Huyện Tây Hòa – tỉnh Phú Yên

NHỮNG MẪU CHUYỆN VỀ PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA HỒ CHÍ MINH

NHỮNG MẪU CHUYỆN VỀ PHONG CÁCH

 ỨNG XỬ CỦA HỒ CHÍ MINH

 

Ứng xử là cách quan hệ giao tiếp, đối xử giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng. Ứng xử không chỉ được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, nét mặt bề ngoài mà chủ yếu là ở nồng độ tình cảm và nội dung xử lý bên trong của mối quan hệ giữa chủ thể với đối tượng. Vì vậy, ứng xử được coi là biểu hiện tổng hợp của văn hóa – đạo đức, qua cách ứng xử có thể thẩm định được nhân cách của một con người.

Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh thể hiện sự chân thành, bình dị, tự nhiên. Đó không phải là một “nghệ thuật xã giao”, hay “xảo thuật xử thế” để mua chuộc lòng người, mà là sự trung thực của tâm hồn, đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh.

Đặc trưng  cơ  bản trong phong cách ứng xử  Hồ  Chí Minh là:

        Khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp: Đối với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em thì tự nhiên, bình dị, cởi mở, chân tình, vừa chủ động linh hoạt lại vừa ân cần, tế nhị, bình dị, tự nhiên đến mức hồn nhiên, làm cho bất cứ ai được gặp Người đều thấy không khí chan hòa, ấm cúng, thoải mái, không cảm thấy sự cách biệt giữa lãnh tụ và quần chúng. Trong các cuộc tiếp xúc, thường khiêm tốn, không bao giờ đặt mình cao  hơn người khác, mà trái lại, luôn hòa nhã, quan tâm chu đáo đến những người xung quanh. Người luôn luôn thể hiện thái độ yêu thương, quý mến, trân trọng, khoang dung; khiêm nhường, độ lượng với con người, tạo nên sức lôi cuốn, cảm phục, ngưỡng mộ và thôi thúc mọi người hướng tới cái chân, thiện, mỹ trong cuộc sống và công tác. Cách ứng xử không chỉ dừng lại ở tình thương yêu và sự quan tâm Người dành cho các đối tượng trong giao tiếp, mà nó còn thể hiện thông qua sự nêu gương của Người.

Sinh thời, khi nước nhà vừa giành được độc lập năm 1945, đứng trước nạn đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân diệt “giặc đói” bằng một hành động cụ thể, mười ngày nhịn ăn một bữa để lấy số gạo đó cứu những người bị đói và chính Người đã gương mẫu nghiêm túc thực hiện.

Chân tình, nồng hậu, tự nhiên: Khi gặp gỡ mọi người với những cử chỉ thân mật, lời hỏi thăm chân tình hay một câu nói đùa, Người đã tạo ngay ra một bầu không khí thân mật, thoải mái, thân thiết như trong một gia đình.

Sự ân cần, nồng hậu, xóa bỏ mọi nghi thức, đi thẳng đến trái tim con người bằng tình cảm chân thực, tự nhiên. Đó chính là nét nổi bật trong phong cách ứng xử của những nhà văn hóa lớn của mọi thời đại.

Với phong cách ứng xử chân thành của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ được các bậc yêu nước lão thành, những trí thức lớn rời bỏ cuộc sống vinh hoa để phục vụ đất nước. Sau một buổi tiếp xúc, Người đã mời và thuyết phục được cụ Huỳnh Thúc Kháng ra đảm nhiệm việc nước; cụ Phan Kế Toại, nguyên Khâm sai Bắc Kỳ, làm Phó Thủ tướng. Mùa hè năm 1946, trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đã thực hiện chuyến thăm lịch sử tới nước Pháp nhằm hậu thuẫn cho Hội nghị Phôngtennơblô mưu cầu nền độc lập, thống nhất bền vững cho Việt Nam. Trước lúc rời nước Pháp, Hồ Chủ tịch đã mời một số trí thức tiêu biểu đến gặp, Người ôn tồn nói: “Bác sắp về nước. Các chú chuẩn bị để vài ngày nữa chúng ta lên đường. Các chú đã sẵn sàng chưa?”, và một số trí thức người Việt đã thành danh ở Pháp gồm Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước, Võ Quí Huân,… đã cảm phục và cùng Người về nước. Giáo sư Đặng Văn Ngữ – một tài năng mà người Pháp, người Nhật, người Mỹ đều muốn sử dụng, song cảm phục và nghe theo tiếng gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1949 đã từ Nhật Bản về nước tham gia kháng chiến.    

Người rất tin tưởng, quý trọng nhân dân nên trong giao tiếp ứng xử với họ, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở phải có một thái độ mềm dẻo, khôn khéo biết  nhân nhượng, biết trân trọng nhân cách của mọi người với tôn giáo, Người đánh giá cao và trân troriữ »L giá trị đạo đức tối đẹp của các tôn giáo, chỉ ra những giá trị tương đồng giữa đạo đức tôn giáo và đạo đức cộng sản qua cách nhìn nhận về những người đã sáng lập ra các tôn giáo.

Linh hoạt, chủ động, biến hóa: ứng xử của Hồ Chí Minh có sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm nồng hậu với lý trí sáng suốt, nên phong cách ứng xử của Người rất linh hoạt, uyển chuyển, sẵn sàng vì cái lớn mà châm chước cái nhỏ. Trong thực tiễn hoạt động cách mạng, ở mọi hoàn cảnh, Người luôn nhất quán: “Đối với những kẻ đi lầm đường lạc lối, đồng bào ta cần phải dùng chính sách khoan hồng. Lấy lời khôn lẽ phải mà bày cho họ”. Phong cách giao tiếp giàu nét văn hóa đặc sắc của Hồ Chí Minh cũng luôn nhất quán quan điểm: Độc lập thống nhất Tổ quốc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân là cái “bất biến”, còn tùy vào điều kiện, hoàn cảnh, tùy từng đối tượng cụ thể để vận dụng linh hoạt, khéo léo những phương pháp, cách thức giao tiếp khác nhau dể đạt được cái “bất biến”nêu trên.

 

Vui vẻ, hòa nhã: Trong khi giao tiếp, ứng xử với mọi người, Hồ Chí Minh luôn xuất hiện với thái độ tươi cười, tươi cười một cách tự nhiên trong ánh mắt hoặc trên đôi môi. Sự vui vẻ cùng với sự hóm hĩnh, năng khiếu hài hước được thể hiện đa dạng, phong phú đã xóa đi cái cách bức, những nghi thức trịnh trọng không cần thiết, tạo ra không khí chan hòa, gần gũi giữa lãnh tụ với quần chúng, giữa những người bạn… Nhiều lúc Người diễn đạt một cách hài hước, ví von nhưng vẫn rất sâu sắc, tinh tế. Ngày 26-7-1957, trong cuộc hội đàm giữa Chính phủ ta và đại diện Cộng hòa Dân chủ Đức, mọi người ai cũng mệt mỏi vì cuộc hội đàm diễn ra cả ngày. Khi phía bạn báo cáo về năng suất của việc nuôi một loại cá chép lai giống, Bác hỏi: Các đồng chí có loại cá không xương không? Phía bạn rất ngạc nghiên, nhưng khi nghe Người kể chuyện “con cá gỗ” của đồng bào xứ Nghệ thì các đại biểu được trận cười thoải mái.

Một nét nhân cách nổi bật trong giao tiếp, ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự khiêm tôn, chân thành, sự thân thiện thực lòng với mọi người, không một chút gợn nào cho sự sùng bái cá nhân. Đó là điều mà từ giới trí thức, chính khách phương Tây đến nhân dân các nước đều rất hâm mộ, tạo nên sự gần gũi khi gặp gỡ Người.

 

1- BÁC HỒ CHĂM SÓC CÁN BỘ

Tác giả: Hoàng Tố

Tháng 2-1941, Bác Hồ về Pác Bó. Để trực tiếp chỉ đạo phong trào và bồi dưỡng cán bộ, Bác cho mấy anh em huyện ủy Hà Quảng (Cao Bằng) đang hoạt động bí mật ở cùng với Bác. Ngoài các đồng chí Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Đặng Văn Cáp, v.v. đi theo Bác, l úc này trong hang có thêm các đồng chí Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm, Thụy Hùng, Đức Thanh và tôi.

Hồi ấy, có đồng chí Lê Quảng Ba và Hoàng Sâm phụ trách bảo vệ cơ quan Bác và tổng Lục Khu. Còn tôi thì được phân công trực tiếp phụ trách tổng Hà Quảng (gồm những xã Sóc Hà, Nà Sắc và vùng mỏ sắt bấy giờ), kiêm nhiệm vụ kiểm, tra tổng Thông Nông.

Trước khi chúng tôi đi xuống cơ sở công tác, bao giờ Bác cũng bảo báo cáo chương trình, kế hoạch cụ thể cho Bác nghe. Bác bổ sung thêm rồi bảo chúng tôi nhắc lại thât đúng rồi mới cho đi. Do đó, chúng tôi rất vững dạ, như người đi rừng có địa bàn trong tay.

Cứ mỗi lần có đồng chí rời hang là Bác lại lo lắng: lo sao anh em được bình yên trở về, thoát khỏi mọi sự bất trắc dọc đường. Khi thấy anh em về, Bác vui hẳn lên. Câu đầu tiên Bác nói là hỏi han sức khỏe, sau đó tuyên bố cho anh em nghỉ ngơi, tắm giặt, rồi mới làm việc. Lúc ấy phong trào đang lên, công việc rất nhiều, nên anh em chúng tôi không ai muốn nghỉ, đợi được báo cáo tình hình, xong là đi ngay. Nhưng Bác không nghe.

Thỉnh thoảng đi công tác về, chúng tôi lại được Bác chia cho kẹo. Hỏi đồng chí Cáp mới biết đó là quà của nhân dân Pác Bó đi chợ mua về biếu Bác. Bác chỉ ăn một, hai chiếc. Còn bao nhiêu gói lại, cất vào ống tre, Bác bảo:

  • Để dành cho các chú ấy đi công tác về ăn.

Quà Bác tuy nhỏ, nhưng cử chỉ của Bác là cả một tình thương, có sức động viên chúng tôi rất mạnh. Mỗi lần đi lâu ngày mới về, bao giờ Bác cũng dặn đồng chí cấp dưỡng cố gắng tìm mua thức ăn về “thết tiệc” anh em. Gọi là tiệc, nhưng chỉ thêm vài miếng thịt lợn luộc chấm muối.

Ở hang, nhưng hằng ngày Bác vẫn giữ đúng giờ giấc. Đến giờ, nếu ai ngủ chưa dậy thì Bác khẽ đánh thức. Song, đối với anh em chúng tôi mới đi công tác về, Bác bảo anh em khác phải im lặng, giữ ý từng bước chân, để chúng tôi được ngủ thêm một lúc.

Tôi còn nhớ một lần, đồng chí Đức Thanh đi công tác về bị ốm, nằm liệt giường. Bác buồn lắm. Bác bảo đồng chí Cáp vào rừng lấy lá thuốc về cho đồng  chí Thanh uống và xông. Chốc chốc Bác lại đến sờ trán đồng chí Đức Thanh.

Ngồi làm việc ở một góc hang, tôi im lặng theo dõi từng cử chỉ của Bác. Nhìn nét mặt lo âu của Bác, tôi bỗng nhớ đến lúc còn bé, bị ốm chốc chốc mẹ lại sờ trán tôi, nét mặt vui buồn đều gắn vào độ nóng, lạnh trong người tôi truyền qua bàn tay răn reo của me. Cử chỉ của Bác trong lúc này chẳng khác dáng dấp của mẹ tôi khi xưa.

Những tình cảm sâu sắc của Bác đối với chúng tôi hơn ruột thịt, đã động viên chúng tôi vượt qua mọi khó khăn, gian khổ những năm tháng sống trong hang giữa rừng.

 

Nguồn: Bác Hồ sống mãi với chúng ta,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.l.

 

 

2- NHỮNG ĐIỂU TÔI BIẾT VỀ BÁC HỒ

Tác giả: Nguyễn Đức Thụy

Bác thương yêu cán bộ rất chân thực, mộc mạc và xuất phát từ đáy lòng. Trong tám đồng chí: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi thì đồng chí Lợi là người dân tộc Nùng ở Cao Bằng. Anh bảo vệ Bác mấy năm thì xin Bác về với gia đình. Bác tiếc nhưng thông cảm với hoàn cảnh, biết lưu lại không được nên phải cho đồng chí Lợi về. Bác luôn luôn nhớ đồng chí Lợi. Hồi đó tôi công tác tại Cao Bằng. Hai lần được sang báo cáo công tác với Bác, Bác đều dặn tôi lên nói với địa phương thăm nom đồng chí Lợi, giúp đỡ khi ốm đau, kể cả đối với gia đình đồng chí.

Những lúc báo cáo công việc cũng chính là lúc được Bác giáo dục. Bác giao cho tôi và các đồng chí Tỉnh ủy Cao Bằng và ủy ban Ngoại giao phải khéo giữ yên ổn vùng biên giới để khỏi bị bọn thân Pháp và phản động ở biên giới quấy rối ta trong lúc ta đang phải tập trung chống Pháp.         

Nói chung chúng tôi đã thực hiện được lời Bác dặn. Riêng tôi vì có quan hệ buôn bán với bọn cầm đầu trong chính quyền và quân đội ở biên giới nên quan hệ đôi bên cũng yên ổn. Có lần tôi về báo cáo ngắn gọn. Sau khi nghe xong Bác vui vẻ nhận xét rồi dặn thêm mấy điều mà đến nay tôi còn nhớ mãi. Bác dặn:

  • Bọn đặc vụ thân Pháp đang hoạt động ở biên để tìm hiểu tình hình của ta và phá hoại ta. Khi sang giao thiệp cái gì đáng nói hãy nói, cái gì không đáng  nói thì đừng nói. Ngay trong gia đình cũng có những việc không nên nói cho bên ngoài biết. Chú đừng thật thà quá. Đi với Phật phải mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Các chú giữ yên biên giới như thế là tố, nhưng thành ngữ có câu: “Cư yên tư nguy, cư trị bất vong loạn”. Chú có hiểu hai câu đó không?

  • Thưa Bác có ạ.

Bác cười. Thế là tôi lại khoác balô từ giã Bác để đi Cao Bằng. Khi đi đường, tôi suy nghĩ thấy Bác thật là một bậc túc nho. Bác thuộc các thành ngữ Hán rất nhiều, sử dụng rất nhuần nhuyễn và mỗi khi dùng thành ngữ là một lần Bác giáo dục cán bộ, để cho cán bộ trưỏng thành mà không cần nói dài.

 

Nguồn: Bác Hồ sống mãi với chúng ta,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.2.

 

 

3- THÁNG TÁM CỜ BAY

Tác giả: Vũ Đình Huỳnh

Sau khi rời ngôi nhà 48 Hàng Ngang, Bác ở số 8 Donchamp (phố Lê Thái Tổ hiện nay). Ngôi nhà này khá rộng. Tầng dưới có một phòng tiếp khách, hai phòng nữa dùng làm phòng ăn. Trên gác có bốn phòng ngủ và một phòng làm việc của Bác. Các đồng chí lãnh đạo đều ở phân tán. Võ Nguyên Giáp không có nhà quen để ở, tôi tìm cho anh được một ngôi nhà ở phố Virlet (Tô Hiến Thành). Sao Đó, khi thì ở nhà tôi mới thuê ở góc đường Gambetta – Rialand (Trần Hưng Đạo – Phan Chu Trinh), khi thì ở nhà anh Lang Bách ở phố Hàng Bạc. Đi làm mỗi người chỉ có một cái xe đạp.

Những nhân viên cũ của Phủ Thống sứ tôi đều giữ lại làm việc cho ta. Anh Hảo trước lái xe cho Thống sứ Pháp thì nay lái xe cho Bác. Nếu theo quan điểm nhìn người sau này, theo cách của thời kỳ cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, thì như thê thật là mất cảnh giác. Nhưng với những nhân viên cũ ấy, chẳng có chuyện gì xảy ra. Nhiều người trong số đó sau này đã trở thành cán bộ cách mạng nhiệt tình, kiên định. Khi Bác rời Hà Nội lên Chiến khu lãnh đạo kháng chiến anh Hảo theo, làm vườn, nấu bếp cho Bác.   

Bộ phận lãnh đạo cách mạng vừa từ Tân Trào về Hà Nội được ít ngày thì tướng Tiêu Văn của Trung Hoa Dân quốc sang. Lãnh sự Trung Hoa ở Cửa Đông báo tin ông tướng của họ tới. Đám các anh Bồ Xuân Luât cũng biết tin này, vội báo lại. Bác bảo tôi:

– Chú sắm vai tham nghị, đi đón Tiêu Văn cho tôi

Tôi băn khoăn:

– Thưa Cụ, tiếng Tàu tôi mít đặc.

– Thì chú chọn người biết tiếng đi cùng, nhưng phải chọn cẩn thận.

Tôi tìm Nguyễn Đức Thụy. Thụy nói giỏi tiếng Trung Quốc, có biệt danh là Thụy Tàu. Chúng tôi cùng đóng vai tham nghị thay mặt Cụ Hồ đi đón Tiêu Văn. Chúng tôi đi hai xe, một xe quân sự nhỏ, một xe hòm kính, ngược đường số 1 lên tới Từ Sơn thì gặp đoàn xe của Tiêu Văn từ Lạng Sơn đi xuôi. Viên tướng Tàu này là một người bé nhỏ, dáng nho nhã, đeo kính trắng trạc 50 tuổi, lịch sự nhưng lạnh lùng. Tiêu Văn là phó tướng của Trương Phát Khuê, trong chiến tranh chống Nhật, hành dinh của họ đóng ở Quế Lâm tỉnh Quảng Tây. Ông ta có trách nhiệm sang Việt Nam trước để lo cho quân Tưởng vào Việt Nam, giải giáp quân đội Nhật ở đây. Cuộc đón tiếp đoàn Tiêu Văn diễn ra ngay trên mặt đường với tất cả sự long trọng mà viên tham nghị cùng mấy người tùy tùng có thể làm được. Cái chức tham nghị mà  Bác phong cho tôi và Thụy Tàu là một cái chức mơ hồ, nghe cũng kêu mà lại chẳng rõ, cả lúc ấy và cả sau này tôi vẫn không hiểu nó là cái gì. Năm ấy nước to, có một đoạn đê bị vỡ làm đường vỡ theo, phải bắc cầu tre. Tiêu Văn đành run rẩy nắm chặt tay vịn để bước qua cái cầu khỉ đó. Tới Hà Nội, đoàn của Tiêu Văn chẳng buồn chia tay với chúng tôi, rẽ thẳng về Lãnh sự quán. Tôi báo cáo về chuyến đi với Bác, Bác bảo:

  • Tốt, mai chú và tôi sẽ tới chào Tiêu Văn.

  • Ta mời Tiêu Văn đến khoản đãi và nghênh tiếp có hơn không?

Bác mỉm cười:

  • Ta phải đến chào để tỏ lòng hiếu khách.

Nụ cười của Bác cho tôi hiểu rằng cái thế của ta bây giờ là thế, ta phải đến chào viên tướng Tàu, cái chính là điều đó có lợi cho cách mạng, không nên giữ kẽ.

Sáng hôm sau, Bác và tôi đến Lãnh sự quán Trung Hoa Dân quốc. Tôi tính đem theo Thụy Tàu, nhưng Bác gạt đi “không cần phiên dịch, chỉ tôi với chú thôi”.

Rất nhiều nhà báo châu Á và phương Tây đã ca ngợi tài ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng tôi nghĩ họ mới chỉ nhìn thấy cách ứng xử của Bác ở bề ngoài. Thực chất của cái gọi là tài ngoại giao của Bác nằm ở nơi sâu kín hơn nhiều. Nó nằm trong tấm lòng đôn hậu của Bác. Người nào gặp Bác lập tức cũng bị cuốn hút vào bầu không khí thân tình do Bác tạo ra, có khi chỉ bởi một cái nháy mắt, một nụ cười, một câu nói đùa…

Text Box: J
ra
Một hôm có mấy người Pháp bị bắn chết ở quãng giữa ngôi nhà lớn của Ngân hàng Đông Dương với Bắc Bộ phủ. Không rõ ai bắn? Vì sao bắn? Tự vệ thành của ta làm ẩu hay âm mưu khiêu khích của Quốc dân Đảng? Chu Phúc Thành nghi ta gây vụ này lên mặt “đồng minh trông nom trật tự” gửi giấy mời Bác tới. Đó là hành dộng rất láo xược, nhưng tôi đã biết đối sách “ngậm bồ hòn làm ngọt” của Bác rồi, tôi biết Bác sẽ đi. Bác gọi tôi đi cùng, xe do anh Hảo lái. Đến dinh viên tướng Tàu họ Chu, tôi toan theo Bác cùng vào thì bị bọn sĩ quan Tưởng giằng co đẩy trở lại. Bác ra hiệu cho tôi cứ yên tâm rồi một mình bước vào. Tôi đành ngồi lại ở hành lang. Lát sau tôi nghe từ trong nhà vẳng ra tiếng Bác nói rất to xen lẫn những giọng nói tiếng Tàu khác cũng rất to, rõ ràng là một cuộc cãi vã. Tôi ngồi nhấp nhổm không yên, chỉ lo bọn Tàu làm chuyện ẩu với Bác. Nhìn ra thì gặp cặp mắt lo lắng của anh Hảo ngồi trong xe, trước tay lái.

Phải nửa giờ đồng hồ sau Bác mới trở ra. Tôi bật dậy, đi theo Bác. Tôi nhìn, thấy nét mặt Bác bình thường. Bác ngoắc tôi: “Thôi, anh em mình về”. Tôi định đi trước mở cửa xe cho Bác thì Bác bảo: “Ta đi bộ”. Tôi gạc nhiên quá: “Thế còn xe?”. “Chúng nó giữ lại…”. Miêng nói chân bước, Bác xăm xăm đi ra cổng, tôi lắng lặng theo gót Bác.

Từ hành dinh của Chu Phúc Thành, chúng tôi đi bộ theo đường Bờ Sông rồi quặt theo hông Nhà hát Lớn qua đường Lê Thánh Tôn, men theo hông khách sạn Métropole về Bắc Bộ phủ. Trên đường đi, Bác kể cho tôi nghe chuyện xảy ra trong hành dinh của Chu. Bác giữ thái độ ôn hòa, nhưng Chu lên mặt, nói hiện nay trật tự tại thành phố Hà Nội là do nó trông nom, “các người có hành động gì cũng phải được tôi cho phép”, vì thế xảy ra to tiếng, mới lâu. Im lặng một lát, Bác nói tiếp: “Nó định giữ tôi lại”. Tôi sôi máu lên, nhìn Bác mà nước mắt muôn ứa ra.

Tôi hiểu tâm trạng Bác. Lần đầu tiên tôi thấy Bác dằn tiếng như vậy, và cũng là lần cuối cùng. Chu Phúc Thành đã đụng tới cái thiêng liêng nhất của dân tộc ta. Tôi nhớ hôm đón Lư Hán, Bác đã chỉ thị cho tổ chức một cuộc míttinh rất lớn, nhưng trong cuộc míttinh này Bác đã cho căng khẩu hiệu “Indépendance or death” (Độc lập hay là chết!) do chính Bác viết để các nơi theo đó mà viết. Độc lập hay là chết! Đó là mục tiêu của cuộc chiến đấu. Vì nền độc lập của đất nước mà Bác phải hạ mình trước một tên tướng mã phu. Hồi đó, tôi cũng như nhiều đồng chí khác, chưa biết những nỗi niềm tâm sự Bác gửi gắm trong tập Ngục trung nhật ký. Trong trách nhiệm của mình, tôi cố gắng lo cho Bác từ chiếc khăn mặt, cãi mũ cát tới tấm áo lót… mong sao cho Bác không phải bận tâm điều gì, để Bác có thể tập trung tư tưởng nghĩ việc lớn cho dân cho nước. Chúng tôi chăm sóc bữa cơm của Bác, canh chừng giấc ngủ của Bá để Bác được mạnh khỏe và thảnh thơi trong dạ… Vậy bọn Tàu lại dám hỗn hào, xúc phạm đến Bác! Chắc hẳn, nhìn nét mặt tôi, Bác cũng đoán được tôi đang nghĩ gì. Để an ủi tôi, Bác hỏi:

  • Chú biết chuyện Việt vương Câu Tiễn chứ?

Tôi đáp khẽ:

  • Thưa Bác, cháu có biết.

Bác cười hiền lành, cái nhìn vừa hóm lại vừa buồn, loáng một ánh xa vắng.

Ngày 15-10-1945 bắt đầu cuộc đàm phán dai dẳn giữa hai bên Việt – Pháp, với hai người đối thoại chính là Hồ Chí Minh và Xanhtơni.

Trước đó vài ngày, Bác hỏi tôi:

– Này, chú bố trí cho tôi chỗ họp với Xanhtdni đi. Một chỗ không cần sang trọng lắm, nhưng cũng phải chững chạc. Sẽ họp dài đấy.

Tôi chọn Cerclo de 1’Ưnion. Nơi này trước đây đầm thường lui tới uống rượu và khiêu vũ, bây giờ ta chiếm. Sau khi quét dọn lại, tu sửa chút ít, Bác đến xem, nói: Được rồi”.

Trong suốt cuộc đàm phán, người ngồi bên Bác là anh Hoàng Minh Giám. Đôi lần, Bác bảo tôi: “Chú báo cho Nguyễn Tường Tam (hoặc Vũ Hồng Khanh) đi cùng với tôi hôm nay gặp Xanhtơni.

Nguyễn Tường Tam hoặc Vũ Hồng Khanh, vốn lo sợ việc quân Pháp trở lại thay quân Tưởng, đưa ra những đòi hỏi “quá khích”, cái đó lại càng làm nổi bật những yêu cầu “ôn hòa” của Bác. Cuộc đàm phán diễn ra rất căng thẳng. Xanhtơni, như sau đó ông ta được chính thức cử làm ủy viên Cộng hòa Pháp ở Bắc Việt Nam tuyên bố quyết “không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để lập lại quyền lợi chính đáng của nước Pháp trên mảnh đất mênh mông đặt dưới quyền tôi”, khăng khăng giữ vững lập trường thực dân của mình. Còn Bác thì cũng “tranh luận từng câu, từng chữ, nhưng rất kiên quyết trong tinh thần bảo vệ nguyện vọng thiêng liêng của nhân dân Việt Nam”, như Xanhtơni kể lại trong cuốn đối mặt với ông Hồ Chí Minh. Trong các cuộc hội đàm, Bác hút thuốc liên tục, có khi hút cả loại Gauloises nặng của Pháp để trên bàn họp. Pinhông cũng hút liên miên, còn Xanhtơni thì không lúc nào ngừng phì phèo cái tẩu. Khói quẩn quanh mù mịt trong phòng.

Những hôm họp căng thẳng quá, Bác hút nhiều, buổi tối về ho suốt. Tôi khuyên Bác bớt hút thì Bác nói:

  • Mình phải hút nhiều để họ tưởng mình suy nghĩ lung lắm. Kỳ thực, quanh quẩn vẫn là lập trường ban đầu, họ cũng vậy mà mình cũng vậy, nhưng mình chủ động, còn họ bị động.

Nhiều lần, cuộc đàm phán bị ngưng lại. Lúc ấy, bên này hoặc bên kia lại phải nhờ tới Caput, đảng viên Đảng Xã hội Pháp làm trung gian nối lại. Lúc ấy tôi mới hiểu tại sao Bác đã bố trí Hoàng Minh Giám đi cùng Bác. Anh Giám cũng là đảng viên Đảng Xã hội Pháp (SIEO) như Caput. Phía Pháp không thể nào nói Việt Minh toàn cộng sản được.

Sự kéo dài cuộc đàm phán là cần thiết cho việc củng cố lực lượng ta. Hiện tại, yếu tố ủng hộ mạnh mẽ nhất cho thắng lợi của cách mạng là thời gian. Đằng sau bàn hôi nghị là những hoạt động sôi nổi và kín đáo cho chiến tranh mà Bác và Trung ương Đảng ngay từ lúc ấy đã nhận định là “khó tránh khỏi”. Tuy nhiên Bác vẫn mong muốn điều đó không xảy ra, hy vọng phía Pháp, với Xanhtơni là đại diện, sẽ hiểu rằng một cuộc chiến tranh sẽ chẳng mang lại lợi gì cho nước Pháp Trong thời gian đàm phán, Bác và Xanhtơni còn có những buổi gặp riêng. Sau những buổi gặp ấy, Bác nhận định về ông ta: “Một người học rộng, biết nhiều đấy, vì thế ông ta cũng thấy được không thể chiến thắng ta bằng quân sự, nhưng ông Xanhtơni là hai con người, một Xanhtơni biết điều, một Xanhtơni thực dân”.

Ở Trùng Khánh vẫn diễn ra những cuộc thăm dò ý kiến để bước vào mặc cả giữa Pháp và chính quyền Tưởng. Người Pháp ráo riết mở lối trở lại Việt Nam.

  • Chú theo dõi kỹ cho tôi việc này – Bác chỉ thị.

Hồi ấy chúng ta chưa có ngành tình báo, việc ai cần người ấy làm. Tuy vậy, rồi tôi cũng cố gắng thu thập được thông tin đủ loại, từ tin qua các đài phát thanh cho tới tin lấy được từ những bàn đèn thuốc phiện của tướng tả Tưởng (thứ tin này Lê Giản cấp cho tôi khá nhiều, đủ mọi chuyện khác nữa, tin vỉa hè do bọn Việt Nam Quốc dân Đảng tung ra…), để đặt lên bàn làm việc của Bác. Việc sàng lọc, xử lý thông tin, như ngày nay chúng ta quen gọi, diễn ra trong một bộ não đầy sáng suốt của Bác.

 

Nguồn: Bác Hồ sống mãi với chúng ta,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.2.

 

– TÌNH HỮU NGHỊ TRONG SÁNG TỰA PHA LÊ

Tác giả: Nguyễn Tiến Thông

 

Anh Bùi Lâm, nguyên Đại sứ nước ta tại Đức, tham gia hoạt động cách mạng từ bên Pháp dưới sự lãnh đạo và dìu dắt của Bác Hồ tại Pari. Anh đã theo Bác Hồ về hoạt động ở trong nước. Anh là thành viên trong Ban Bảo vệ của Trung ương Đảng và Chính phủ ta. Có lần, anh kể cho tôi nghe chuyện về Bác Hồ:

“Vào năm 1946, lúc ấy những phần tử phản động trong Quốc dân Đảng hoạt động ráo riết ở Hà Nội nhằm kết hợp với lực lượng thực dân đế quốc để lật đổ chế độ cộng hòa còn non trẻ của Việt Nam. Suốt ngày, chúng gây sự với cán bộ của ta. Bác Hồ chủ trương, ta không thể một lúc đối phó vói nhiều thù trong giặc ngoài” trong lúc thế và lực còn quá non yếu, tránh mọi khiêu khích của đối phương. Nhưng lắm lúc chúng chọc tức không chịu được. Lúc đó, một số đồng chí thành viên trong Ban Bảo vệ giao cho tôi xin phép Bác cho đánh bọn này một trận để chúng bỏ thói ngông cuồng.

Tôi về ngay nơi Bác làm việc. Tôi vào phòng, thấy Bác đang đánh máy chữ. Bác ra bàn ngồi uống nước trà, nói chuyện. Bác hỏi:

  • Chú đến gặp Bác có chuyện gì vậy?

Tôi kể lại với giọng bực tức về bọn phản động khiêu khích và đề nghị Bác cho phép bố trí đánh cho chúng một trận. Bác mỉm cười hỏi:

  • Chú Lâm, bây giờ ở trong phòng này chú đang

    làm gì?

Tôi trả lời:

  • Đang được nói chuyện với Bác.

Bác nói:

  • Chú trả lời đúng, nhưng còn thiếu. Chú còn đang làm gì nữa?

Tôi nói:

  • Đang được uống nước trà của Bác.

Bác nói:

  • Đúng! Bác hỏi thêm một câu cuối cùng nữa. Trong chén trà có gì? Chú nhìn cho kỹ để trả lời Bác.

Tôi nói:

  • Thưa Bác, có nước trà và có tí cặn trà.

Bác nói:

  • Chú trả lời đúng! Trong một chén nước con mà chú uống còn có tí cặn

    ,

    thì ở hồ, ở

    sông, ở

    bi

    ển thiếu

    thuồng luồng, ba ba, cá sấu, cá mập! Cần có

    quyết

    tâm sắt đá và phải bền gan vững chí, đồng thời, phải bình tĩnh và sáng suốt thì dần dần có thể trừ được mọi ác vật dưới biển, trên cạn. Thắng lợi cuối cùng sẽ về chúng ta…

 

Nguồn: Bác Hồ trong trải tim các nhà ngoại giao,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.

 

5- CÁI VÒNG BẠC

Tác giả: Hoàng Gia

 

Bà con ở Cao Bằng kể lại:

Dạo đó, do điều kiện công tác, sau hơn 2 năm, Bác Hồ mới có dịp trở lại vùng cơ sở này. Thấy Bác về, bà con già, trẻ, gái, trai khắp bản, người đương làm  nương cũng buông cuốc, người đang vác ống nước dưới suối lên cũng tạm dựng ống bương bên đường, ùa ra đón Bác.

Trong số bà con đứng vây quanh Bác lớp trong lớp ngoài hôm ấy có một em bé 2 năm trước đó đã từng quấn quýt bên Bác khi Người ra suối câu cá, hoặc lên nương cuốc đất trồng rau sau những giờ làm việc. Hôm Bác lên đường đi công tác xa, em bé đó theo ra đến đầu bản tiễn Bác. Trước lúc chia tay, Bác cúi xuống hôn má em và chưa kịp hỏi gì đã nghe em bé nói một câu rất tự nhiên:

  • Đến đâu thấy vòng bạc, Bác nhớ mua cho cháu một cái.

Đối với em bé dân tộc miền núi Cao Bằng, được cái vòng bạc đeo cổ tay là điều rất thích thú. Bây giờ em bé đó đã qua tuổi nhi đồng, chững chạc, được học, đã biết đọc, biết viết, không còn vòi vĩnh, nũng nịu như ngày được bên Bác. (Em bé cũng không còn nhớ là mình đã dặn Bác Hồ mua cho cái vòng bạc).

Bà con dân bản tiễn Bác lên đưòng đi công tác cách đó 2 năm cũng đã quên chuyện “cái vòng bạc” ‘ những lời chúc mừng thăm hỏi sức khỏe dân bản, nhận ra em bé đứng trong đám đông, Bác bước đến, từ từ mở nắp túi áo trước ngực, lấy ra chiếc vòng bạc mới tinh và trao cho em bé.                                                                                          M

Ngỡ ngàng giây lát, rồi nhớ ra, em bé sung sướng quá, không giấu nổi xúc động, hai mắt cứ chớp hoài, nói líu cá lưỡi:

  • Cháu… cảm… cảm ơn Bác!

Một số bà con không có mặt hôm tiễn Bác lên đường đi công tác, nay thấy vậy lấy làm ngạc nhiên và hỏi đồng chí giúp việc của Bác. Đồng chí này kể lại cho mọi người nghe là trên đường về Bác đã ghé vào một cửa hàng mua chiếc vòng bạc ấy. Đồng chí giúp việc hỏi, Bác giải thích như sau:

  • Các cháu khi đã nhờ mua cái gì tức là chúng nó thích cái đó lắm. Thấy có hại thì tìm cách giải thích cho các cháu hiểu; nếu không có hại thì không nên từ chối. Các cháu như tờ giấy trắng, nhuộm đỏ thì đỏ, nhuộm xanh thì xanh đừng để giảm lòng tin của các cháu. Đã hứa là mình phải làm cho kỳ được, không làm được thì đừng có hứa. Đây là chữ Tín, cần giữ trọn lòng tin của mọi người.

 

 

 

6- KHÔNG AI YÊU THƯƠNG MÌNH NHƯ BÁC

           Tác giả: Việt Phương

 

Bác sống như thế nào với những người ở gần Bác, những anh em phục vụ, nấu cơm, lái xe, bảo vệ Bác? Khi Bác mất rồi, anh em họp lại, bao nhiêu người chỉ có một ý, một lời về Bác: Không có ai thương yêu mình như Bác. Không có ai đối xử với mình rộng lượng, bao dung và đầy tình nghĩa như Bác. Không có ai dạy bảo ân cần, chính xác, theo dõi sát sự sửa chữa các thiếu sót của mình như Bác. Không ai tôn trọng nhân cách con người mình như Bác.

Có lần Tỉnh ủy Quảng Ninh biếu Bác một cành san hô to, đẹp lắm, màu sắc trắng hồng như ngọc. Bác thích lắm dùng làm quà biếu người lãnh đạo một Đảng anh em. Cành san hô để ở nhà khách Phủ Chủ tịch, chờ Bác ra xem lần chót rồi bỏ vào hòm, ôtô đợi sẵn, chở ra sân bay, gửi đi. Lúc để ở nhà khách, anh em xúm lại xem. Anh này sờ, anh kia sờ, xô đẩy thế nào đó, một anh lỡ tay đánh rơi, vỡ làm đôi. Mọi người sợ quá. Không còn cách gì để chữa lại được nữa. Bác ra đến nơi rồi, có thì giờ cũng chẳng kiếm được cành san hô thứ hai như thế. Nhất định lần này Bác mắng và Bác thi hành kỷ luật cũng là đúng. Sợ đến mức không dám đứng đấy mà nhận lỗi của mình nữa. Bác ra, Bác cũng bị bất ngờ. Bị bất ngờ như thế nhưng một nét nhíu lông mày Bác cũng không có, một lời nói nặng càng không có nữa. Bác làm vui trước cho anh em. Cũng như trong mọi trường hợp. Bác biết là anh em sợ lắm, làm thế nào trấn tĩnh được tinh thần anh em. Thôi, phận san hô nó mỏng manh, con san hô về đất rồi. Anh em đi đâu, gọi các chú ấy ra đây. Bây giờ Bác cháu ta tính thế nào nhỉ, lại đây cùng nhau bàn xem gỡ cái chuyện này thế nào”. Cuối cùng phải lấy một bức ảnh to của Bác, Bác đề tặng và ký vào gửi biếu. Người lỡ tay đánh vỡ con san hô thấy Bác độ lượng như vậy, cảm động, giàn giụa nước mắt.

Nhưng mà câu chuyện chưa hết. Đến buổi tối hôm đó, làm việc với đồng chí phụ trách văn phòng xong, Bác bảo: Hôm nay còn thừa thì giờ, bây giờ chú kể cho Bác nghe cành san hô ấy bị vỡ thế nào?”. Đồng chí này kể lại từ đầu. Bác phát hiện chi tiết này: người đánh vỡ là đồng chí lái xe. Bác bảo: “Thế này nguyên nhân không phải là lỡ tay… Nguyên nhân ở trong tổ chức và nếp làm việc, không phải ở chỗ lỡ tay. Nói lỡ tay là nói qua loa cho xong. Nếu chú thấy đúng như thế, lần nào họp, anh em bàn lại chuyện này rút kinh nghiệm, sửa đổi đi. Bảo là lỡ tay, đến lần sau, có cái tặng phẩm đẹp lại xúm vào xem, lại xô, lại đẩy lại rơi vỡ lần nữa, lại lỡ tay lần nữa”. Bác là như thế. Một sai sót nhỏ cũng không bỏ qua, rút kinh nghiệm để ửa chữa. Nhưng vẫn không nói nặng một lời nào.

Khi Bác tiếp khách, khách nước ngoài cũng thế, khách trong nước cũng thế, để tự anh em, thì khi rót nước xong bưng ngay chén nước đầu tiên đặt trước Bác rồi mời đưa cho người khách. Bác cứ điểm nhiên như không. Lúc nào đó, Bác cháu ở nhà, Bác mới bảo: “Này các chú ạ, Bác cháu ta làm ở trong nhà, ta là chủ. Các bạn nước ngoài đến, hay các cô, các chú đến làm việc, là khách. Ta đãi khách. Lần sau các chú rót xong nước thì đưa cho tất cả khách trước và đưa Bác sau, không phải đưa Bác trước đâu”.

Đối với anh em, Bác chú ý từ cái nhỏ. Anh em nói: “Không cứ cuộc sống của mình. Một của cải nhỏ mình làm ra, Bác cũng chăm lo”. Anh em có trồng được mấy cây chuối, có một buồng đã khá to. Bác nghe trên đài ngày mai có gió cấp 5. Thê là Bác xuống sàn gỗ bảo:

– Bác vừa nghe đài báo ngày mai có gió to. Buổi sáng Bác đi, Bác thấy buồng chuối phía đằng sau của các chú đã nặng. Anh em tìm cách mang gậy ra chống kẻo khi gặp gió to nó gãy mất.

Đối với anh em có gia đình ở nông thôn, Bác bảo:

– Bây giờ các chú làm được đồng lương đừng nghĩ rằng tiền mình làm ra là mình ăn hết đâu. Phải nghĩ đến nông thôn. Đời sống nông thôn bây giờ gay lắm. Phải dành tiền tiết kiệm gửi về cho các cô, các cháu. Các chú ăn ở đây theo khẩu phần lương thực thế này, mùa hè có thể không hết. Phải biết khéo tổ chức, định từng bữa thổi từng nào cơm. Thừa được phiếu nào, tháng ba, ngày tám đứt bữa, gửi gạo về giúp gia đình.

Các đồng chí gác ở nhà sàn gỗ của Bác kể: một lần khoảng độ gần 12 giờ trưa, Bác có việc gì xuống nhà sàn gỗ hoặc Bác đi đâu về, nhìn thấy người công an trẻ đứng gác gần đấy. Bác biết giờ gác của anh em từ 10 giờ đến 12 giờ. Trước khi gác chưa ăn cơm. Gần 12 giờ rồi. Anh em thường là trẻ khỏe, làm nhiều việc, rồi lại còn gác đêm. Bác đến hỏi:

– Cháu có đói không?

Thường Bác gọi là “chú”. Khi nào Bác gọi “cháu” là thương lắm.

– Để Bác cho cái này.

Thế là Bác lên nhà sàn gỗ, lấy một quả chuối ăn tráng miệng của Bác bữa vừa rồi, Bác giữ lại, xuống đưa:

– Bác cho, cháu ăn đi.

 

Nguồn: Phong cách Hồ Chỉ Minh,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014.

 

 

7- NHỚ LẠI NHỮNG LẦN ĐƯỢC GẶP VÀ NHẬN THƯ CỦA BÁC

Tác giả: Vương Kiêm Toàn

Trong quá trình thực hiện kế hoạch ba năm hoàn thành thanh toán nạn mù chữ (1956 – 1958), phong trào bình dân học vụ gặp phải khó khăn lớn là từ những tháng cuối năm 1956, do hậu quả của sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, phong trào nói chung bị giảm sút nghiêm trọng.

Trước tình hình đó, Bộ Giáo dục khẩn cấp triệu tập hội nghị cán bộ lãnh đạo giáo dục của các tỉnh, thành về họp từ ngày 22 đến ngày 28-3-1957 để nhận định tình hình và bàn biện pháp tích cực khắc phục khó khăn, phấn đấu gây lại phong trào bình dân học vụ, nhằm hoàn thành kế hoạch thanh toán nạn mù chữ đúng kỳ hạn vào cuối năm 1958.

Sau ba ngày làm việc, hội nghị vẫn gặp khó khăn. Đại biểu của một số tỉnh thiếu tin tưởng vào việc có thể hoàn thành kế hoạch thanh toán nạn mù chữ đúng kỳ hạn, vì thế, đề nghị kéo dài thời hạn kế hoạch thanh toán nạn mù chữ và hạ mức tuổi thanh toán từ 50 xuống 45 tuổi.

Để khắc phục khó khăn này, tôi đề nghị đồng chí Hà Huy Giáp, lúc bấy giờ là Bí thư Đảng Đoàn kiêm Thứ trưởng Bộ Giáo dục, lên báo cáo với Bác và mời Bác đến động viên hội nghị.

Bác nhận lời và ngay ngày hôm sau, Người đến thăm và nói chuyện với hội nghị tại Trường Chu Văn An, Hà Nội.         1

Bác đến! Cả hội trường đứng dậy, hô vang khẩu hiệu: “Hồ Chủ tịch muôn năm, Hồ Chủ tịch muôi năm!”. Bác giơ tay, ra hiệu cho mọi người ngồi xuống.

Nói chuyện với hội nghị, trước hết Bác khen ngợi các chiến sĩ bình dân học vụ khắp nơi đã hăng hái thi đua diệt dốt trong năm qua, dạy thêm được ngót một triệu đồng bào thoát nạn mù chữ. Đã có một số đơn vị xã, thành phố hoàn thành được kế hoạch thanh toán nạn mù chữ trước thời hạn hơn hai năm, như thế là tốt lắm! Bác nói tiếp:

  • … Thời gian dạy cho một người biết chữ là ba tháng và nếu cố gắng thì còn có thể nhanh hơn nữa. Ta đặt kế hoạch thanh toán xong nạn mù chữ cho cả miền Bắc, ta phải cố gắng làm cho kỳ được. Ta mới thi hành kế hoạch được hơn một năm, còn gần hai năm nữa, ta phải cố gắng. Ta đã nói ba năm thì phải ra sức vượt mọi khó khăn làm đúng kỳ hạn. Nếu cán bộ bình dân học vụ quyết tâm, nếu toàn thể đồng bào quyết tâm làm, thì nhất định thực hiện được. Ta không gia hạn thanh toán và

    cũng

    không hạ mức tuổi thanh toán.

Sự quan tâm lo lắng của Bác đối với việc hoàn thành kế hoạch thanh toán nạn mù chữ đúng kỳ hạn đã làm cho hội nghị vô cùng cảm động. Cả hội nghị đứng dậy xin hứa sẽ quyết tâm khắc phục khó khăn, nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác.

Để tỏ lòng biết ơn và tôn kính Bác, tôi thay mặt hội nghị lấy chiếc huy hiệu Bình dân học vụ số 1, kiểu mới, gắn tặng Bác. Và suy tôn Bác là người chiến sĩ diệt dốt số 1 của nước nhà.

Bác vui vẻ nhận huy hiệu, rồi ra về, để lại cho hội nghị luồng không khí đầm ấm và niềm tin mãnh liệt.

Hội nghị tiếp tục làm việc với khí thế mới, bàn bạc sôi nổi và đề ra những biện pháp tích cực nhằm khôi phục, đẩy mạnh phong trào diệt dốt đồng đều, tiến tới hoàn thành kế hoạch thanh toán nạn mù chữ đúng kế hoạch…

 

Nguồn; Bác Hồ sống mãi với chúng ta,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.2.

 

 

8- BÁC HỒ VỚI VIỆC KHEN THƯỞNG NHỮNG NGƯỜI LÀM VIỆC TỐT

Tác giả: Trần Văn Vượng  kể, Phạm Thị Lai  ghi

 

Trước năm 1958, tôi làm việc ở Văn phòng Trung ương Đảng. Tháng 8-1958, tôi được điều sang làm việc ở Văn phòng Bác cùng các anh Vũ Kỳ, anh Cù Văn Chước và anh Lê Hữu Lập.

Anh Vũ Kỳ phụ trách chung khối Văn phòng Bác. Anh Cần, anh Cẩn phục vụ Bác trong sinh hoạt. Tôi, anh Chước, anh Lập phụ trách về mặt giấy tờ, công văn… Riêng tôi được giao phụ trách theo dõi việc khen, thưởng huy hiệu của Bác và trao sổ giải thưởng của Bác Hồ.

Để động viên, khuyến khích những việc làm tốt, từ năm 1959 Bác đã có ý định tặng huy hiệu của Bác cho các cá nhân có thành tích. Đối tượng được thưởng huy hiệu rất rộng. Đó là các em nhỏ thật thà, dũng cảm, yêu thương bạn; công nhân, trí thức có sáng kiến; nông dân sản xuất giỏi, chiến sĩ chiến đấu nhiều giặc, bắn rơi nhiều máy bay, dân quân bắn cháy tàu chiến, các cụ già trồng được nhiều cây…nghĩa là từ những người làm được việc to tới những việc làm tuy nhỏ những ích nước, lợi nhà.

Các nơi nhận được huy hiệu của Bác gửi về, đã tổ chức trao tặng, làm cho mọi người trong tập thể noi gương làm theo.

Thường thì các địa phương, các ngành, các trường học…báo cáo thành tích lên Bác để xét thưởng. Sau khi thưởng, Bác nói đưa tin, đăng báo để dộng viên. Cũng có khi Bác đọc các báo, bản tin thấy nêu gương người tốt, việc tốt, Bác nói chúng tôi đi điều tra, xác minh đúng sự thật thì Bác thưởng huy hiệu. Gương người tốt làm việc tốt ở mọi ngành, mọi giới, mọi địa phương và lứa tuổi nào cũng có. Có những gương điển hình được Bác thưởng huy hiệu như anh Cao Xuân Nhì, 21 tuổi ở Vĩnh Phúc (mù cả 2 mắt vẫn tích cực trồng cây – báo nhân dân, ngày 2-9-1962); em Nguyễn Ngọc Ký ở Nam Định bị liệt hai tay, phải viết bằng chân vẫn học giỏi (Báo Thời mới, ngày 31-5-1963); em Nguyễn Trọng Thể, 6 tuổi ở phố Hàng Bông, Hà Nội, ba lần nhặt được của rơi đều đem trả lại cho người mất)…

Những người được thưởng huy hiệu của Bác rất quý tấm huy hiệu này. Do đó khi được giao nhiệm vụ, chúng tôi cố gắng làm thật chu đáo, cẩn thận. Tôi nhớ một chuyện. Có một bác sĩ nhãn khoa mổ mắt rất giỏi, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin, Bác biết tin này nói chúng tôi gửi huy hiệu của Bác thưởng cho người bác sĩ đó. Tôi gửi huy hiệu vào Quảng Bình, nơi người bác sĩ làm việc, nhưng bác sĩ không nhận được, vì khi hiệu vào đến Quảng Bình thì người bác sĩ đã được điều động công tác đi sâu vào miền Nam. Gia đình người bác sĩ đọc báo thấy đưa tin người nhà mình được thưởng huy hiệu của Bác mà không thấy. Họ thắc mắc, khiếu nại. Tôi điều tra thấy huy hiệu vẫn còn ở Quảng Bình đã trực tiếp chuyển cho gia đình người bác sĩ, gia đình rất phấn khởi.

Thường ai có thành tích thì Bác thưởng huy hiệu nhưng chủ yếu là Bác thưởng cho những người khởi xướng như chị Phạm Thị Vách, người khởi xướng phong trào làm thủy lợi giỏi ở Hải Hưng đã được Bác thưởng huy hiệu.

Các cụ trồng cây giỏi cũng được Bác chú ý thưởng huy hiệu. Tết đến, ngoài việc Bác đi trồng cây ở các nơi, phát động phong trào, Bác còn viết các bài động viên mọi người trồng cây. Người nêu rõ: Việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều… mỗi người phụ trách trồng một hoặc vài ba cây và chăm sóc cho tốt… nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta… tất cả mọi người – từ các cụ phụ lão đến các em nhi đồng, đều có thể hăng hái tham gia. Mặc dù Bác ký bút danh T.L, Trần Lực… nhưng các báo khác cũng biết đấy là bài của Bác. Họ đăng lại bài báo đó trên báo của mình để cho toàn quốc biết. Bác đưa ra khẩu hiệu: “Các cụ trồng, các cháu chăm”. Nói như thế để gắn trách nhiệm cho các cháu nhỏ, vì sợ các cháu hay bẻ cây.

Mỗi khi đi công tác qua những đoạn đường vắng không một bóng cây, các vùng đồi trọc… Bác gọi các đồng chí cán bộ địa phương đến phê bình và nói phải phát động nhân dân trồng cây để lấy bóng mát, hoặc thiết thực hơn là lấy gỗ làm nhà. Bác hỏi chúng tôi:

Tại sao trưóc đây nhân dân lại trồng một cây đa giữa đồng. Và Bác giải thích luôn: đồng xa nhà, nhân dân phải trồng cây đa để đến lúc trời nắng muốn nghỉ, còn có bóng râm.

Sau mỗi tháng, Bác nói chúng tôi tổng kết lại xem, mỗi tỉnh, mỗi ngành, mỗi bộ, mỗi trường, mỗi giới… được thưởng bao nhiêu huy hiệu Bác Hồ. Bác xem và bảo chúng tôi điều tra lại xem tại sao nơi này, ngành này nhiều, nơi khác lại ít. Ít là vì sao? Có phải là vì các nơi ít là chưa báo cáo thành tích lên không, nếu đúng thế thì phải nhắc để các nơi đó chú ý.

Tin viết về người tốt, việc tốt đăng trên báo, khi Bác đọc, nếu Bác khoanh vòng tròn bên cạnh tức là Bác đồng ý tặng huy hiệu.

Bác còn tặng huy hiệu cho chuyên gia. Lúc đầu, chuyên gia các nước bạn sang giúp đõ ta, khi về nước đều được Bác thưởng huy hiệu của Bác, sau này chuyên gia sang đông và từ nhiều nước khác nhau (trước chỉ có chuyên gia các nước xã hội chủ nghĩa) nên không tặng huy hiệu của Bác nữa mà tặng huy hiệu Hữu nghi. Các chuyên gia đều thấy tiếc, họ nói huy hiệu Hữu nghị cũng được tặng cả, có huy hiệu của Bác Hồ để làm kỷ niệm mới quý…

Nguồn: Chuyện kể của những người giúp việc Bác Hồ,

Nxb. Thông tấn, Hà Nội, 2003.

 

9- QUÀ CỦA BÁC HỒ TẶNG CÁC CHÁU

Tác giả: Hoàng Giai

 

Ngày Tết dương lịch năm 1960, mọi người lên Phủ Chủ tịch để chúc tết Bác Hồ. Các cơ quan, đoàn thể trong nước, đoàn ngoại giao và ủy ban Quốc tế đều đến đông đủ.

Vẫn trong bộ kaki giản dị, với phong thái ung dung, chủ động, Bác đáp lễ vui vẻ và nói lời chúc mừng.

… Sau tiệc ngọt, Bác cầm một quả táo to cùng một túi kẹo đứng lên…

Bác đi đến chỗ ông đại tướng Ấn Độ và hỏi:

  • Ngài

    đại sứ

    đưa phu

    nhân

    sang đây

    không?

Vị đại tướng râu hùm, hàm én, lẫm liệt oai phong là vậy mà lúc ấy, vì vô cùng xúc động trước vinh dự bất ngờ, bỗng lộ vẻ lúng túng, ấp úng đáp:

  • Thưa Chủ tịch… cảm ơn Chủ tịch… Tôi chỉ đưa theo sang đây cháu trai năm nay chín tuổi.

  • Thế thì – Bác Hồ nói – tôi gửi ông mang về cho cháu quả táo này và gửi cháu những cái hôn.

Mọi người đều xúc động và vô cùng cảm phục một cử chỉ vừa thân mật, vừa tự nhiên của Bác Hồ. Rồi quay lại phía khách nước ngoài, Bác nói:

– Tết nhất, ở nhà các vị chẳng thiếu thứ gì xin các vị hãy cầm lấy chút hoa quả ở trên bàn và về gọi là quà của Bác Hồ tặng các cháu ở nhà.

Cả phòng khách ồn ào nhộn nhịp hẳn lên. Khách nước ngoài, khách trong nước ùa đến bàn tiệc cầm lấy lê, táo, bánh kẹo, nết mặt hớn hở.

Nguồn: Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh,

 

10– CHÚ CÒN TRẺ, CHÚ VÀO HẦM TRÚ ẨN TRƯỚC ĐI

Tác giả: Thủy Trường

 

Một ngày tháng 7-1967 ở Hà Nội, đồng chí Mai Văn Bộ được Bác Hồ gọi đến mời cơm tiễn chân trước khi đồng chí lên đường đi Pari nhận nhiệm vụ Tổng đại diện Chính phủ ta bên cạnh Chính phủ Pháp.

Trong bữa cơm, Bác kể chuyện về khu Luýcxămbua, Môngpacnát, nơi Bác có nhiều kỷ niệm. Bác nói, Bác rất yêu Pari, Pari đã dạy cho Bác nhiều điều…

Bỗng tiếng còi báo động rú lên. Một chiến sĩ bảo vệ yêu cầu Bác và các đồng chí khác xuống hầm. ít phút sau đã nghe tiếng đạn nổ xé trời.

  • Thưa Bác, tác chiến báo cáo chúng nó đánh cầu

    Long Biên. Để bảo đảm an toàn, mời Bác vào hầm trú ngay cho.

Bác quay lại đồng chí Bộ, ôn tồn nói:

  • Bác già rồi, chẳng bom đế quốc nào ném đâu. Chú còn trẻ, chú cần vào hầm trú ẩn trước đi. Rồi Bác đẩy đồng chí Bộ đi trước, sau đó đến đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng chí cảnh vệ.

Bác luôn quan tâm lo lắng cho hết thảy mọi người và Bác là người vào hầm trú ẩn sau cùng.

 

Nguồn: Một số lời dạy và mẩu chuyện về

tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007