanh, để cần số ở vị trí số P và kéo phanh tay. Các động tác này sẽ đảm bảo an toàn và tránh cho xe tăng tốc đột ngột.
Đạp ga và đạp phanh bằng chân phải
Việc dùng 2 chân để lái xe số tự động là lỗi cơ bản rất phổ biến nhất. Thói quen đạp cùng lúc 2 chân ga và chân phanh rất nguy hiểm. Khác với xe số sàn, phải đạp thêm chân côn thì xe số tự động chỉ có bàn đạp ga và phanh. Ngoài ra, đa số các dòng xe ô tô hiện đại đều có thiết kế chân phanh và chân ga hướng về chân phải để có thể điều khiển thoải mái.
Vì thế, nếu người lái dùng chân trái để đạp phanh thì sẽ hơi bị lệch so với chỗ ngồi. Đồng thời, Khi cần phanh gấp thì thường lái xe sẽ không có đủ lực hoặc phản xạ không nhanh. Mặt khác, lái xe bằng 2 chân sẽ rất dễ rơi vào lỗi đạp chân ga và phanh cùng lúc.
Đặc biệt, đạp chân ga và phanh bằng 2 chân còn dễ khiến các tài xế không phản ứng kịp trong các tình huống khẩn cấp. Do đó, họ rất dễ nhầm chân phanh và chân ga. Vì thế, khi lái xe số tự động, chỉ dùng 1 chân phải để đạp chân phanh và ga để tránh rủi ro không đáng có.
Đạp phanh khi chuyển số từ vị trí số P hoặc số N
Khi cần chuyển số từ vị trí số P hoặc số N sang những số khác, tài xế cần phải luôn đạp chân phanh. Không được đạp chân ga bởi điều này dễ gây tăng tốc đột ngột. Bên cạnh đó, cũng cần đạp phanh khi chuyển số từ các số khác về số P và số N để tránh bị mất lái.
Tránh để chân chờ trên bàn đạp phanh
Khi xe đang tạm dừng, nhiều người có thói quen để chân chờ trên bàn đạp ga. Điều này là hoàn toàn sai với quy tắc “không ga thì phanh” bởi nó rất nguy hiểm. Nếu xảy ra tình huống bất ngờ, các tài xế rất dễ đạp luôn vào chân ga và bị tăng tốc đột ngột dẫn đến mất kiểm soát. Vì thế, nếu không cần đạp ga thì hãy hướng mũi chân của mình sang bàn đạp phanh.
Những lưu ý cần biết khi học lái xe số tự động
Không để chai nước ở sàn xe
Nhiều người thường đặt chai lọ hay nhiều vật dụng khác ở sàn xe ngay dưới ghế lái. Điều này rất nguy hiểm vì những đồ vật ấy có thể lăn vào, gây kẹt chân ga hoặc chân phanh. Vì vậy, không đặt bất kỳ đồ vật nào ở khu vực sàn xe ngay dưới ghế lái.
Không để các vật nặng như chai tinh dầu sát kính lái
Nhiều người hay để vật nặng hoặc lọ tinh dầu ngay sát kính lái. Tuy nhiên, trong một số trường hợp xảy ra va chạm thì vật nặng theo quán tính sẽ va đập vào kính làm vỡ kính hoặc bay vào người gây thương tích.
Không mang giày, dép cao gót khi lái xe
Việc đeo dép, giày cao gót sẽ gây khó khăn khi điều khiển chân ga và chân phanh. Khi lái xe ô tô, các bạn nên mang giày, dép bình thường hoặc dùng chân trần. Nếu cởi bỏ giày để dùng chân trần thì lưu ý không đặt giày ở khu vực sàn xe ngay dưới ghế lái để tránh mắc kẹt vào chân ga, chân phanh.
Thường xuyên kiểm tra tình trạng xe
Khi hệ thống vận hành của xe bị lỗi thì hệ thống đèn báo lỗi hộp số ở cụm đồng hồ sau vô lăng sẽ bật sáng. Trong quá trình sử dụng xe, các bạn cần quan sát hệ thống đèn báo này để chủ động đưa xe đến gara kiểm tra càng sớm càng tốt. Hơn hết, hãy kiểm tra xe định kỳ để đảm bảo an toàn.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về cách lái xe số tự động mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng rằng với những thông tin này, các bạn sẽ có thể chuẩn bị cho mình những hành trang thật tốt để dự sách hạch bằng lái xe. Nếu bạn đang có nhu cầu học và thi bằng lái xe các loại, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ lưỡng nhé.
Xem thêm: Kinh nghiệm lái xe đêm đảm bảo an toàn tuyệt đối
5/5 – (1 bình chọn)