[Hướng dẫn] phân loại, cách đánh giá suy dinh dưỡng trẻ em

Hiện nay, việc đánh giá suy dinh dưỡng trẻ em được tính toán dựa trên chỉ số nhân trắc dinh dưỡng z-core. Chỉ số này được ứng dụng tương đối rộng rãi trên toàn thế giới để phân loại suy dinh dưỡng cũng như đánh giá, theo dõi tình trạng dinh dưỡng của một cá nhân hay cộng đồng.

Bài viết của SUY DINH DƯỠNG SHOP sẽ giúp bạn hiểu hơn về chỉ số này.

1. Cách xác định trẻ bị suy dinh dưỡng

Để biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không, thông thường, cách dễ áp dụng nhất là dựa trên thông số về cân nặng, chiều cao của trẻ. Nếu đường cân nặng trong 3 tháng không tăng (đứng cân), trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng. Nếu đường cân nặng nằm dưới đường tiêu chuẩn, có nghĩa trẻ bị suy dinh dưỡng.

Để phân loại suy dinh dưỡng và đo chính xác các thể suy dinh dưỡng, người ta dùng chỉ số nhân trắc dinh dưỡng dựa vào chỉ số z-core – chỉ số đánh giá suy dinh dưỡng trẻ em với tính khách quan và độ nhạy cao. Bên cạnh đó, công cụ này cũng được dùng để giám sát, theo dõi tình trạng dinh dưỡng của cá thể hay quần thể dân cư.

xác định suy dinh dưỡng ở trẻ qua cân nặng chiều cao

>>> Xem thêm: Bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ giúp xác định trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không

2. Phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ em

Dựa vào chỉ số nhân trắc, người ta phân loại suy dinh dưỡng theo các chỉ số gồm: cân nặng, chiều cao, tuổi. Cụ thể, các cấp phân loại suy dinh dưỡng gồm:

Suy dinh dưỡng

Khi trẻ có chỉ số cân nặng nằm dưới mức -2SD theo tuổi là trẻ bị thiếu hụt về mặt dinh dưỡng. Tiếp đó, dựa theo các chỉ số như chiều cao, cân nặng theo BMI có thể đánh giá và kết luận chính xác tình trạng của trẻ.

Suy dinh dưỡng cấp tính

Theo độ tuổi, chiều cao của trẻ bình thường, tuy nhiên chỉ số cân nặng theo chiều cao lại ở mức dưới -2SD cho thấy trẻ mới bị suy dinh dưỡng do chế độ ăn chưa đáp ứng được nhu cầu.

Suy dinh dưỡng mãn tính đã phục hồi

Trẻ có chỉ số chiều cao ở mức dưới -2SD nhưng chỉ số cân nặng theo chiều cao bình thường. Có khả năng cao mức độ suy dinh dưỡng đã xảy ra từ lâu, mặc dù hiện nay đã hồi phục, có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về tầm vóc của trẻ trong tương lai.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, với những trẻ như vậy, cần được theo dõi để tránh nguy cơ béo phì sau này.

Suy dinh dưỡng mãn tính tiến triển

Nếu trẻ có chỉ số chiều cao dưới -2SD, chỉ số cân nặng cũng thấp dưới -2SD cho thấy trẻ đã bị suy dinh dưỡng từ lâu và tình trạng này vẫn còn tiếp diễn đến thời điểm này.

Suy dinh dưỡng bào thai

Khi chào đời, nếu chỉ số cân nặng của trẻ dưới 2.5kg, chiều dài dưới 48 cm, chu vi vòng tròn đầu dưới 5 cm, có nghĩa đây là trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai.

suy dinh dưỡng bao thai

3. Hướng dẫn đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ qua chỉ số z-core

Cách đánh giá suy dinh dưỡng trẻ em qua chỉ số z-core hiện được sử dụng tại các cơ sở y tế trên toàn thế giới.

3.1 Chỉ số Z-core là gì?

Z-core là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ thông qua chiều cao, cân nặng, độ tuổi. Thông số này được đưa ra bởi tổ chức Y tế thế giới và hiện được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới để đánh giá xem trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không.

Biểu đồ chỉ số đánh giá thể trạng z-core

3.2 Đánh giá suy dinh dưỡng ở trẻ qua chỉ số z-core

WHO cũng quy định mức chỉ số z-core đối với từng đối tượng trẻ em khác nhau. Cụ thể như sau:

Trẻ từ 0 – 5 tuổi

Tình trạng của trẻ em từ 0-5 tuổi được đánh giá qua 3 chỉ số: chiều cao theo tuổi (bảng 02); cân nặng theo tuổi (bảng 01) và cân nặng dựa theo chiều cao (bảng 03).

Bảng 01: Chỉ số Z-score cân nặng theo độ tuổi

Chỉ số Z-score

Đánh giá

< -3 SD

Suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân với mức độ nặng

< -2 SD

Suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân mức độ vừa

-2 SD ≤ Z-score ≤ 2 SD

Bình thường

Bảng 02: Đánh giá chỉ số Z-score chiều cao theo độ tuổi

Chỉ số Z-score

Đánh giá

< -3 SD

Suy dinh dưỡng ở thể thấp còi mức độ nặng

< -2 SD

Suy dinh dưỡng ở thể thấp còi mức độ vừa

-2 SD ≤ Z-score ≤ 2 SD

Bình thường

Bảng 03: Đánh giá chỉ số Z-score cân nặng dựa theo chiều cao

Chỉ số Z-score

Đánh giá

< -3 SD

Suy dinh dưỡng ở thể gầy còm mức độ nặng

< -2 SD

Suy dinh dưỡng ở thể gầy còm mức độ vừa

-2 SD ≤ Z-score ≤ 2 SD

Bình thường

> 2 SD

Thừa cân

> 3 SD

Béo phì

Đối với trẻ từ 5 – 10 tuổi

Từ độ tuổi là 5 tuổi trở lên, đánh giá suy dinh dưỡng trẻ em được dựa trên chỉ số chiều cao theo độ tuổi (bảng 04) và chỉ số khối cơ thể BMI theo độ tuổi (bảng 05).

Chuẩn so sánh chỉ số z-core là chuẩn tăng trưởng do Tổ chức Y tế thế giới quy định năm 2007. Việc phân loại dinh dưỡng sẽ được chẩn đoán dựa trên ít nhất 1 trong 2 chỉ số.

Bảng 04: Đánh giá chỉ số Z-score chiều cao theo độ tuổi

Chỉ số Z-score

Đánh giá

< -3 SD

Suy dinh dưỡng ở thể thấp còi với mức độ nặng

< -2 SD

Suy dinh dưỡng ở thể thấp còi mức độ vừa

-2 SD ≤ Z-score ≤ 2 SD

Bình thường

Bảng 05: Đánh giá chỉ số Z-score BMI theo độ tuổi

Chỉ số Z-score

Đánh giá

< -3 SD

Suy dinh dưỡng ở thể gầy còm với mức độ nặng

< -2 SD

Suy dinh dưỡng ở thể gầy còm mức độ vừa

-2 SD ≤ Z-score ≤ 1 SD

Bình thường

> 1 SD

Thừa cân

> 2 SD

Béo phì

Đối với trẻ từ 10 – 19 tuổi

Đối với trẻ em ở độ tuổi 10-19, mức độ đánh giá suy dinh dưỡng trẻ em cũng sẽ dựa trên 2 chỉ số: chỉ số z-core theo độ tuổi (bảng 08) và chỉ số z-core BMI theo độ tuổi (bảng 09)

Bảng 06: Đánh giá chỉ số z-core theo độ tuổi

Chỉ số Z-score

Đánh giá

< -3 SD

Suy dinh dưỡng ở thể thấp còi với mức độ nặng

< -2 SD

Suy dinh dưỡng ở thể thấp còi mức độ vừa

-2 SD ≤ Z-score ≤ 2 SD

Bình thường

> 2 SD

Thừa cân

> 3 SD

Béo phì

Bảng 07: Đánh giá z-core BMI theo độ tuổi

Chỉ số Z-score

Đánh giá

< -3 SD

Suy dinh dưỡng ở thể gầy còm với mức độ nặng

< -2 SD

Suy dinh dưỡng ở thể gầy còm mức độ vừa

-2 SD ≤ Z-score ≤ 1 SD

Bình thường

> 1 SD

Thừa cân

> 3 SD

Béo phì

3.3 Phải làm gì nếu trẻ bị suy dinh dưỡng

Sau khi đánh giá suy dinh dưỡng trẻ em, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, phụ huynh cần thực hiện điều trị các tình trạng cấp, bổ sung dưỡng chất thiếu hụt, đồng thời thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

  • Điều trị tình trạng cấp: khi bị suy dinh dưỡng, trẻ có thể gặp các tình trạng nguy hiểm như rối loạn điện giải, mất nước, phù toàn thân, nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa, rối loạn hấp thụ.

  • Bổ sung các dưỡng chất thiếu hụt: sắt, canxi, vitamin A, vitamin D, axit folic…

  • Thiết lập khẩu phần dinh dưỡng phù hợp với đầy đủ: đạm, dưỡng chất, năng lượng…

>>> Xem thêm: 7 loại sữa cho trẻ suy dinh dưỡng cao năng lượng được khuyên gia chuyên dùng

Đồng thời, tại gia đình, mẹ có thể chăm sóc cho trẻ bằng cách:

  • Tăng khẩu phần ăn hàng ngày, cho trẻ ăn nhiều bữa

  • Nấu thức ăn đặc

  • Thêm dầu mỡ và những thực phẩm cao năng lượng

  • Cho trẻ bú mẹ đủ tháng, nếu không đủ sữa, cần lựa chọn loại sữa bổ sung để thay thế cho phù hợp.

  • Xổ giun định kỳ

  • Khuyến khích bé tập thể dục

Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

Trên đây, SUY DINH DƯỠNG SHOP đã gửi tới bạn những thông tin về cách đánh giá suy dinh dưỡng trẻ em theo tiêu chuẩn quốc tế. Cách đánh giá này hiện được sử dụng trên toàn thế giới tại nhiều cơ sở y tế giúp đánh giá chính xác mức độ thấp còi, gầy còm của trẻ, từ đó giúp phụ huynh hiểu đúng về thể trạng của con em mình và có những điều chỉnh phù hợp.

Mọi thông tin cần tư vấn thêm về dinh dưỡng cũng như các sản phẩm hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thấp còi, thiếu chất, kém hấp thu…bố mẹ có thể liên hệ ngay với SUY DINH DƯỠNG SHOP theo hotline 0888 545 858 để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

Xổ số miền Bắc