[Hướng dẫn] thủ tục chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới
Bàn thờ thần tài thổ địa, bàn thờ gia tiên và bát hương có ý nghĩa quan trọng trong việc thờ cúng của nhiều gia đình Việt. Do đó mà mọi hoạt động quét dọn, chuyển dọn hay thay đổi địa điểm đều được cân nhắc và thực hiện cẩn trọng. Có nên chuyển bàn thờ và bát hương từ nhà cũ sang nhà mới khi chuyển dọn nhà? Cần chuẩn bị gì? Thủ tục chuyển bát hương gồm những bước nào? Và chuyển bát hương phải lưu ý những gì?
Với kinh nghiệm chuyển dọn cho rất nhiều gia đình, Dịch Vụ Chuyển Đồ sẽ cùng đồng hành với cách bạn để giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn chi tiết để giúp bạn thực hiện thủ tục chuyển bát hương và bàn thờ đúng nghi thức nhất!
Mục lục bài viết
1. Thủ tục chuyển bàn thờ gia tiên từ nhà cũ sang nhà mới
Bàn thờ gia tiên là nơi thờ phụng ông bà, tổ tiên những người đã khuất trong dòng họ để thể hiện lòng hiếu thuận, biết ơn của con cháu. Nói một cách dễ hình dung, bàn thờ được xem là nhà, là nơi trú ngụ của người đã khuất để hưởng hương khói, lễ lộc, theo dõi và phù hộ những người thân còn sống trên dương gian. Vậy nên khi bạn chuyển về nhà mới, việc chuyển bàn thờ sẽ cũng giống như chuyển nhà của người đã khuất, là “trần sao âm vậy”.
Đồ cúng cần chuẩn bị khi chuyển bàn thờ sang nhà mới
Thủ tục chuyển bàn thờ gia tiên về nhà mới cần chuẩn bị mâm cỗ với các đồ cúng như sau:
- Dĩa trái cây ngũ quả
- Lọ hoa tươi
- Nhang, đèn cầy
- Vàng mã, bao gồm nhiều loại (bạn chỉ cần ra tiệm vàng mã, yêu cầu họ bán bộ vàng mã chuyển bàn thờ là được)
- Bộ tam sanh (thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc)
- Gà luộc hoặc thịt quay (tuy nhiên không bắt buộc, tùy thuộc vào điều kiện của gia chủ)
- Đĩa xôi hoặc cháo
- Rượu, trà
- Trầu cau
Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên về nhà mới
Bạn hãy soạn văn khấn chuyển bàn thờ về nhà mới ra tờ giấy nhỏ (hoặc có thể học thuộc lòng các ý chính, miễn sao thành tâm) và bạn hãy đọc lúc làm lễ chuyển dọn bàn thờ:
Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)
Con xin kính lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (họ của ông bà, tổ tiên) GIA TẠI THƯỢNG
Kính lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH. (Và/hoặc tên cụ thể của người được thờ)
Con tên là ….. Hôm nay ngày……tháng.…. năm……(nhằm ngày…tháng…năm…âm lịch) là ngày lành tháng tốt, chúng con xin phép được chuyển bàn thờ đến địa chỉ mới ở …………….. Con xin được phép bốc bát hương, chuyển dời di ảnh cùng các vật thờ cúng về địa điểm mới.
Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận.
Cẩn cáo!
Quy trình các bước chuyển bàn thờ về nhà mới
- Thắp nhang
- Bày mâm cúng trước bàn thờ
- Hóa tiền vàng
- Thành tâm khấn vái (đọc bài văn khấn)
- Quét bụi, lau sạch sẽ bàn thờ và các đồ thờ (như cốc chén, bộ đỉnh hương, lọ hoa, ảnh thờ, bài vị,…)
- Khi nhang tàn thì bái tạ và lần lượt mang các đồ vật trên bàn thờ xuống
- Chuyển đến nhà mới và bày trí lại các đồ vật lên bàn thờ
- Tiến hành làm Lễ nhập trạch nhà mới để mời tổ tiên về an vị tại bàn thờ mới.
- Vì là các đồ mang ý nghĩa tâm linh nên cần hết sức cẩn thận khi xếp vào thùng đóng gói. Có thể dùng xốp nổ hoặc vải sạch mềm để bao bọc nhằm đảm bảo an toàn.
- Lưu ý là sau khi chuyển bàn thờ gia tiên về nhà mới xong, cần thắp nhang liên tục đủ một tuần. Theo quan niệm dân gian là nhầm để tổ tiên làm quen với “nhà mới”, không còn luyến tiếc nhà cũ.
Cách bày trí bàn thờ gia tiên khi chuyển nhà
Để lập bàn thờ ở nhà mới đúng quy chuẩn khi chuyển nhà, bạn có thể tham khảo mô tả như trong hình ảnh bên dưới. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về phong thủy khi bày trí bàn thờ gia tiên, hãy tham khảo thêm trong chuyên mục về nhà mới của chúng tôi
Ngoài ra, có những vị trí tránh đặt bàn thờ bạn cũng nên cần lưu ý nhằm đảm bảo tính trang nghiêm cũng như tôn kính bậc tổ tiên.
Ngoài ra, cóbạn cũng nên cần lưu ý nhằm đảm bảo tính trang nghiêm cũng như tôn kính bậc tổ tiên.
Xem thêm: Chi tiết cách bài trí bàn thờ gia tiên hợp phong thuỷ
2. Thủ tục chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới
Theo quan niệm của Phật giáo, bát hương chỉ đơn thuần là chỉ là một vật thờ cúng dùng để thắp hương, cũng như nhiều đồ vật khác trên bàn thờ. Theo những người phật tử, vong linh hay thần linh không an trụ ở bát hương nên khi chuyển nhà, bạn chỉ cần thay cát hoặc tro mới sạch vào và thành tâm xin chuyển đi là được.
Tuy nhiên quan niệm ông cha ta lại cho rằng, bát hương đóng vai trò quan trọng, cũng là nơi cư ngụ của thần linh tổ tiên. Vậy nên khi bốc bát hương về nhà mới phải cực kỳ cẩn thận và kính cẩn. Về việc có nên mời thầy về làm lễ bốc bát hương hay không sẽ tùy vào quan niệm tín ngưỡng của mỗi gia đình.
Thực tế, thủ tục chuyển bàn thờ đã bao gồm luôn bốc bát hương nên bạn cũng có thể làm theo các hướng dẫn phía trên là được. Về văn khấn chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới cũng là văn khấn chuyển bàn thờ về nhà mới, nên bạn tham khảo ở trên.
3. Các lưu ý chung khi chuyển bàn thờ và bốc bát hương sang nhà mới
- Để đúng phong thủy thì việc đầu tiên bạn cần làm nên chọn ngày chuyển bàn thờ hoặc bát hương tức là xem ngày/giờ hoàng đạo. Thông thường sẽ được tiến hành luôn trong ngày nhập trạch. Tham khảo Ngày tốt nhập trạch để chọn ra thời gian phù hợp.
- Lễ chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới, bốc bát hương nên do người đàn ông trụ cột trong nhà thực hiện, nếu nhà hiu quạnh không có nam nhân thì người phụ nữ sẽ đứng ra làm lễ.
- Vị trí đặt để bàn thờ mới nên trang trọng, tránh đặt nơi ẩm thấp, gần nhà vệ sinh hoặc phía dưới nhà vệ sinh (nếu nhà có nhiều lầu).
- Khâu chuyển dọn bàn thờ nên cẩn thận, không làm ngã đổ hay vỡ các đồ lễ.
- Không gian bàn thờ mới cần được dọn dẹp sạch sẽ trước khi xếp các đồ thờ cúng vào.
- Mọi lời khấn vái cần nghiêm túc và thể hiện lòng thành kính.
- Bài viết đang hướng dẫn bạn cách chuyển bàn thờ và bốc bát hương khi di chuyển từ nhà cũ, khi dọn đến nhà mới phải làm lễ nhập trạch mời thần linh, tổ tiên về mới gọi là hoàn thiện.
Với một nước Á Đông như Việt Nam, tín ngưỡng thờ tổ tiên và thần linh có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh. Hy vọng các hướng dẫn về cách chuyển bàn thờ gia tiên, bốc bát hương sang nhà mới của Dịch Vụ Chuyển Đồ sẽ giúp bạn phần nào cảm thấy an tâm hơn trong quá trình chuyển nơi ở. Nếu bạn chỉ dịch chuyển bàn thờ và bát hương trong nội bộ căn nhà đang sống, giữa các tầng, các phòng thì cũng có thể áp dụng theo trình tự nêu trên, miễn sao tùy chỉnh lại cho phù hợp là được.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại đây: