Hướng dẫn nuôi chim ngũ sắc sinh sản và phân biệt chim trống mái
Mục lục bài viết
Hướng dẫn nuôi chim ngũ sắc sinh sản và phân biệt chim trống mái [HOT]
Được biết đến là một loài chim quý ở Việt Nam.Chim ngũ sắc mang nhiều tên khác như chim tương tư ngũ sắc hay chim tương tư đỏ hoặc còn có tên gọi khác là chim quế lâm. Cái tên làm cho ta nghĩ đến giọng hót quyến rũ của chim ngũ sắc. Đặc tính của chim cũng khá đặc biệt khi chúng sống từng lãnh thổ. Tuy nhiên, khi đến mùa sinh sản, chim ngũ sắc lại tụ hợp với nhau trong một khu vực.
Cái tên chim tương tư ngũ sắc cũng bắt nguồn từ đặc tính chung thủy của chim. Chúng luôn luôn yêu quý, gắn bó với nhau suốt cuộc đời. Hình ảnh đẹp từ chim ngũ sắc đó là khi chúng ngủ. Lúc này chim trống và chim mái tựa đầu vào nhau.
Hình dáng của chim ngũ sắc cũng không to lớn, chỉ hơn chim sẻ một cút. Tùy theo màu sắc mà người ta có những tên riêng cho chim ngũ sắc. Chim thường sống ở nơi có khí hậu lạnh như phía Bắc. Nếu chăm sóc tốt chim có thể kéo dài tuổi thọ đến 15 năm.
1. Cách nuôi chim ngũ sắc ở Việt Nam
Người ta nói nghề nuôi chim cũng lắm công phu. Muốn nuôi chim theo ý muốn không phải là chuyện đơn giản. Do đó, cần nuôi chim phải đúng kỹ thuật và phù hợp với từng loại chim. Dưới đây là cách nuôi chim ngũ sắc phổ biến nhất.
a. Lồng chim phải phù hợp
Chim ngũ sắc là loài chim dễ thuần hóa và chăm sóc. Vì thế khi nuôi chim phải tao cho chúng không gian rộng rãi. Được vậy chim có thể dễ dàng vận động cũng như di chuyển. Chúng ta nên chọn những lồng chim lớn, có thể làm từ tre hay mây lan. Tuy nhiên, lông có cạnh sắc gây nguy hiểm và hư hại đến lông của chim.
Vị trí đặt lồng cũng khá quan trọng. Nên chọn những nơi thoáng mát, có không gian thiên nhiên. Lúc đó, chim có thể gần gũi và cất tiếng hót cho mình.
b. Chế độ dinh dưỡng của chim
Chế độ dinh dưỡng của chim ngũ sắc cũng nên chú trọng. Mực dù đơn giản tuy nhiên cần kỹ lưỡng trong khâu nay. Món ăn khoái khẩu của chim thường là các loại sâu bọ, cào cào. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho chim từ các nguồn khác. Ví dụ như cám trộn, hoa quả chín.
Ngoài ra, điểm chú ý khi cho chim ăn đó là không để thức ăn qua đêm. Điều này sẽ khiến chim dễ bị tiêu chảy, khó tiêu hóa. Thức ăn cùng với nước uống cần chuẩn bị sạch sẽ và kỹ lưỡng cho chim.
c. Nuôi chim ngũ sắc sinh sản
Ở các mùa sinh sản, việc nuôi chim ngũ sắc cũng nên chú trọng. Thường rơi vào đầu tháng 3 đến cuối tháng 6 hàng năm. Ở giai đoạn này, chim thường tụ lại để giao phối. Khi chim mái đẻ, cần chăm sóc một cách kỹ lưỡng. Chim mái thường đẻ khoảng 3 đến 7 trứng, tùy vào sức khỏe. Trong khoảng thời gian 2 tuần, trứng chim sẽ nở ra. Việc chăm con của chim ngũ sắc cũng diễn ra tự nhiên.
Khi chim đẻ trứng, cần tăng cường chất dinh dưỡng trong bữa ăn của chim. Đặc biệt, để chim tránh xa các nguồn nguy hại, làm chim dễ giật mình. Chim non sau một thời gian chăm sóc của chim mẹ sẽ tự kiếm mồi.
2. Cách phân biệt chim trống mái
Có nhiều cách để phân biệt trống mái ở chim ngũ sắc. Tuy nhiên, người ta chủ yếu dựa vào kích thước và màu sắc của chim.
Đối với chim trống: Kích thước của chúng thường to hơn. Ngoài ra, màu sắc của phần lông dưới cằm của chim thường ngả màu đỏ. Thêm vào đó, kích thước đầu cũng như phần lông trên đầu của chim cũng lớn hơn. Thêm vào đó, tính cách cả chim trống cũng khá rõ rệt. Chúng thường tỏ ra hung dữ khi đối phương xâm nhập lãnh thổ. Cùng với đó, chim trống cũng hót hay hơn và đặc biệt hơn. Một điểm cực kỳ rõ nhưng ít người biết đến khi phân biệt chim trống mái. Đó là phần lông đuôi của chim có màu đỏ.
Đối với chim mái: ngoài những đặc điểm trên như kích thước nhỏ hơn hay giọng hót không hay bằng. Tích cách cũng như cách hoạt động của chim mái cũng nhẹ nhàng. Khác với màu đỏ của chim trống, chim mái có màu vàng ở những chỗ phân biệt.
Trên đây, là một số chia sẻ về cách chăm sóc chim ngũ sắc và cách phân biệt trống mái. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có đam mê về loài chim quý này hiểu rõ thêm và biết chăm sóc một cách phù hợp.
Từ khoá tìm kiếm
- Nuôi chim ngũ sắc
- Phân biệt chim ngũ sắc trống, mái
- Giá chim quế lâm
- Tiếng chim ngũ sắc