Hướng dẫn thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới
Thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới là rất quan trọng mà mỗi gia chủ nên thực hiện đúng và chính xác. Bởi vì theo quan niệm của ông cha ta, bàn thờ là nơi trấn áp, phù hộ cuộc sống cho những thành viên trong gia đình. Do đó, nếu phải thay đổi bàn thờ, bạn nên làm đúng và đủ những lễ nghi, không được sai sót bất cứ điều gì.
Mục lục bài viết
Chọn ngày thực hiện thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới
Việc chọn ngày để thực hiện thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới là rất cần thiết và quan trọng. Khi chọn đúng ngày lành tháng tốt, phù hợp với vận mệnh của gia chủ sẽ giúp cuộc sống gia đình hòa thuận, êm ấm, công việc làm ăn được thuận lợi.
Bàn thờ mang biểu trưng là ngôi nhà, nơi tụ họp của những người đã khuất trong gia đình. Ở đây, ông bà tổ tiên sẽ có thể theo dõi, hưởng lộc và phù hộ cho con cháu của họ dưới trần gian. Vì vậy, việc chuyển bàn thờ cũng có nghĩa là chuyển nhà cho người đã khuất. “ Có thờ có kiêng, có kiêng mới có lành”, gia chủ nên thực hiện điều này một cách kỹ lưỡng, thành tâm. Để chọn được ngày lành tháng tốt, bạn có thể tự xem lịch hoàng đạo hoặc nhờ thầy phong thủy, nhà sư lựa chọn giúp cho chính xác. Có như vậy, gia đình mới có thể được tổ tiên phù hộ, vạn sự như ý.
Những điều cần thực hiện để chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới
Thay bàn thờ mới phải làm những gì là câu hỏi mà nhiều gia chủ thường thắc mắc nhiều nhất hiện nay. Hãy theo dõi nội dung bên dưới để biết cần phải thực hiện như thế nào, bạn nhé!
Những vật dụng cần chuẩn bị
- Một con gà (nếu không có điều kiện về kinh tế thì không cần chuẩn bị)
- Một bát cháo hoặc dĩa xôi.
- Dĩa thịt, tôm, trứng luộc
- Ba chum rượu trắng
- Dĩa hoa quả
- Một hoặc hai lọ hoa
- Đĩa cau và lá trầu
- Bát nước sạch
- Bộ quần áo giấy màu đỏ và màu vàng
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, bạn cần bày những lễ vật ra trên một cái mâm và cúng sớm trước 1 ngày khi di chuyển bàn thờ. Tiếp theo, gia chủ sẽ thực hiện cúi lạy, vái thần linh 3 cái và xin phép được chuyển sang bàn thờ mới.
Bài cúng thay bàn thờ mới
Gia chủ có thể ghi chép bài cúng ra một tờ giấy để đọc hoặc có thể học thuộc lòng những ý chính. Dưới đây chính là bài văn khấn khi di dời bàn thờ mới:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Phật. Con lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Con tên là: …. Hôm nay là ngày … tháng… năm…. là ngày lành tháng tốt, chúng con xin được phép chuyển bàn thờ mới sang địa chỉ mới ở…. Con xin được bốc bát hương, chuyển di ảnh cùng những vật thờ cúng về bàn thờ mới.
Kính các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông. Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận!
Cẩn cáo!
Những điều cần lưu ý khi di chuyển từ bàn thờ cũ sang bàn thờ mới
Gia chủ nên lưu ý rằng không được để bàn thờ lộ thiên. Vì theo quan niệm của ông bà ta thời xưa, điều này sẽ khiến tà ma, những điều ô uế đi theo và nhập vào bát hương. Từ đó, ông bà tổ tiên sẽ không thể nào phù hộ, chứng giám cho gia đình bạn.
Trong quá trình di chuyển, bát hương cần được đậy kín, tuyệt đối không được xảy ra tình trạng đổ ngã hoặc khiến tàn tro rơi rớt. Tốt nhất, gia chủ nên đặt bát hương vào một thùng giấy, xung quanh có lót bằng tiền âm phủ. Khi đến bàn thờ mới, bạn hãy dùng khăn trắng có nhún rượu gừng để lau qua bát hương một lần nữa. Tiếp theo là nghi lễ cúng và thắp nhang.
Nếu gia chủ theo đạo Phật thì có thể bỏ qua nghi lễ cúng bái. Vì theo quan niệm của Phật giáo thì việc di dời bàn thờ chỉ cần thay tro hoặc cát, sau đó thông báo cẩn thận là được. Theo những Phật tử, thần linh không trụ ở bát hương, do đó việc chuyển bàn thờ là không bị ảnh hưởng gì cả.
Quy trình chuyển bàn thờ về nhà mới
Để gia chủ có được quy trình thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới một cách chính xác nhất thì mình đã có tổng hợp được các bước trong nội dung dưới đây. Cùng theo dõi nhé!
- Bước 1: Bày mâm cúng trước bàn thờ
- Bước 2: Thắp nhang
- Bước 3: Khấn vái. Lưu ý trong khi khấn cần phải thật kính trọng, thành tâm, không được đùa giỡn, nói chuyện
- Bước 4: Hóa vàng mã
- Bước 5: Đợi đến khi nào nhang tàn thì bái tạo, đem những đồ vật trên bàn thờ xuống
- Bước 6: Lau dọn, vệ sinh sạch sẽ đồ thờ, bàn thờ.
- Bước 7: Cẩn thận đặt những đồ vật trên bàn thờ vào trong thùng và đóng gói một cách cẩn thận, chắc chắn.
- Bước 8: Mang đến nhà mới. Sau đó bài trí các đồ vật lên bàn thờ mới
- Bước 9: Làm lễ nhập trạch nhà mới, sau đó mời tổ tiên về tại vị.
- Bước 10: Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển bàn cũ sang bàn thờ mới, gia chủ nên thắp nhang liên tục trong vòng 1 tuần. Điều này là rất cần thiết để thần linh, ông bà tổ tiên quen với nhà mới.
Bố trí bàn thờ như thế nào là thích hợp?
Việc bố trí bàn thờ cũng quan trọng không kém trong quá trình di dời bàn thờ. Không phải muốn bài trí như thế nào cũng được, bởi nếu đặt sai hướng thì sẽ mạo phạm đến ông bà tổ tiên, mang lại phong thủy xấu, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như vận mệnh của các thành viên trong gia đình.
Gia chủ nên đặt ảnh bà tổ – bàn thờ – ông tổ dựa vào bức tường phía sau theo thứ tự từ trái sang phải. Phía trước có thể bố trí thêm đèn. Trước một chút nữa là đỉnh hương, bình hoa hoặc dĩa hoa quả. Phía ngoài cùng chính là bàn thờ của thần linh, ông bà tổ tiên.
Tuy nhiên, việc bố trí bàn thờ không nhất thiết phải dựa theo một khuôn mẫu ép buộc. Gia chủ có thể trình bày sao cho mang lại thẩm mỹ đẹp hoặc tùy vào kinh tế của gia đình mà có thể trang trí thêm nhiều vật dụng khác. Điều quan trọng nhất là phải quan tâm đến vấn đề tương sinh tương khắc trong ngũ hành nhé. Nếu thực hiện việc bài trí tốt thì thần linh, ông bà tổ tiên sẽ luôn phù hộ, giúp gia đình bạn gặp được nhiều may mắn, suôn sẻ trong cuộc sống.
Thủ tục chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới
Việc chuyển bát hương sang bàn thờ mới không phải là một chuyện đơn giản, gia chủ nên thực hiện thật cẩn thận để tránh mạo phạm thần linh. Như đã đề cập ở trên, theo quan niệm của Phật tử, vong linh không an vị tại bát hương nên chỉ cần thay tro hoặc cát sạch. Sau đó, khấn vái thành tâm là được. Còn theo ông bà ta, bát hương là nơi tổ tiên, thần linh cư trú nên rất quan trọng. Khi bốc bát hương về nhà mới cần phải thật kính cẩn, tôn trọng. Có gia đình còn mời thầy cúng về để thực hiện thủ tục này.
Một điều lưu ý nữa là việc bốc bát hương nên do người đàn ông trụ cột trong gia đình thực hiện. Nếu trong nhà không có đàn ông thì phụ nữ sẽ là người đúng ra làm lễ.
Trên đây chính là những thông tin về thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới mà mình đã tổng hợp được. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể thực hiện đầy đủ thủ tục di dời bàn thờ thật chính xác. Cuối cùng, cám ơn các bạn vì đã tham khảo bài viết này nhé!