Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu thiết bị thu phát sóng WIFI 2022 | tthqsaigon.net

Thủ tục nhập khẩu thiết bị thu phát sóng wifi . Khoa học công nghệ ngày càng phát triển các thiết bị không dây kết nối wifi đang được ứng dụng rất nhiều vào công việc và đời sống con người. Và đây dũng là yếu tố quan trong để kết nối toàn cầu lại với nhau, dễ dàng giao thương. Các thiết bị không dây sử dụng wifi đa phần là những thiết bị có giá trị và mang về lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Nhưng để nhập khẩu được các thiết bị có wifi hoặc thu phát sóng wifi thật không phải là đơn giản. Vì Mặc hàng ngày được BTTTT quản lý rất chặt chẽ, lúc trước các thiết bị thu phát wifi vừa phải xin giấy phép nhập khẩu vừa phải làm chứng nhận hợp quy, làm mất nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Nhưng hiện nay, Việc nhập khẩu thiết bị thu phát sóng wifi (thiết bị viễn thông) đã dễ thở hơn một chút là không cần phải xin giấy phép nhập khẩu nữa mà chỉ cần làm chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy cho sản phẩm là được, để đảm bảo việc sử dụng không gây mất an toàn và ảnh hưởng, gây nhiễu đến các thiết bị khác.

Chính sách làm thủ tục nhập khẩu thiết bị thu phát sóng wifi thì các bạn có thể tham khảo các thông tư, nghị định dưới đây:

– Nghị định 69/2018/NĐ- CP bãi bỏ Nghị định 187/2013/NĐ-CP nên thiết bị thu phát sóng wifi không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.

– Nghị Định 74/2018/NĐ-CP về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2018

– Thông tư số 

 ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông và Thông tư số 

ngày 14 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT ngày 14 tháng 5 năm 2020 hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

– Thông tư số 

ngày 16 tháng 5 năm 2022 quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022.

Những vướng mắc khi nhập khẩu thiết bị thu phát sóng wifi – thiết bị viễn thông

– Doanh nghiệp nhập khẩu không nắm được các thủ tục cần thiết, do vậy không biết các thủ tục bắt buộc phải thực hiện sau khi đăng ký kiểm tra chất lượng

– Quá trình thử nghiệm kéo dài, hoặc sản phẩm thử nghiệm không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

– Doanh nghiệp lúng túng trong việc thực hiện chứng nhận hợp quy do không nắm rõ các thủ tục, gây kéo dài thời gian

thiết bị thu phát sóng

Quy trình nhập khẩu thiết bị thu phát sóng wifi – thiết bị viễn thông

BƯỚC 1: ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

BƯỚC 2: TIẾN HÀNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

BƯỚC 3: ĐEM HÀNG ĐI THỬ NGHIỆM

BƯỚC 4. LÀM HỒ SƠ CHỨNG NHẬN HỢP QUY

BƯỚC 5. LÀM THỦ TỤC CÔNG BỐ HỢP QUY

Sau đây, TTHQSaiGon xin chia sẻ lại quy trình thủ tục nhập khẩu thiết bị thu phát sóng wifi mà chúng tôi đã và đang làm cho các Khách hàng. Mong sẽ giúp đỡ được cho mọi người hiểu rõ hơn về thiết bị này. Quy trình bao gồm như sau:

BƯỚC 1: ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Doanh nghiệp cần đem bộ hồ sơ đến đăng ký kiểm tra chất lượng tại Cục Viễn Thông, hồ sơ bao gồm;

  • Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng 02 bản

  • Invoice, B/L, PO, Catalogue, Packing List 01 bản

Thời gian được cấp kết quả đăng ký kiểm tra chất lượng là 02 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ

BƯỚC 2: TIẾN HÀNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

  • Sau khi Doanh nghiệp có được Kết quả đơn đăng ký kiểm tra chất lượng tại Cục Viễn Thông doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai hàng hóa nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, Cơ quan hải quan sẽ thông quan cho Doanh Nghiệp luôn ngay khi có được kết quả đơn đăng ký chứ không cần đem hàng về bảo quản.

BƯỚC 3: ĐEM HÀNG ĐI THỬ NGHIỆM

  • Khi hàng hóa đã được thông quan, Doanh nghiệp cần đem 01 mẫu thiết bị phát sóng wifi lên Trung tâm kỹ thuật – Cục Tần số vô tuyến điện để thử nghiệm hoặc các trung tâm khác có khả năng test các tiêu chuẩn của sản phẩm mà doanh nghiệp nhập khẩu.

  • Thời gian test: 10-15 ngày làm việc (thời gian này có thể lâu hơn phụ thuộc vào số lượng mẫu có bị tồn nhiều ở trung tâm thử nghiệm hay không nhé) thời gian TTHQSaiGon nêu ra ở đây là dự kiến nhé.

  • Chi phí: Được áp dụng theo từng quy chuẩn mà sản phẩm Doanh nghiệp nhập khẩu được áp dụng theo Thông tư 2/2022/BTTTT, không có mức phí chung cho tất cả sản phẩm.

BƯỚC 4. LÀM HỒ SƠ CHỨNG NHẬN HỢP QUY

Hồ sơ làm Chứng nhận hợp quy thiết bị phát sóng wifi bao gồm:

  • Văn bản đề nghị chứng nhận hợp quy theo mẫu của tổ chức chứng nhận

  • Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh

  • Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm đề nghị chứng nhận hợp quy CNHQ (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh; thể hiện đầy đủ các nội dung: tên, ký hiệu, các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất);

  • Chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (áp dụng đối với phương thức 1); ISO 9001-2015

  • Kết quả đo kiểm (áp dụng đối với phương thức 1);

  • Quy trình sản xuất và quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm (áp dụng đối với phương thức 5);

  • Tài liệu liên quan đến lô sản phẩm đề nghị chứng nhận hợp quy (áp dụng đối với phương thức 7).

BƯỚC 5. LÀM THỦ TỤC CÔNG BỐ HỢP QUY

Các tài liệu cần thiết để tiến hành thủ tục công bố thiết bị phát sóng wifi theo phương thức này như sau:

  • Mẫu Giấy Công bố hợp quy theo quy định

  • Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy của thiết bị

  • Tài liệu kỹ thuật của thiết bị

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Mẫu dấu Công bố hợp quy ICT của doanh nghiệp

  • Kết quả thử nghiệm của sản phẩm

  • Tờ khai nhập khẩu hàng hóa thông quan

Sau khi nộp xong thủ tục Công bố hợp quy thì được coi là hoàn thành thủ tục nhập khẩu thiết bị phát WIFI

Lưu ý thêm về nhập khẩu các loại thiết bị thu phát wifi hoặc các thiết bị viễn thông khác

Đối với một số mặt hàng có chưa mật mã dân sự – MMDS thì theo Luật An toàn Thông tin mạng số 86/2015/QH13 và Nghị Định số 58/2016/NĐ-CP (được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị Định số 53/2018/NĐ-CP), các công ty nhập khẩu hoặc cung cấp dịch vụ liên quan đến tính năng mã hóa, mật mã dân sự phải tiến hành các thủ tục xin cấp các giấy phép.

(1) Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự (MMDS)

(2) Giấy phép nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự (MMDS)

Ngoài ra, Một số sản phẩm còn phải xin thêm giấy phép an toàn thông tin mạng.

Mã HS cho bộ thu phát Wifi

Các bạn tham khảo qua các mã hs code bên dưới nhé, cần phải dựa vào thông tin cụ thể hàng hóa của doanh nghiệp nhập khẩu thì mới tra đúng mã hs code được nhé. Ngoài ra các bạn có thể tra thêm hs code trên  Thông tư số 2/2022/TT-BTTTT nằm trong phụ lục I và Phụ lục II.

  • Hs code 8517 – Bộ điện thoại, kể cả điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng không dây khác; thiết bị khác để truyền hoặc nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác, kể cả các thiết bị viễn thông nối mạng hữu tuyến hoặc không dây (như loại sử dụng trong mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng), trừ loại thiết bị truyền hoặc thu của nhóm 84.43, 85.25, 85.27 hoặc 85.28.

  • Thiết bị khác để phát hoặc nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác, kể cả thiết bị thông tin hữu tuyến hoặc không dây (như loại sử dụng trong mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng)

  • Hs code 851762 – Máy thu, đổi và truyền hoặc tái tạo âm thanh, hình ảnh hoặc dạng dữ liệu khác, kể cả thiết bị chuyển mạch và thiết bị định tuyến.

  • Thiết bị truyền dẫn khác kết hợp với thiết bị thu: 85176251 – Thiết bị mạng nội bộ không dây