Hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
Hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
Lượt xem: 77
Thông
tư số 9/VBHN-BNV ngày 29 tháng 11 năm 2022 hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, một số quy định như sau:
Tiêu chuẩn cụ thể: Công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại
Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về
công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 112/2011/NĐ-
CP) và các tiêu chuẩn cụ thể như sau: Đủ 18 tuổi trở lên; Tốt nghiệp trung học phổ thông; Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào
tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể
tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công
chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng
sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc
biệt khó khăn. Được
cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm
2014 của Bộ Thông tin và truyền thông.
Căn cứ tiêu chuẩn của công
chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này và điều kiện thực tế của địa phương,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định: Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu
nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trong từng kỳ tuyển dụng;
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng chức danh công chức cấp xã về
quản lý nhà nước, lý luận chính trị; ngoại ngữ, tiếng dân tộc
thiểu số (đối với địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong
hoạt động công vụ). Các quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP và Thông tư này là căn cứ để Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức thực hiện việc quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo,
bồi dưỡng, tuyển dụng, thực hiện các chế độ, chính sách hoặc thực hiện tinh
giản biên chế. Đối với công chức đã tuyển dụng trước khi Thông tư này có hiệu
lực thi hành mà chưa đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định tại
khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực
thi hành phải đáp ứng đủ theo quy định.
Nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp
xã
Công chức Trưởng Công an xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong các lĩnh vực: an
ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công an xã và
các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền; Thực hiện các nhiệm
vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao; Đối với thị trấn chưa
bố trí lực lượng công an chính quy thì Trưởng Công an thị trấn thực hiện nhiệm
vụ như đối với Trưởng Công an xã quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Điều này; Đối với xã, thị trấn bố trí
Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã thì nhiệm vụ của Công an xã
chính quy thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Công chức Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự
cấp xã thực
hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về Quốc phòng và các quy định
khác có liên quan;
Công chức Văn phòng – Thống
kê tham mưu, giúp Ủy ban
nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã
trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê cải cách hành chính, thi đua, khen
thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật;
Công chức Địa chính – xây dựng – đô thị và
môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính – nông nghiệp –
xây dựng và môi trường (đối với xã)
Công chức Tài chính – kế toán tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ
chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh
vực: Tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
Công chức Tư pháp – hộ tịch tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ
chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh
vực: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Công chức Văn hóa – xã hội tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể
dục, thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội,
y tế, giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, gia đình, trẻ em và thanh niên
theo quy định của pháp luật;
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp
xã thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP. Trong đó,
không phân biệt loại hình đào tạo, trường công lập, ngoài công lập.
Bố trí số lượng công chức cấp xã: Mỗi chức danh công chức cấp xã được bố trí từ 01 người trở lên, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc bố trí tăng thêm người ở một số chức danh
công chức cấp xã phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng xã, phường, thị trấn
(trừ chức danh Trưởng Công an xã và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã)
nhưng không vượt quá tổng số cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều
4 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2
Nghị định số 34/2019/NĐ-CP .2. Những chức danh công chức cấp xã
có từ 02 người đảm nhiệm, khi tuyển dụng, ghi hồ sơ lý lịch và sổ bảo hiểm xã
hội phải thống nhất theo đúng tên gọi của chức danh công chức cấp xã quy định
tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP . Căn cứ quyết định của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh về việc giao số lượng cán bộ, công chức cấp xã, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tuyển dụng, phân công, điều động, luân
chuyển và bố trí người đảm nhiệm các chức danh công chức cấp xã phù hợp với chuyên
ngành đào tạo và đáp ứng các yêu cầu của vị trí chức danh công chức.