Hướng dẫn thủ tục tố cáo bị lừa đầu tư tiền ảo – Luật L24H
Thủ tục tố cáo bị lừa đầu tư tiền ảo là thủ tục tố cáo khi mà nạn nhân bị lừa khi chơi tiền ảo mà hầu hết mọi người đều quan tâm nhằm tìm cách lấy lại tiền hoặc tài sản của mình khi đầu tư vào các sàn tiền ảo (chơi forex..). Hiện nay, không ít chiêu trò lừa đảo khiến người chơi tiền ảo bị lừa tiền qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản xảy ra. Bài viết dưới đây Luật 24H sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về thủ tục tố cáo khi bị lừa chơi tiền ảo
Tố cáo vì bị lừa tham gia đầu tư tiền ảo
Mục lục bài viết
Đầu tư tiền ảo là gì?
Tiền ảo (Virtual Currency) là một dạng tiền kỹ thuật số được giao dịch trên nền tảng online. Đặc điểm quan trọng của nó không được kiểm soát và không phải phát hành bởi chính phủ mà được tạo ra và quản lý bởi các nhà phát triển và được sử dụng, chấp nhận giữa các thành viên trong một cộng đồng ảo cụ thể.
Đầu tư tiền ảo chính là việc một người sở hữu tiền ảo ở một mức giá A và giao dịch nó khi tiền ảo ở mức giá B và tạo được giá trị lợi nhuận C. Lợi nhuận C phải lớn hơn 0 và B nhưng có thể lớn hoặc nhỏ hơn A do tính chất của thị trường được quyền bán khống.
Các hình thức lừa chơi tiền ảo
Các hình thức lừa chơi tiền ảo phổ biến hiện nay bao gồm ba hình thức:
các hình thức lừa chơi tiền ảo
- Kinh doanh đa cấp tiền ảo biến tướng: những kẻ lừa đảo thường sẽ mời chào trên các nhóm môi giới đầu tư của Facebook, Zalo… hoặc tổ chức các cuộc hội thảo miễn phí vé tham gia, thậm chí còn tổ chức các vòng quay may mắn, người tham gia chơi có thể trúng thưởng hoặc được tặng quà khi tham gia. Bên cạnh đó, họ còn xây dựng cho bản thâm một hình ảnh giàu sang, hào nhoáng với việc đi ô tô tiền tỉ, ở biệt thự,…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo còn hứa hẹn sẽ trả lợi nhuận cực cao, có khi lên đến 50% số tiền đã đầu tư
- Tặng tiền ảo: kẻ lừa đảo thường giả mạo là CEO của các dự án coin lớn, yêu cầu người dùng gửi tiền ảo vào ví để nhận lãi khủng. Đặc biệt, số coin này sẽ không thể quy thành tiền hay bất cứ loại tài sản nào khác.
- Thông qua sàn giao dịch quyền chọn nhị phân: Các đối tượng lừa đảo còn lập một đội chuyên đọc lệnh, lập nhiều nhóm trên mạng xã hội chia sẻ kinh nghiệm đầu tư và thường xuyên đăng ảnh nhận lãi khủng, mua nhà, mua xe nhằm lôi kéo những người không rành về tài chính, những người lớn tuổi hay người sống ở các vùng nông thôn… Thủ đoạn này tương tự như những trò tài xỉu online hoặc cá cược bóng đá online
Thủ tục tố cáo bị lừa chơi tiền ảo
Thủ tục tố giác tội phạm được quy định tại Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 và Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC Quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố quy định về thủ tục tố giác khi bị lừa chơi tiền ảo như sau:
Bước 1: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
- Thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của cơ quan Công an tương ứng với thẩm quyền xét xử của Tòa án. Theo đó, chỉ có cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp quận, huyện, thị xã; cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có chức năng giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
- Các cơ quan Công an được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (được quy định tại Khoản 6, Điều 9 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015); Công an xã, phường, thị trấn; đồn Công an, trạm Công an không có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết kiến nghị khởi tố.
Bước 2: Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố
- Bằng miệng: Trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền tố giác hoặc tố giác qua điện thoại
- Bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện)
Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết, Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, phân công Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc quyền thụ lý, giải quyết hoặc ra Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra tổ chức, chỉ đạo thụ lý, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
(Điều 9 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC)
- Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không quá 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được tố giác, tin báo về tội phạm.
- Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
(Điều 147 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 )
Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
- Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm
(Khoản 2 Điều 145 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015)
Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
- Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
- Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
(Khoản 3 Điều 145 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015)
>> Tham khảo thêm bài viết : Bị lừa tiền qua mạng báo ai? Tố cáo ở đâu?
Nội dung đơn tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Nội dung đơn tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải đảm bảo các nội dung sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày, tháng, năm;
- Tên đơn;
- Nơi gửi đơn, nơi nhận đơn
- Thông tin của người viết đơn tố giác
- Tên người bị tố giác
- Nội dung tố giác
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết
- Lời cam đoan của người làm đơn;
- Chữ ký xác thực của người làm đơn;
Đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
>> Tham khảo thêm bài viết: Mẫu đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Luật sư tư vấn thủ tục tố cáo lừa chơi tiền ảo.
- Hướng dẫn cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng
- Tư vấn về thủ tục tố cáo hành vi bị lừa chơi tiền ảo, trình báo công an;
- Soạn thảo đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
- Tư vấn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ để chứng minh việc tố cáo là có căn cứ, đúng pháp luật;
- Đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan chức năng trong quá trình giải quyết tố cáo.
Cấn nhanh chóng tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản để ngăn chặn thiệt hại cho bản thân và những người khác. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì cần luật sư hình sự tư vấn hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được các luật sư hỗ trợ tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.
☆
☆
☆
☆
☆
Scores: 4.49 (38 votes)
Thank for your voting!