Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu giấy phép lái xe thật hay giả
Hiện nay, thông tin tra cứu giấy phép lái xe Việt Nam đã được “công cộng hóa” trên hệ thống mạng internet. Theo đó, tất cả dữ liệu Giấy phép lái xe được Tổng cục đường bộ Việt Nam quản lý. Và mọi người dân cũng có thể tự kiểm tra giấy phép lái xe của mình một cách dễ dàng, nhanh chóng. Chỉ cần dùng điện thoại di động hoặc máy tính truy cập vào website www.gplx.gov.vn và thực hiện một vài thao tác đơn giản.
Kết quả trả về ngoài thông tin về GPLX, còn giúp bạn tra cứu giấy phép lái xe giả và thật, lịch sử vi phạm giao thông của phương tiện (nếu có), hạng xe,…
1. Các bước tra cứu giấy phép lái xe
Bước 1: Truy cập vào website tra cứu giấy phép lái xe
Đầu tiên, bạn truy cập vào website chính thống www.gplx.gov.vn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Trên website đó sẽ hiển thị nhiều nội dung. Nhưng bạn chỉ cần chú ý phần góc trên bên phải, có mục “Tra cứu GPLX”.
Bước 2: Nhập thông tin đầy đủ
Trong mục “Tra cứu GPLX” sẽ có những yêu cầu bạn nhập thông tin. Bạn lần lượt nhập theo hướng dẫn đó. Trong đó:
- GPLX Pet (có thời hạn): Thường dùng để tra cứu giấy phép lái xe ô tô, tra cứu giấy phép lái xe A4, B2, B1 tra cứu giấy phép lái xe hạng C, D, E, FC, FB2, FD, FE.
- Loại GPLX: Chọn loại Giấy phép lái xe mà bạn đang sở hữu. Hiện nay có 3 loại như sau:
- GPLX cũ (làm bằng giấy bìa): Loại này được cấp từ trước tháng 7 năm 2013, được làm từ giấy bìa và ép nhựa bên ngoài. Hiện nay ít người sử dụng.
- GPLX Pet (không thời hạn): Dùng để tra cứu giấy phép lái xe A1, A2, A3. Có thời hạn hay không thời hạn được ghi chú ngay bên dưới hình của bạn.
- Đối với GPLX cũ, bạn nhập dãy màu đỏ dưới chữ GIẤY PHÉP LÁI XE. Bao gồm số và chữ. Lưu ý chữ phải viết in hoa và liền mạch với số.
- Nếu là giấy phép lái xe cũ, bạn chỉ cần nhập vào năm sinh là được. Ví dụ 1990, 1980,…
- Số GPLX: Bạn nhập số GPLX đã cấp của mình vào ô này.
- Ngày/tháng/năm sinh: Trước đó hệ thống yêu cầu người dùng nhập số seri. Nhưng kể từ ngày 01.06.2019, thì bạn không cần nhập số seri nữa, mà thay vào đó sẽ nhập ngày tháng năm sinh. Cách nhập sẽ khác nhau tùy vào loại GPLX
- Đối với GPLX PET, bạn ghi dãy số màu đỏ hiển thị ở dưới dòng chữ GIẤY PHÉP LÁI XE/DRIVER’S LICENSE.
- Nếu là giấy phép lái xe PET, bạn nhập thời gian sinh của mình theo cú pháp yyyymmdd (có nghĩa là năm, tháng, ngày viết liền). Ví dụ, bạn sinh ngày 20 tháng 03 năm 1995 thì điền vào ô dãy số 19950320.
Thời gian trước, website này có yêu cầu người tra cứu phải nhập mã xác nhận. Tuy nhiên, hiện nay đã được tinh gọn hơn nhiều. Bạn chỉ cần nhập đầy đủ các phần nêu trên, rồi nhấp vào chữ “Tra cứu”. Sau đó chờ ít phút và nhận kết quả.
Bước 3: Đọc kết quả trả về
Nếu bạn dùng bằng thật, mà bạn có được khi đi thi bằng lái xe thực tế và được các cơ quan có thẩm quyền chính quy cấp chứng nhận và nhập đúng các thông số yêu cầu thì kết quả trả về sẽ như hình bên dưới.
Theo đó, ô kết quả sẽ có đầy đủ thông tin về bằng lái xe của bạn như Họ tên, hạng, số seri, ngày cấp, Ngày trúng tuyển, ngày hết hạn và nơi cấp.
Như vậy, bằng của bạn là bằng thật và đã được cập nhật lên hệ thống dữ liệu của Tổng cục đường bộ Việt Nam. Trong trường hợp sau này bằng bị mất hay hư hỏng, mất hồ sơ gốc, bạn vẫn có thể yêu cầu cấp lại Giấy phép lái xe mà không cần thi lại.
Nếu thông tin trả về có một chút sai lệch (Sai một chút ở họ tên, Sai ngày tháng năm sinh,…) thì bạn cần liên hệ lại đơn vị cấp bằng lái xe để điều chỉnh lại thông tin cho chính xác.
Lưu ý: Trường hợp báo lỗi hoặc không có kết quả
Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng nhận ngay được kết quả đúng. Sẽ có một số trường hợp như sau:
- Nếu bạn nhập sai công thức ngày tháng năm sinh, website sẽ yêu cầu bạn nhập lại theo đúng cú pháp yyyymmdd.
- Kết quả trả về khác hoàn toàn với GPLX bạn đang có. Thì đó là bằng giả.
- Nếu bạn nhập sai số GPLX, sai thời gian sinh, hoặc chọn sai loại giấy phép lái xe, hệ thống sẽ báo “Không tìm thấy số GPLX đã nhập”. Lúc này bạn cần kiểm tra lại tất cả các mục và điều chỉnh lại nếu có sai sót.
- Nếu bạn chắc chắn mình đã nhập đúng các số liệu. Nhưng hệ thống vẫn trả về kết quả “Không tìm thấy số GPLX đã nhập”. Thì nguyên nhân có thể là:
- Bạn mới thi GPLX xong và hệ thống vẫn chưa cập nhật.
- GPLX (loại cũ) chưa có trên hệ thống
- Ngoài ra cũng không loại trừ khả năng bằng của bạn là bằng giả (điều này chỉ có bạn biết mà thôi). Cho dù bạn có thuê đơn vị làm bằng giả chuyên nghiệp nhất, cam kết chắc chắn, thì vẫn không thể lọt qua cách tra cứu giấy phép lái xe thật hay giả này.
- Nếu bạn tự tin mình có tham gia thi, không phải mua bằng: Thì có thể thông tin của bạn vì một số lý do vẫn chưa được hệ thống cập nhật. Lúc này bạn có thể liên hệ lại với sở Giao thông vận tải mà mình từng đăng ký, yêu cầu họ cập nhật bổ sung. Tùy cách làm việc của từng đơn vị, mà họ có thể chỉ yêu cầu bạn đọc họ tên, số CMND, số GPLX và cập nhật ngay. Hoặc cũng có nơi đề nghị bạn phải mang hồ sơ gốc, CMND và giấy phép lái xe tới tận tơi đối chiếu.
Đặc biệt, khi tra cứu kết quả giấy phép lái xe còn hiển thị lịch sử vi phạm giao thông của bạn nữa. Riêng đối với bằng lái PET mới, thì lịch sử vi phạm sẽ được cập nhật mỗi 06 tháng/ 1 lần. Nên vì vậy bạn hãy thực hiện đúng nghĩa vụ nộp phạt của công dân nếu có lỗi vi phạm nhé!
2. Một vài trường hợp tra cứu GPLX đặc biệt cần lưu ý
- Giai đoạn 1995-1999, việc thi GPLX mô tô A2 xảy ra tình trạng làm bằng giả nhiều, hệ thống chưa hoàn thiện nên còn nhiều kẽ hở. Do đó nếu bằng lái xe A2 của bạn được cấp trong giai đoạn này, mà không có hồ sơ gốc, cũng như không được cập nhật trên tổng cục, thì khi đổi lại sẽ tự động hạ xuống thành A1.
- Nếu GPLX của bạn đã được cấp rất lâu, từ năm 1990-1995 thì thường thông tin sẽ chưa cập nhật. Hãy mang hồ sơ gốc của bạn với GPLX lên Sở GTVT yêu cầu được cấp mới thẻ PET và cập nhật lên hệ thống.
- Hiện việc tra cứu chỉ được thực hiện thông qua số GPLX để tiện lợi cho người dùng. Bạn không cần tra cứu GPLX theo tên hay tra cứu giấy phép lái xe theo CMND.
- Bằng lái dân sự do sở GTVT cấp sẽ được Tổng cục đường bộ quản lý và chịu trách nhiệm cấp mới cho công dân. Riêng các bằng lái Quân Sự, Công An cấp thì không nằm trong thẩm quyền của Tổng cục đường bộ. Nếu bạn muốn cấp mới trong trường hợp này, vui lòng liên hệ với đơn vị cấp bằng.
- Hiện nay có nhiều đơn vị làm bằng GPLX giả rất tinh vi. Ngoài việc cấp GPLX giả, họ sẽ còn tạo ra các website mạo danh, với giao diện giống hệt website của Tổng cục đường bộ Việt Nam. Để khi truy cập vào, bạn sẽ vẫn nhận được kết quả trả về. Điều này khiến bạn tự tin là bằng giả của mình đã được “chuẩn hóa”. Nhưng trên thực tế, lúc tra cứu trên website chính thống, bằng của bạn sẽ không khớp với bất kỳ nội dung nào. Đây là cách phát hiện GPLX giả đơn giản. Do đó, bạn chỉ nên thực hiện tra cứu giấy phép lái xe trên trang www.gplx.gov.vn để được cung cấp kết quả chuẩn xác nhất.
3. Dùng GPLX giả bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tại điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 46/2016, người điều khiển xe mô tô dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe môtô, sử dụng bằng giả sẽ bị phạt tiền từ 800.000-1.200.000 đồng.
Tại điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 46/2016, người điều khiển xe mô tô dung tích xi lanh từ 175 cm3 , ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô, sử dụng bằng giả sẽ bị phạt tiền 4-6 triệu đồng.
Việc sử dụng phương tiện giao thông là lâu dài, có thể hàng chục năm. Cầm GPLX thật trong tay, bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn và tự tin hơn. Như vậy tốt nhất, để đảm bảo an toàn cho bản thân và tránh bị mất tiền phạt, bạn nên đăng ký thi GPLX thật. Do việc tra cứu giấy phép lái xe TPHCM, Hà Nội hay các tỉnh thành để biết thật giả hiện nay rất đơn giản. Bạn không thể qua mặt các cơ quan chức năng.