Hướng dẫn mua xe đạp cũ ở Nhật Bản khi đi du học
Xe đạp là phương tiện được du học sinh và thực tập sinh sử dụng phổ biến ở Nhật bởi sự thuận tiện cũng như mức chi phí tương đối rẻ. Trong khi chiếc xe đạp mới lên đến vài chục ngàn yên thì xe đạp cũ chỉ từ 5 đến 7 ngàn, vì vậy mua xe đạp cũ ở Nhật được nhiều bạn lựa chọn. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn tậu được xe đạp cũ giá rẻ mà chất lượng tốt nhất cũng như những quy định khi sử dụng xe đạp tại Nhật cần lưu ý!
1. Những cách mua xe đạp ở Nhật
Khi đi du học Nhật Bản, xe đạp là thứ tài sản không thể thiếu giúp bạn di chuyển đi học và đi làm một cách phù hợp, đúng thời gian quy định.
1.1. Mua xe đạp từ các senpai
Chắc hẳn “Senpai” 先輩 (tiền bối) là cụm từ vô cùng quen thuộc với những ai từng học tiếng Nhật. Đó là những người học khóa trước, sau khi tốt nghiệp họ có thể có ý định để lại xe đạp cho những học viên mới. Nếu mình mong muốn thì có thể liên hệ với các anh chị để mua lại xe nhé, chắc chắn sẽ được giá hời hơn.
1.2. Mua xe đạp cũ
Xe đạp cũ gọi là 中古自転車 (chuuko jitensha). Du học sinh và thực tập sinh có thể mua xe đạp cũ tại các chợ bán đồ cũ. Tại Nhật Bản có nhiều chợ bán xe đạp cũ, giá thành khác nhau trung bình từ 5000 – 7000 yên nên bạn hoàn toàn dễ dàng mua cho mình chiếc xe đạp phù hợp. Tại Tokyo, có 2 chợ đồ cũ Nhật Bản được nhiều người biết đến nhất là chợ Meiji và chợ baza ở Shinjuku.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tới Second Street – đây là một hệ thống cửa hàng bán xe đạp cũ nổi tiếng tại Nhật, có cửa hàng tại Tokyo và tất cả các tỉnh khác tại Nhật. Bạn có thể tra từ khóaセカンドストリート để tìm kiếm cửa hàng gần nhất. Ngoài xe đạp, bạn cũng sẽ tìm thấy nhiều đồ dùng sinh hoạt cá nhân, quần áo, dụng cụ thể thao tại đây và bạn sẽ được mua với giá rẻ hơn đấy.
Khi mua bạn cũng cần lưu ý về tình trạng của chiếc xe nhé, bởi các quán sửa xe đạp tại Tokyo khá hiếm. Đồng thời bạn cũng nên sắm thêm một bộ dụng cụ sửa xe để có thể chủ động sửa chữa khi gặp sự cố nhé!
1.3. Mua xe đạp mới
Ở Nhật, xe đạp rất phổ biến, bạn hoàn toàn dễ dàng tậu cho mình một chiếc xe đạp mới ở bất cứ nơi đâu, giá trung bình từ 20.000 đến 30.000 yên, tùy thuộc loại xe đạp mini, xe thể thao địa hình…. Hoặc bạn có thể tới siêu thị tổng hợp オリンピック Olympic. Tại đây, có rất nhiều mẫu xe dành cho cả nam và nữ.
2. Những lưu ý khi sử dụng xe đạp ở Nhật Bản
2.1 Đăng ký mã số xe để bảo vệ tài sản
Không giống như ở Việt Nam, tại Nhật với mục đích nhằm quản lý cũng như bảo vệ tài sản thì khi mua xe đạp bạn cần có giấy tờ đăng ký chính chủ đối với chiếc xe của mình. Nếu có mất cảnh sát sẽ giúp bạn tìm kiếm lại xe và xử phạt đối với tội phạm. Để đăng ký bạn không nhất thiết phải đến sở cảnh sát, bạn có thể đăng ký ngay tại nơi mình mua xe, còn đối với những chiếc xe đạp cũ sẽ có giấy chuyển nhượng.
2.2 Không được để xe ở những nơi có biển báo cấm
Tại những nơi có biển báo cấm, bạn không được để xe tại khu vực này. Nếu cố tình vi phạm, nhẹ thì sẽ bị dán giấy cảnh cáo, nặng hơn bạn sẽ bị hốt xe về đồn và xử phạt. Đặc biệt bạn cần biết xe bị thu về đồn nào và phải có mã số xe nếu không sẽ bị mất xe vì không có giấy tờ chứng minh.
Nếu để xe đạp tại ga hoặc nơi công cộng,… bạn cần chú ý những nơi có ghi 自転車放置禁止 [tự chuyển xa phóng trí cấm chỉ] hay 自転車等放置禁止区域 [tự chuyển xa phóng trí cấm chỉ địa khu] thì bạn không được để xe.
Nếu để xe có thể bị dán cảnh cáo và/hoặc bị hốt xe về bãi. Nếu bị hốt xe phải mang giấy tờ tới chuộc, tốn khoảng 3,000 yên. Bạn cũng cần biết là bị hốt ở đâu để tìm được bãi chứa xe tương ứng. Nếu không nhớ sẽ mất xe. Nếu không đăng ký mã số chống trộm cắp ở trên cũng mất xe.
Một số nơi họ dán cảnh cáo (警告 keikoku) trước, sau một thời gian không lấy xe họ mới hốt xe. Một số ga có bãi để xe đạp riêng và bạn cần để xe đạp vào bãi. Chú ý là không để qua đêm, nếu để qua đêm có thể cũng sẽ bị hốt xe và di chuyển về bãi.
2.3 Biết các cách sửa xe đạp cơ bản để dùng khi cần ở Nhật
Mục lục bài viết
Sửa xe đạp bị nổ lốp
Ở Nhật hỏng xe thì phải làm thế nào? Những hiện tượng hay gặp như nổ lốp, thủng săm,… Bạn có thể ra tiệm sửa xe đạp (khá hiếm) hoặc chỗ bán xe nếu họ bán xe. Giá vá xe là tầm 1,000 ~ 2,000 yên. Tuy nhiên, bạn cũng có thể mua miếng vá xe ở cửa hàng 100 yên và tự vá xe.
Ngoài ra để tiết kiệm chi phí, bạn có thể tự mình làm như hướng dẫn dưới đây. Vào cửa hàng 100 yen mua miếng vá xe và bộ sửa xe (bộ công cụ để tháo săm lốp) về nhà, nhớ phải có cả búa nhựa hoặc gỗ cũng như bơm xe (có thể mua ở hàng 100 yen hay mua bơm xịn ở cửa hàng xe đạp). Sau đó đổ nước vào thau, tháo lốp lôi săm ra, bơm căng và cho săm đã bơm vào chậu nước. Chỗ thủng thì sẽ có bọt khí nổi lên, lấy que tăm nhỏ đánh dấu chỗ đó bằng cách cắm vào. Chú ý là bạn phải kiểm tra toàn bộ săm vì có thể có vài chỗ thủng. Nếu bạn nào từng bị thủng săm và đi sửa ở Việt Nam rồi thì đã thấy các bác sửa xe làm rồi nè!
Sau đó tháo hết khí ra, lau khô săm, làm theo hướng dẫn trên bao miếng dán (thường là tháo miếng dán, dán vào lấy búa gõ cho dính chặt).
Chữa lỗi bị tuột xích
Có thể nói đây là lỗi thường gặp nhất khi đi xe đạp. Đang đi mà bị tuột xích thì phải làm sao? Đầu tiên bạn cần bình tĩnh và sau đó lần lượt tháo xích ở cả hai bánh răng ra, sau đó lắp lại xích vào bánh răng lớn (chỗ pedal) trước, rồi mới phủ xích lên một phần bánh răng ở trục bánh sau và kéo bằng cách quay pedal để xích khớp vào bánh răng.
Vì sao bạn không sửa được tuột xích? Bởi vì thường bị tuột ở bánh răng pedal và bạn cố gắng để lắp lại xích ở đây. Cách này có thể mất nửa ngày và 50% năng lượng cơ thể. Bạn cần tháo cả ở bánh răng sau ra rồi mới lắp được vào bánh răng trước (ở pedal) rồi mới lắp vào bánh răng ở trục bánh sau. Làm gì cũng phải đúng trình tự.
Bạn nào ở Việt Nam hay đi xe đạp thì không phải lo về vấn đề này nè.
3. Quy tắc cơ bản khi tham gia giao thông tại Nhật
Dưới đây là một số quy tắc cơ bản khi tham gia giao thông bằng xe đạp tại Nhật mà bạn cần lưu ý.
-
Theo luật giao thông của Nhật Bản các phương tiện giao thông đi bên trái và xe đạp phải đi tại phần dành cho xe đạp, thường ngăn cách với đường xe hơi bằng vạch trắng. Nếu không có vạch dành cho xe đạp thì hãy đi vào phía bên tay trái. Vì vậy nếu bạn đi bên phải có nghĩa là đã vi phạm luật giao thông và có thể bị phạt tiền.
-
Nếu xe đạp có hiện tượng hỏng phanh hoặc hỏng đèn thì nên đi sửa ngay. Đi ban đêm bạn phải bật đèn xe đạp (xe đạp tại Nhật có đèn) để cho xe đi ngược chiều và người đi bộ nhìn thấy.
-
Không uống rượu bia nhiều hơn 1 lon trước khi tham gia đi xe đạp
-
Gặp người đi bộ phải ưu tiên, không bấm chuông inh ỏi làm ồn ào
-
Chú ý đèn giao thông, nhìn gương và biển báo trước khi dừng hoặc các ngã rẽ
-
Không dàn hàng, chạy song song với các xe bên cạnh
-
Không được phóng nhanh vượt ẩu
-
Tuyệt đối tuân thủ tín hiệu đèn giao khi có tín hiệu
-
Không sử dụng ô, điện thoại hay nghe nhạc trong quá trình di chuyển bằng xe đạp
-
Không được phép chở người khác trừ trẻ con
-
Đỗ xe đúng nơi quy định, khi đỗ trái phép và nhân viên tuần tra bắt gặp, sau 2 tiếng họ trở lại vẫn thấy xe ở đó thì xe của bạn sẽ bị tịch thu.
-
Mất xe cần trình báo với cảnh sát hoặc các đơn vị an ninh gần đó
-
Nộp bảo hiểm xe đạp 500 yên/tháng
Một số hành vi và mức phạt tương ứng
-
Không nhường người đi bộ:
≦ 20,000 yen
-
Say rượu khi lái xe đạp:
Phạt tù ≦ 5 năm hoặc ≦ 1,000,000 yen
-
Dùng điện thoại khi đi xe đạp:
≦ 50,000 yen
-
Nghe nhạc lớn khi đi xe đạp:
≦ 50,000 yen
-
Đi dàn hàng ngang:
≦ 20,000 yen
-
Đi ban đêm không bật đèn xe:
≦ 50,000 yen
-
Lái xe một tay (cầm ô dù):
≦ 50,000 yen
-
Không dừng khi có biển báo dừng 一時停止: Phạt tù ≦ 3 tháng hoặc ≦ 50,000 yen
-
Vượt đèn đỏ:
Phạt tù ≦ 3 tháng hoặc ≦ 50,000 yen
-
Đi bên phải đường: Phạt tù ≦ 3 tháng hoặc ≦ 50,000 yen
-
Thay đổi hướng đi đột ngột: ≦ 50,000 yen
Đặc biệt, nếu gây tai nạn khi đi xe đạp, bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại tài sản, thân thể, có thể từ 100 man (1,000,000 yen) tới vài sen man (vài chục triệu yên). Có trường hợp gây tổn thương não, hay tử vong cho người đi bộ phải bồi thường 30,000,000 yên, tức là tương đương với mansion ở Tokyo. Vì thế cần phải tuyệt đối tránh gây tai nạn. Bạn cũng có thể mua bảo hiểm để đề phòng. Hãy xin tư vấn trường Nhật ngữ nếu định mua bảo hiểm.
Trên đây là một số vấn đề cần phải biết, liên quan đến vấn đề mua xe đạp cũ ở Nhật khi đi du học Nhật Bản tự túc. Hy vọng rằng, nó thực sự có ý nghĩa giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong chuyến hành trình chinh phục xứ sở hoa anh đào.
CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ
Chat trực tiếp cùng Thanh Giang
Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc
>>> Link Zalo: https://zalo.me/0964502233
>>> Link fanpage
-
DU HỌC THANH GIANG CONINCON.,Jsc
: https://www.facebook.com/duhoc.thanhgiang.com.vn
-
XKLĐ THANH GIANG CONINCON.,Jsc
: https://www.facebook.com/xkldthanhgiangconincon
Bài viết cùng chủ đề Dịch vụ – Du học Nhật Bản
Bài viết cùng chủ đề Kinh nghiệm – Du học Nhật Bản
Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn