I. SÁCH TIẾNG VIỆT :: Huyền Học – Tâm Linh :: Các Chủ Đề Khác
Mục lục bài viết
Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam
Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, phong tục thờ cúng Tổ tiên hay còn được gọi khái quát là đạo Ông Bà, là tục lệ thờ cúng những người đã chết. Đối với người Việt, phong tục thờ cúng Tổ tiên gần như trở thành một thứ tôn giáo; đa phần gia đình nào cũng có bàn thờ Tổ tiên trong nhà, ít nhất là có treo di ảnh một cách trang trọng.
Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử… người Việt cũng dâng hương, làm lễ cúng Tổ tiên để báo cáo và để cầu Tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công. Bản chất việc thờ cúng Tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm.
Khi thực hiện các nghi lễ kể trên, con người đều muốn bày tỏ lòng thành kính thông qua các lời khấn. Lời khấn luôn bao hàm sự mong muốn vươn tới cuộc sống tốt đẹp; tỏa sáng văn hóa đạo lý cổ nhân được lưu truyền theo năm tháng.
Bên cạnh lời khấn thì việc sắm sửa lễ, thắp hương, cầu khấn trong các lễ, tết phải tuân theo những nghi thức truyền thống tối thiểu và luôn được các thế hệ người Việt đi trước truyền lại cho con cháu thế hệ sau.
Cuốn sách VĂN KHẤN CỔ TRUYỀN VIỆT NAM sưu tầm những bài khấn truyền thống dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện, lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác. Sách gồm các phần sau:
- Phần 1: Văn khấn các ngày Lễ – Tết trong năm
- Phần 2: Văn khấn theo các nghi lễ của lễ tục vòng đời
- Phần 3: Văn khấn Thần linh tại gia
- Phần 4: Văn khấn tại chùa
- Phần 5: Văn khấn khi cúng tại Đình, Đền, Miếu, Phủ
- Phần phụ lục: Một số danh lam thắng cảnh tín ngưỡng của ba miền và cách chọn ngày lành tháng tốt theo dân gian