Hướng dẫn chi tiết cách cúng ông Công ông Táo chuẩn 2023 | Cleanipedia
Reading time: 5 minutes
Mục lục bài viết
Ý nghĩa của văn hóa cúng ông Công ông Táo
Không ai biết cụ thể văn hóa cúng ông Công ông Táo xuất hiện chính xác từ bao giờ. Tuy nhiên, Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc và được người Việt chuyển hóa sự tích hai ông một bà bao gồm thần Đất, thần Nhà, thần Bếp núc.
Từ xa xưa, người dân Việt Nam đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và luôn dành một góc trong gian bếp để tiến hành thờ cúng với hy vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” của gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.
Ông táo (Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản, giám sát mọi hoạt động của gia chủ cũng như quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ. Thêm vào đó, Táo quân còn có nhiệm vụ xua đuổi, giữ bình yên cho gia đình. Vì vậy, tục cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ.
Vào mỗi ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về những việc làm của gia đình trong năm vừa qua. Cá chép là phương tiện để Táo Quân cưỡi về trời. Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình sẽ tiến hành cúng một con cá chép sống rồi đem ra phóng sinh ở ao hồ với mong muốn tiễn ông Công ông Táo về trời thuận buồm xuôi gió.
Hướng dẫn cách cúng ông Công ông Táo đúng chuẩn nhất 2023
Lễ vật quan trọng cần thiết khi cúng ông Công ông Táo
Tùy vào phong tục tập hóa, văn hóa của vùng miền mà lễ vật cúng ông Công ông Táo sẽ có sự thay đổi, nhưng hầu hết sẽ cố định một vài vật dụng, chẳng hạn như:
-
Mũ ông Công: 3 chiếc (2 mũ ông và 1 mũ bà)
-
3 con cá chép làm “ngựa” để Táo quân lên chầu trời
-
Mũ, áo hay hia (Màu sắc của từng vật dụng sẽ dựa theo ngũ hành mỗi năm)
-
Hàng mã
-
Bánh kẹo
-
Hoa quả
-
Xôi chè
Cách chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo đầy đủ, ý nghĩa
Mâm cúng mặn ông Công ông Táo sẽ gồm các món ăn như sau:
-
1 đĩa gạo
-
1 đĩa muối
-
5 lạng thịt vai luộc
-
1 bát canh mọc,
-
1 đĩa xào thập cẩm
-
1 đĩa giò
-
1 đĩa xôi gấc
-
1 đĩa chè kho
-
1 đĩa hoa quả
-
1 ấm trà
-
3 chén rượu
-
1 quả bưởi
-
1 quả cau, lá trầu,
-
1 lọ hoa cúc,
-
1 xấp giấy tiền, vàng mã
-
1 con cá chép
Tùy theo điều kiện kinh tế, thời tiết mà bạn có thể tiến hành sắp xếp mâm cúng sao cho phù hợp với khả năng nhất. Sau khi bày lễ, thắp hương và đọc bài khấn, bạn hãy đợi đến khi hương cháy được quá nửa rồi tiến hành hóa vàng mã, mang cá chép đến thả ở ao, hồ, sông, suối…
Cách chọn và thả cá chép đúng chuẩn
Cá chép được coi là phương tiện để ông Công ông Táo về chầu trời và báo cáo với Ngọc Hoàng về của gia chủ trong một năm qua. Vì thế, ông bà ta rất chú ý đến việc chọn cá sao cho khỏe mạnh, da trơn bóng, không bị tróc vảy,… nhằm thể hiện lòng thành kính với Táo quân, cầu mong một năm mới bình an, khỏe mạnh.
Khi thả cá, bạn cần chọn khu vực yên tĩnh, ít người qua lại và thả một cách nhẹ nhàng và từ tốn, hạn chế va chạm mạnh làm cá chết. Không được đứng ở thành cầu hay các điểm trên cao ném cá xuống sông, hồ bởi hành động này vừa được xem như bất kính, vừa khiến cá bị tổn thương. Trong lúc thả cá, bạn cũng không phải cầu khấn mà hãy nghĩ đơn giản rằng mình đang phóng sanh, tích đức.
Lưu ý khi cúng ông Công ông Táo cần biết
Những điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo?
Theo quan niệm xưa, quá trình cúng ông Công ông Táo nên được thực hiện một cách nghiêm túc để rước may mắn, tài lộc vào nhà. Cụ thể như sau:
-
Người thực hiện cúng cần ăn mặc kín đáo, sạch sẽ khi cúng để thể hiện sự tôn kính đối với các quan thần.
-
Khi đọc văn khấn, hãy đọc rõ ràng, rành mạch
-
Không nên cầu xin tài lộc, sung túc mà chỉ nên xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.
-
Không cúng sau 12 giờ trưa ngày 23 âm lịch
-
Không đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp mà nên được đặt ở nơi sạch sẽ, thoáng mát và yên tĩnh
-
Không thả cá chép từ trên cao xuống mà hãy thả ở mép sông, mép ao hồ,…
Nên cúng ông Công ông Táo vào thời gian nào?
Theo truyền thống tín ngưỡng dân gian Việt Nam, quá trình cúng ông Công ông Táo sẽ bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp hằng năm. Đối với năm nay, ngày cúng sẽ rơi vào vào thứ Bảy, ngày 14 tháng 1 năm 2023 (Dương lịch). Vì vậy, bạn hãy sắp xếp công việc để quá trình chuẩn bị mâm cúng diễn ra tươm tất, đầy đủ.
Cụ thể hơn, bạn có thể tiến hành cúng vào các khung giờ Thìn (7 giờ sáng – 9 giờ sáng), Tị (9 giờ sáng -11 giờ sáng) bởi đây là những khung giờ tốt, tăng thêm may mắn cho gia đình.
Cúng rước ông Công ông Táo vào ngày nào?
Thông thường, lễ rước ông Công ông Táo thường được làm trước khi bước sang năm mới, trong khoảng từ 23h – 23h45 đêm giao thừa.
Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn biết được cách cúng ông Công ông Táo đúng chuẩn nhất 2023. Đừng quên truy cập Cleanipedia thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết thú vị về chủ đề chăm sóc nhà cửa và gia đình nhé!
>> Xem thêm:
Tác giả: Team Cleanipedia
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.