Hướng dẫn cách lắp đặt hệ thống chống sét lan truyền

Tại sao phải lắp đặt hệ thống chống sét lan truyền? Theo những thống kê có được thì có tới 70% hư hỏng do sét gây ra là bởi sét lan truyền theo đường cấp nguồn và trên đường tín hiệu. Bởi vậy mà để hạn chế tới mức tối đa những hỏng hóc do sét gây ra, bên cạnh hệ thống chống sét trực tiếp chúng ta sẽ cần lắp đặt thêm hệ thống chống sét lan truyền. Bài hôm nay, chống sét JSC xin được chia sẻ tới mọi người hướng dẫn cách lắp đặt hệ thống chống sét lan truyền.

Cách lắp đặt hệ thống chống sét lan truyền

Để lắp đặt thành công một hệ thống chống sét lan truyền, ngoài mặt kiến thức sẽ cần đòi hỏi người thợ phải có những kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn tốt. Phải am hiểu về hệ thống cũng như phải nắm được những yêu cầu về mặt kỹ thuật khi lắp đặt trong lòng bàn tay.

Lắp đặt chống sét lan truyền

Thành phần cấu tạo của một hệ thống chống sét lan truyền hoàn chỉnh

Một hệ thống chống sét lan truyền hoàn chỉnh bao gồm đầy đủ các thiết bị chống sét lan truyền sau:

  • Thiết bị cắt sét 1 pha, thiết bị cắt sét 3 pha.
  • Thiết bị chống sét trên đıờng tín hiệu
  • Cáp thoát sét: Là dây dẫn tiếp địa từ các thiết bị cần chống sét đến hệ thống tiếp địa.
  • Thiết bị đếm sét.
  • Hộp kiểm tra điện trở tiếp đất
  • Hệ thống tiếp địa gồm các cọc tiếp địa

Những yêu cầu về mặt kỹ thuật khi lắp đặt hệ thống

Không chỉ cần am hiểu về thành phần cấu tạo của hệ thống chống sét lan truyền. Để lắp đặt thành công hệ thống đòi hỏi người thi công phải nắm vững được những yêu cầu về mặt kỹ thuật được chia sẻ ngay dưới đây.

Xác định vị trí lắp đặt thiết bị

  • Tầng bảo vệ thứ 1 ( tầng cắt sét sõ cấp): Một thiết bị chống sét sơ cấp thıờng thích hợp để bảo vệ các thiết bị điện cơ/ thiết bị điện không dễ bị hư hỏng như lò sưởi, đèn chiếu sáng và các động cơ. Đây là thiết bị có khả năng cắt sét lớn nhất, vì nó phải chịu dòng sét trực tiếp đánh vào. Thông thıờng khả năng cắt sét được yêu cầu là >100kA 8/20 us.
  • Đối với thiết bị điện, điện tử nhạy cảm, tầng bảo vệ thứ 2 ( tầng cắt sét thứ cấp) được lắp đặt để làm giảm điện áp dư (điện áp thông qua). Thiết bị chống sét ở tầng này nên sử dụng thiết bị cắt lọc sét mắc nối tiếp phía trước thiết bị cần bảo vệ gồm tầng cắt sơ cấp + bộ lọc thông thấp LC + tầng cắt sét thứ cấp.

Tạo một hệ thống tiếp đất nối tiếp

Tùy thuộc vào địa chất cũng như diện tích khu vực thi công, có 2 phương án thi công tiếp địa:

– Phương án 1: Sử dụng cọc tiếp địa có fi = 2.4m, khoảng cách mỗi cọc từ 4,5-5m.

lắp đặt hệ thống chống sét lan truyền

– Phương án 2: Sử dụng 1-2 cọc tiếp địa có fi 16 có chiều dài lớn ( thường từ 7-15m) khoan sâu vào lòng đất.

cách lắp đặt hệ thống chống sét lan truyền

Bảo vệ chống sét cho hệ thống điện

Khi sét đánh vào dây điện hay cọc gần đất có khả năng cảm một dòng điện khoảng 30kA vào đường dây điện. Một số trıờng hợp, dòng điện phóng có thể lên đến 100kA và hình thành nên sét với cường độ lớn. Do đó, cần cắt các xung sét có điện áp cao và truyền xuống đất.

– Mắc theo kiểu song song( Shunt): Mắc theo kiểu này có thể chống sét ở mức cơ bản nhất, thích hợp để bảo vệ máy bơm, điều hòa và đèn chiếu sáng…. Tất cả các thiết bị Shunt này được mắc giữa dây pha và dây trung tính hoặc đất trên board chuyển mạch chính tùy thuộc vào hệ thống điện. Các thiết bị Shunt này hoạt động hiệu quả hơn so với các loại kẹp chống quá áp trong việc định hướng cho dòng sét truyền xuống đất.

– Mắc theo kiểu nối tiếp (Series): Thích hợp bảo vệ các thiết bị nhạy cảm như: Máy tính, thiết bị viễn thông và các thiết bị điện tử khác. Các thiết bị mắc theo kiểu này phải sử dụng bộ lọc thông thấp và được mắc nối tiếp với tải kỹ thuật lọc cho phép giới hạn cường độ và giảm độ dốc cạnh xung sét và cảm ứng dọc theo đường dây.

Trên đây là những chia sẻ về cách lắp đặt hệ thống chống sét lan truyền. Nếu bạn quan tâm nhiều về việc lắp đặt hệ thống chống sét. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất. Xin cảm ơn.