Hướng dẫn lập bàn thờ gia tiên ĐÚNG – CHUẨN – Xưởng Gốm Sứ Việt – Sản Xuất Gốm Sứ Theo Yêu Cầu

Trong nét đẹp văn hóa của người Việt, thờ cúng tổ tiên là nét đẹp văn hóa tâm linh, lưu giữ và duy trì đạo lý uống nước nhớ nguồn. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu cách lập bàn thờ gia tiên đúng – chuẩn, hãy tham khảo thông tin qua bài chia sẻ dưới đây.

1. Chọn ngày lập bàn thờ gia tiên

Theo quan niệm phong thủy, bàn thờ là nơi linh khí quy tụ, là nơi để người trên dương thế liên hệ với người đã khuất. Bên cạnh đó, bát hương, bàn thờ là những vật linh thiêng để thừ cúng thần linh và tổ tiên. Chính vì vậy, việc lập và bài trí bàn thờ gia tiên cần tuân theo những quy tắc nhất định.

Hướng dẫn lập bàn thờ gia tiên ĐÚNG – CHUẨN

Cần chọn ngày đẹp và ngày tốt để lập bàn thờ gia tiên

Trước khi lập bàn thờ gia tiên, gia chủ cần phải xem ngày đặt bàn thờ. Quan niệm phong thủy cho rằng, xem ngày lập bàn thờ có thể kích tài vận và đón thêm nhiều tài lộc cho gia đình. Cụ thể:

Trong năm chuyển bàn thờ sang vị trí mới, gia chủ cần tránh phạm phải hạn tam tai. Cách tính như sau:

  • Người tuổi Thân, Thìn, Tý phạm tam tai vào các năm Dần , Mão, Thìn.
  • Người tuổi Tỵ, Dậu, Sửu phạm tam tai vào các năm Hợ, Tý, Sửu
  • Người tuổi Hợi, Mão, Mùi phạm tam tai vào các năm Tỵ, Ngọ. Mùi
  • Người tuổi Dần, Ngọ, Tuất sẽ phạm tam tai vào các năm Thân, Dậu, Tuất.

Tiếp theo, cần chọn ngày tốt đặt bàn thờ và tháng hợp với gia chủ:

Hướng dẫn lập bàn thờ gia tiên ĐÚNG – CHUẨN

Chọn ngày hợp với gia chủ sẽ giúp mọi việc thuận lợi, hanh thông

Việc chọn tháng hợp tuổi với gia chủ sẽ giúp mọi việc được suôn sẻ và thuận lợi hơn. Những tháng tốt này cũng sẽ làm những khó khăn, trắc trở bị hạn chế, giảm thiếu những điều dữ, vận hung, từ đó giúp gia chủ đón tài lộc và cát trạch.

Ngày tốt để đặt bàn thờ cần thỏa mãn các yếu tố :

  • Ngày một ngày đẹp
  • Không xung với tuổi gia chủ
  • Tránh ngày Thiên Cầu và ngày Sát Sư
  • Ngày tốt cũng là ngày mà các vị thần đang ở dưới trần gian, việc cúng bái và cầu xin linh thiêng.

2. Hướng dẫn cách lập bàn thờ gia tiên đúng chuẩn theo phong thủy

Thông thường, việc lập bàn thờ gia tiên tại nhà mới được hiểu là việc chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới hay chuyển bàn thờ sang một vị trí khác trong nhà.

2.1 Thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới

Để chuyển bàn thờ, cần chuẩn bị một mâm lễ, gồm: bình hoa tươi, một đĩa hoa quả, mâm lễ mặn gồ gà luộc, xôi trắng và thịt lợn luộc, hương vàng, trầu cau, muối, rượu, gạo, nước…

Hướng dẫn lập bàn thờ gia tiên ĐÚNG – CHUẨN

Gia chủ đọc văn khấn để kính cáo thời thần linh và gia tiên

Đến giờ hoàng đạo, gia chủ đọc văn khấn để kính cáo tới thần linh và gia tiên chứng giám và xin được chuyển rời bát hương sang nhà mới. Khi hương cháy gần hết có thể hóa vàng và sau đó chuyển bàn thờ sang nhà mới.

Sau khi chuyển sang nhà mới, lại làm lễ báo cáo thần linh và gia tiên về việc kê đặt bàn thờ tai nhà mới. Trong quá trình chuyển đổi cần cẩn trọng để tránh sau xót. Bên cạnh đó, chỉ nên chuyển bát hương của gia tiên, còn thổ cong và thổ địa thì bốc bát hương mới.

2.2 Thủ tục chuyển bàn thờ sang một vị trí khác trong nhà

Việc chuyển bàn thờ sang vị trí mới trong nhà đơn giản hơn so với chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới.

Theo đó, cần chọn ngày tốt và chuẩn bị mâm lễ như bình thường. Khi đến giờ hoàng đạo, tiến hành đọc văn khấn báo cáo thần linh, gia tiên xin chuyển bàn thờ.

Khi hương tàn thì thực hiện lễ tạ, hóa vàng và rời bàn thờ sang vị trí khác trong nhà mà không cần làm lễ và không cần bốc lại bát hương thổ công, thổ địa.

2.3 Sắp đặt ban thờ gia tiên theo phong thủy như thế nào?

Bên cạnh thủ tục làm lễ lập bàn thờ gia tiên, gia chủ cũng cần quan tâm đến cách bài trí bàn thờ gia tiên theo phong thủy. Sự sắp đặt phù hợp, có sự hài hòa về mặt phong thủy sẽ đem đến vượng khí tốt cho gia chủ cũng như thành viên trong gia đình.

Ban thờ nên đặt quay ra của chính, không nên đặt ngược với hướng nhà vì có thể gây âm dương tương phản, dễ gây bất trắc và tài vận bị ảnh hưởng. Ban thờ phật nên đặt ở hướng chính hoặc hướng bên trái, bên phải.

Hướng dẫn lập bàn thờ gia tiên ĐÚNG – CHUẨN

Việc sắp đặt bàn thờ cũng cần tuân theo những quy định phong thủy

Vị trí đặt bàn thờ gia tiên tốt nhất là tại tầng một, gian chính giữa nhà và quay ra cửa lớn để tạo không khí trang trọng cũng như tiện bề chăm sóc. Bát hương trên bàn thờ nên sử dụng bát hương sứ để tạo sự hài hòa giữa âm dương – ngũ hành và phải quay mặt nguyệt phía trước.

Bóng đèn phía trước không xung với ban thờ, không nên sử dụng đèn chiếu. Ban thờ tránh đặt vị trí dưới xà nhà, bên trên không được có máy móc như máy điều hòa, hút bụi hay loa đài…

Thêm đó, cần lưu ý bát hương thờ thần phật nên cao hơn bát hương thờ tổ tiên, khi cắm hương thì nén hương nên cao hơn mắt người. Đốt hương nên đốt một que, trường hợp có điều khấn nguyện thì đốt 3 que, tránh đốt nhiều hơn dễ khiến tà khí theo vào trong nhà.

3. Giải đáp một số thắc mắc khi lập bàn thờ gia tiên

3.1 Khi lập bàn thờ gia tiên có cần làm tờ dị hiệu chung không?

Đây là một trong những vấn đề rất nhiều gia chủ băn khoăn. Theo chia sẻ của những chuyên gia phong thủy, có thể ghi dị hiệu hay không vì từ dị hiệu đặt phía trong dùng để bao sái, kị tà và giữ khí cho thất bảo bên trong.

Bên cạnh đó, cần chú ý lên hương từng bát một. Bát đầu tiên khấn thần linh và cắm hương xong mới đến bát thứ 2 và khấn bà cô ông mãnh, sau đó dâng 3 bát lên một lúc.

3.2 Trường hợp trong nhà có người mới mất thì sau 3 năm xin nhập vào lo nhang được không hay phải bốc lại bát hương mới?

Câu trả lời là không cần bốc lại lô nhang. Nếu trong nhà có người mới mất thì sau 100 ngày hoặc một năm, chỉ cần xin phép đặt bát hương lên ban thờ ngày giỗ, làm lễ tại bát hương cũ và khấn báo cáo tổ tiên.

Sau khi khấn xong, gia chủ rút chân nhang và cắm vào bát hương mới rồi lên hương và khấn báo cáo tổ tiên thêm người vào bát hương.

3.3 Khi lập ban thờ gia tiên có cần viết đầy đủ tên các cụ đã mất lên tờ hiệu để trong bát hương không?

Việc thờ cúng dựa trên sự thành tâm, vì thế, cần viết đầy đủ tên các cụ đã mất lên tờ hiệu trong bát hương. Tuy nhiên, nếu quá nhiều và không thể liệt kê hết thì chỉ cần ghi Gia tiên họ… và thêm họ vào sau chữ gia tiên.

Sau phần thỉnh là đến phần danh sư, là lý do làm lễ, khấn báo tổ tiên xin phép tô cất lập thờ bát hương để thờ gia tiên họ. Lưu ý không được ghi lằng nhằng vào bát hương thờ gia tiên. Không phải ghi chữ gia tiên trong bát hương thì bát hương đó trở thành bát hương thờ gia tiên, kể cả chúng ta dán tên người muốn thờ bên ngoài bát hương cũng không được.

Trên đây là một số điều gia chủ cần nắm khi lập bàn thờ gia tiên. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp gia chủ lập bàn thờ gia tiên đúng và chuẩn.