Hướng dẫn cách tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ mới nhất

Giấy phép lái xe được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu quốc gia. Hệ thống đăng ký bằng lái xe được thông báo qua hệ thống trực tuyến. Bằng cách này, bất kỳ ai cũng có thể tra cứu thông tin về bằng lái xe của mình trên máy tính hoặc điện thoại di động hoàn toàn miễn phí, dễ dàng và chính xác. Vậy cách tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ mới nhất bao gồm những cách nào, các bước tra cứu như thế nào?

    1. Hướng dẫn cách tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ:

    Hiện nay, chỉ tra cứu được các thông tin giấy phép lái xe chứ không thể tra cứu được giấy phép lái xe bị tạm giữ. Có khá nhiều cách để người có giấy phép lái xe tra cứu được thông tin giấy phép của mình, vậy những cách tra cứu thông tin giấy phép lái xe được thực hiện lần lượt qua các bước sau:

    1.1. Tra cứu bằng trang web của Bộ công an:

    Bằng cách tra cứu này thì người tra cứu sẽ chỉ cần nhớ được biển số xe của mình là được. Tuy nhiên, người tra cứu chỉ tra cứu được số lần vi phạm, lỗi vi phạm của mình, ngày vi phạm nếu như mình từng vi phạm, thông tin về số điện thoại đơn vị xử lý vi phạm, còn những thông tin khác thì người tra cứu không thể tra cứu được. Để tra cứu, người tra cứu thực hiện lần lượt theo các bước sau:

    Bước 1: truy cập vào trang web của cục cảnh sát giao thông theo địa chỉ Website sau: www.csgt.vn

    Bước 2: Ở bên phía góc phải của giao diện chính là bảng tra cứu các phương tiện vi phạm giao thông, người tra cứu có thể dễ dàng theo dõi phương tiện của có nằm trong danh sách vi phạm giao thông hay không bằng cách điền biển số của phương tiện (xe máy, xe ô tô…), sau đó lựa chọn loại phương tiện. Sau khi đã nhập biển số xe và chọn loại phương tiện thì người tra cứu nhập mã xác thực và nhấn chọn phần tra cứu trên giao diện và chờ kết quả tra cứu thông qua hình ảnh.

    Bước 3: Kết quả sẽ trả về cho người tra cứu biết số lần vi phạm, lỗi vi phạm là lỗi gì, ngày vi phạm nếu như người tra cứu từng vi phạm. Trong trường hợp chủ xe có vi phạm và bị phạt nguội, thì hệ thống sẽ hiển thị đầy đủ các thông tin về thời gian, về địa điểm vi phạm, về đơn vị phát hiện vi phạm, các thông tin số điện thoại của đơn vị xử lý vi phạm. Nếu như chủ phương tiện chưa từng vi phạm, trang web sẽ hiển thị “không tìm thấy kết quả”.

    1.2. Tra cứu bằng tin nhắn SMS:

    Bằng cách tra cứu này thì người tra cứu sẽ phải tốn phí tra cứu (Phí tin nhắn tốn: 2000 đồng/tin) và sẽ chỉ dành cho giấy phép lái xe loại mới làm bằng vật liệu PET. Để tra cứu, người tra cứu thực hiện lần lượt theo các bước sau:

    Bước 1: Soạn tin theo cú pháp sau:

    TC [dấu cách] [Số GPLX] – Gửi đến số điện thoại 0936.083.578 hoặc 0936.081.778

    Ví dụ: TC AS123456 gửi 0936.083.578 hoặc 0936.081.778

    Bước 2: Sau khi tin nhắn được gửi đi, thì hệ thống sẽ tự động phản hồi những thông tin của giấy phép lái xe cần tra cứu gồm có hạng bằng lái, số seri, ngày hết hạn, các trạng thái vi phạm (nếu có) đến điện thoại của người tra cứu.

    1.3. Tra cứu bằng trang web của trang thông tin giấy phép lái xe:

    Bằng cách tra cứu này, người tra cứu không những là có thể tra cứu được các thông tin lịch sử vi phạm giao thông nếu chủ phương tiện đã từng vi phạm mà còn có thể tra cứu được các thông tin của người đó trong giấy phép lái xe, có thể phát hiện được giấy phép lái xe của mình là thật hay là giả. Để tra cứu, người tra cứu thực hiện lần lượt theo các bước sau:

    Bước 1: Truy cập vào trang website thông tin giấy phép lái xe có địa chỉ website là https://gplx.gov.vn

    Bước 2: Nhập thông tin

    – Người tra cứu chọn loại giấy phép lái xe: tại phần này, trang web cũng đã cố định sẵn các loại giấy phép lái xe, người tra cứu chỉ cần chọn loại giấy phép lái xe của mình. Các loại giấy phép lái xe bao gồm có:

    + Giấy phép lái xe PET (có thời hạn): bao gồm những loại bằng lái xe hạng A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE.

    + Giấy phép lái xe PET (không thời hạn): bao gồm những loại bằng lái xe hạng A1, A2 và A3.

    + GPLX cũ (làm bằng giấy bìa): nếu như bằng lái của người tra cứu được cấp trước tháng 7 năm 2013 thì giấy phép lái xe cũ làm bằng giấy ép nhựa bên ngoài.

    – Số giấy phép lái xe: chính là dãy số đỏ ở ngay bên dưới dòng chữ “GIẤY PHÉP LÁI XE/DRIVER’S LICENSE”. Ở phần này, thì người tra cứu cần phải nhập đầy đủ dãy số bao gồm cả các ký tự chữ (nếu có)

    Ngày/tháng/năm/sinh: người tra cứu nhập chính xác ngày/tháng/năm sinh của mình. Lưu ý rằng ở phần này, người tra cứu mà sử dụng giấy phép lái xe PET thì sẽ phải điền đầy đủ thông tin ngày tháng năm sinh của mình theo cú pháp là: yyyyMMdd (tức là năm-tháng-ngày viết liền nhau). Còn nếu như người tra cứu mà sử dụng giấy phép lái xe cũ chỉ cần nhập vào năm sinh. Ví dụ: người tra cứu ngày 01/01/1990 thì chỉ cần nhập 1990.

    – Nhập mã bảo vệ: người tra cứu nhập theo mã ở ô xanh bên cạnh.

    Bước 3: Người tra cứu nhấn chọn nút “Tra cứu” để xem kết quả

    Nếu như người tra cứu nhập sai bất kỳ một thông tin nào thì hệ thống sẽ báo là “Không tìm thấy số GPLX đã nhập”. Còn trường hợp người tra cứu nhập đúng thì có các khả năng sau:

    – Trường hợp 1: Hệ thống thông báo “Không tìm thấy số GPLX đã nhập”. Với trường hợp này thì nếu giấy phép lái xe của người tra cứu là bằng vật liệu PET thì đó chắc chắn là bằng giả, còn nếu như giấy phép lái xe là bằng vật liệu giấy (bằng cũ) thì có thể bằng quá cũ nên sẽ chưa kịp cập nhật lên hệ thống.

    – Trường hợp 2: Hiển thị rõ các thông tin như trên giấy phép lái xe của người tra cứu, bao gồm.

    + Họ Tên;

    + Số Seri (số phôi GPLX thẻ PET);

    + Hạng GPLX;

    + Ngày trúng tuyến;

    + Ngày cấp;

    + Ngày hết hạn;

    + Nơi cấp.

    Ngoài ra, hệ thống còn hiển thị luôn các thông tin lịch sử vi phạm giao thông nếu như chủ phương tiện đã từng vi phạm.

    – Trường hợp 3: Thông tin hiển thị không giống với thông tin trong giấy phép lái xe của người tra cứu thì đó cũng là bằng giả.

    Xem thêm: Có được tham gia giao thông khi đã bị giữ giấy phép lái xe

    2. Những trường hợp người lái xe bị tạm giữ giấy phép lái xe:

    Tạm giữ giấy phép lái xe là một trong những hình thức xử phạt về vi phạm hành chính đối với các trường hợp không tuân thủ đúng quy định của Luật giao thông đường bộ. Không phải trường hợp nào người vi phạm cũng sẽ bị giữ giấy phép lái xe mà việc tạm giữ giấy phép lái xe sẽ chỉ được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết, và sẽ phải tuân theo khoản 2 Điều 82 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP cụ thể trong hai trường hợp sau:

    – Nhằm mục đích để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

    – Nhằm để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt

    Một số trường hợp điển hình bị tạm giữ giấy phép lái xe, ví dụ như: người điều khiển phương tiện vượt đèn đỏ; không chấp hành đúng theo hiệu lệnh của người kiểm soát giao thông; thực hiện hành vi đi ngược chiều hoặc đi vào các khu vực có biển báo cấm; thực hiện hành vi chạy quá tốc độ quy định; không nhường đường hoặc cản trở xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ….

    Về bản chất của việc tạm giữ giấy phép lái xe đó chính là giữ giấy tờ nhằm để đảm bảo người có hành vi vi phạm sẽ phải nộp phạt tại kho bạc nhà nước đúng theo thời gian quy định và theo quyết định xử phạt mà người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt đối với những lỗi đã vi phạm. Thời gian giữ giấy phép lái xe cũng như là những loại chứng chỉ đối với các tổ chức, cá nhân sẽ không bị ảnh hưởng.

    Xem thêm: Thời hạn của các loại giấy phép lái xe A, B1, B2 là bao nhiêu lâu?

    3. Cách nhận lại giấy phép lái xe khi bị cơ quan chức năng có thẩm quyền tạm giữ:

    Người có hành vi vi phạm đã bị tạm giữ giấy phép lái xe chỉ là biện pháp tạm thời nhằm để đảm bảo việc người đó thực hiện nộp phạt.

    Sau khi hết thời hạn tạm giữ mà người có hành vi vi phạm muốn nhận lại giấy phép lái xe thì phải tiến hành cầm giấy tờ quyết định xử phạt hành chính ra kho bạc nhà nước hoặc ra bưu điện để nộp phạt.

    Khi nộp phạt xong, thì nhân viên kho bạc hoặc nhân viên bưu điện sẽ giao cho người nộp phạt một tờ biên lai xác nhận rằng bạn đã nộp.

    Sau khi đã nhận được biên lai, thì người vi phạm sẽ mang biên lai này về tại cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm trước đó đã được ghi trong quyết định xử phạt để xuất trình, lấy lại giấy phép lái xe đang bị tạm giữ.

    Trường hợp người vi phạm mà bị xử phạt hai lần tại hai cơ quan khác nhau thì có thể nộp phạt riêng cho lần 1 mà vẫn có thể lấy lại được giấy tờ xe. Tuy nhiên, nếu như hai lần người vi phạm đều bị lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính tại cùng một cơ quan thì người vi phạm phải đảm bảo nộp phạt đầy đủ cho cả hai lần để có thể lấy lại giấy phép lái xe đang bị tạm giữ.

    Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:

    – Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt