Hướng dẫn lắp đặt thiết bị vệ sinh đơn giản, khoa học

Bạn hoàn toàn có thể tự mình lắp đặt mọi thiết bị vệ sinh trong nhà tắm hoặc nhà vệ sinh của mình như: Đường ống xả thải, chậu rửa mặt, vòi sen, bồn cầu với các hướng dẫn lắp đặt thiết bị vệ sinh chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. Hướng dẫn lắp đặt thiết bị vệ sinh chi tiết

Không giống như các không gian khác, phòng tắm không chỉ cần tính thẩm mỹ mà còn cần sự hợp lý trong việc lắp đặt các thiết bị vệ sinh. Việc bố trí sai và lắp đặt các thiết bị vệ sinh không theo trình tự sẽ dẫn đến các phiền phức tai hại. Tương ứng với 4 thiết bị cơ bản trong nhà vệ sinh, nhà tắm bao gồm: chậu rửa mặt, vòi sen, bồn cầu và bồn tắm, khi lắp đặt bạn cần thực hiện hợp lý theo thứ tự các bước như sau: 

1.1. Bước 1: Chuẩn bị đường ống xả thải

Đầu tiên, bạn cần thiết kế và lắp đặt ống xả thải. Ống xả thải cần được thiết kế tách biệt với đường thoát nước của bồn tắm, sàn cũng như chậu rửa. Mối nối của mỗi đoạn ống bắt buộc sử dụng cút nối chữ Y. Ống xả thải cần được lắp đặt kèm với ống thoát khí để ngăn tình trạng khí bị ứ đọng trong ống xả gây mùi nhà tắm và có thể làm vỡ ống. 

Bản vẽ hướng dẫn lắp đặt đường ống xả thải

Bản vẽ hướng dẫn lắp đặt đường ống xả thải

1.2. Bước 2: Đặt chậu rửa mặt

Đối với chậu rửa mặt, bạn cần lắp đặt dựa theo từ hướng dẫn lắp đặt và các thông số tương ứng của loại chậu rửa mặt đó. Khi mua cần lựa chọn loại chậu phù hợp với hệ thống ống nước đã lắp đặt trước đó. Chúng ta cùng thực hiện lắp chậu rửa theo 5 bước tuần tự như sau: 

  • Bước 1: Đo kích thước chậu rửa mặt, khoan và bắt vít trên trường ở vị trí 2 góc treo, sau đó đặt chậu rửa mặt lên vít nở đã cố định. 
  • Bước 2: Sử dụng thước ly để kiểm tra độ cân bằng của chậu rửa mặt
  • Bước 3: Gắn hệ thống đường ống gồm: Vòi cấp nước, ống thoát nước, xi phông và vòi Lavabo vào chậu và kiểm tra độ kín của các mối nối. 
  • Bước 4: Sử dụng silicon để bịt kín các khe hở giữa chậu rửa với tường. 
  • Bước 5: Lắp chân chậu rửa (Nếu có) 

1.3. Bước 3: Lắp đặt vòi sen

Tương tự như chậu rửa mặt, bạn cần lựa chọn loại vòi sen có thiết kế phù hợp với phòng tắm của mình. Trước tiên bạn sẽ đo chính xác khoảng cách 2 đường nước nóng và lạnh và độ cao từ nền đến 2 ống cấp nước. Sau đó làm theo 2 bước sau đây: 

  • Đầu tiên, lắp 2 ống lệch tâm cùng 2 ống cấp nước trên 
  • Tiếp theo, lắp sân vòi sen và giá trên tay vòi sen: Sử dụng gioăng cao su vào các đai ốc để bịt kín các khoảng hở, lắp giá treo tay vòi sen lên tường, sau đó lắp phần bắp vòi sen vào thân vòi sen.

Bảng vẽ hướng dẫn lắp đặt vòi sen

Bảng vẽ hướng dẫn lắp đặt vòi sen

1.4. Bước 4: Lắp đặt bồn cầu

Đầu tiên, bạn cần kiểm tra độ trùng khớp vị trí giữa tâm xả của bồn cầu với tâm lỗ chờ trên sàn nhà vệ sinh. Sau đó, thực hiện lần lượt theo các bước sau: 

  • Bước 1: Đặt chân bồn cầu khớp với lỗ xả, tiếp tục ấn nhẹ bàn cầu để chiều dày lớp vữa dao động từ 5 – 7mm
  • Bước 2: Tiếp đến, thực hiện xây chân cho bồn cầu bằng cách: khoanh đường vữa có kích thước khoảng 2 – 3cm, độ dày lớp vữa từ 1 – 1,2cm. Sau đó cố định chân bồn cầu, sử dụng thước Nivo để kiểm tra độ bằng phẳng và điều chỉnh nếu xảy ra lệch, nghiêng. 
  • Bước 3: Cuối cùng, lắp két nước vào thân sau khi xi măng khô lại hoàn toàn. 

Hình vẽ minh họa trong lắp đặt bồn cầu

Hình vẽ minh họa trong lắp đặt bồn cầu 

1.4.1 Hướng dẫn lắp đặt bồn cầu treo tường

  • Bước 1: Xác định điểm cố định trên tường để đóng cặp đinh hoặc cố định giá đỡ vào cặp đinh treo tường và vặn chặt các đầu ốc lại bằng cờ lê. 
  • Bước 2: Xác định đường ống xả của két nước âm tường và sử dụng gioăng cao su để tránh tình trạng rỉ nước. 
  • Bước 3: Điều chỉnh kích thước 2 ống nối và mài nghiêng điểm cắt một góc 45 độ để lắp đặt ống dễ dàng hơn. 
  • Bước 4: Thực hiện lắp bồn cầu treo tường vào giá đỡ. 
  • Bước 5: Lắp két nước với bảng nút nhấn
  • Bước 6: Cố định lại vị trí lắp đặt bồn cầu treo tường bằng cách làm đầy mọi kẽ hở bằng xi măng hoặc silicon. 
  • Bước 7: Lắp nắp bồn cầu và hoàn thiện. 

1.4.2 Hướng dẫn lắp đặt bồn cầu thông minh

  • Bước 1: Đo lường kích thước không gian và xác định chính xác vị trí lắp đặt bồn cầu. 
  • Bước 2: Gắn gioăng cao su vào đường ống thải bồn cầu
  • Bước 3: Lắp thân bồn cầu sao cho khớp vị trí đường ống thải. 
  • Bước 4: Lắp đặt bồn cầu điện tử thông minh 
  • Bước 5: Kiểm tra lại toàn bộ các vị trí để đảm bảo quá trình thi công đã chính xác. 

1.5. Bước 5: Lắp đặt bồn tiểu nam

Bồn tiểu nam cần được lắp đặt sao cho khớp với vị trí cấp nước và thoát nước của nhà tăm. Thực hiện lắp bồn tiểu nam với 3 bước cụ thể sau: 

  • Xác định điểm treo sau đó bắt vít nở lên tường và treo bồn tiểu lên. 
  • Kiểm tra độ cân bằng bằng thước Nivo và điều chỉnh nếu cần. 
  • Gắn toàn bộ các đường ống gồm: Vòi cấp nước, ống thoát nước, xi phông
  • Làm đầy các khe ơ xuất hiện giữa bồn và tường. 

Bản vẽ mô tả bồn tiểu nam

Bản vẽ mô tả bồn tiểu nam 

1.6. Bước 6: Lắp đặt bồn tắm

Trong các căn nhà có không gian phòng tắm rộng rãi hiện nay đều xuất hiện hình ảnh bồn tắm. Có 3 loại bồn tắm phổ biến nhất hiện nay: Bồn tắm xây, bồn tắm chân yếm và bồn tắm lập thể. Bạn có thể nhận báo giá bồn tắm cao cấp chi tiết cho từng mẫu mã và kiểu dáng bằng cách truy cập tại đây.

  • Đối với bồn tắm xây và bồn tắm lập thể: Cách lắp đặt tương tự như bồn cầu, bạn cần đặt bồn tắm vào đúng vị trí lỗ xả nước. Sau đó, cố định chân bồn tắm với nền bằng xi măng. Cuối cùng đặt vòi sen ở phía trên bồn tắm. 
  • Đối với bồn tắm chân yếm: Bạn chỉ cần mua bồn về và đặt vào đúng vị trí đã sắp đặt sẵn. Tiếp đến, lắp ống xả vào ống thoát nước của bồn.

2. Những lưu ý khi lắp đặt thiết bị vệ sinh

Dưới đây là một số lưu ý bạn cần nắm khi lắp đặt các thiết bị vệ sinh bao gồm: 

  • Cần có bản vẽ và tính toán tỉ mỉ trước khi thi công lắp đặt các thiết bị phòng tắm để hạn chế tối đa sai sót. 
  • Sắp xếp các thiết bị khoa học, thuận tiện trong quá trình sử dụng. 
  • Phòng vệ sinh cần được lắp đặt thêm hệ thống thông gió và có ánh sáng tự nhiên để luôn sạch sẽ, khô ráo. 
  • Cần cẩn thận trong việc lắp đặt đường ống xả thải. 

Có thể thấy cách lắp đặt từng thiết bị vệ sinh không quá khó, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà để tiết kiệm một phần chi phí lắp đặt. Đường ống xả thải là chi tiết quan trọng bạn cần nghiên cứu kỹ để thực hiện đúng kỹ thuật, phòng tránh rủi ro sau này.