IP là gì? Cấu trúc và các loại địa chỉ IP phổ biến

IP là một thuật ngữ phổ biến với mọi người, kể cả với những ai không tiếp xúc nhiều với lĩnh vực tin học hay công nghệ. Tuy nhiên ít ai hiểu rõ về IP là gì và phân loại địa chỉ IP thường dùng. Do đó, trong bài viết này Mona Media tổng hợp những kiến thức cơ bản và cốt lõi về địa chỉ IP cũng như hướng dẫn cách ẩn địa chỉ IP trong các trường hợp cần thiết.

Địa chỉ IP là gì?

IP được viết tắt từ cụm từ Internet Protocol, đây là giao thức trên mạng Internet. Mỗi thiết bị điện tử như điện thoại, laptop hay PC khi vào mạng đều cần có một địa chỉ riêng để nhận diện. Địa chỉ IP chính là địa chỉ riêng của các thiết bị này, mỗi địa chỉ IP sẽ không trùng lặp với bất kỳ một địa chỉ IP nào khác. Địa chỉ IP giúp các thiết bị này có thể liên lạc và trao đổi dữ liệu với nhau qua mạng Internet.

Cấu trúc của địa chỉ IP là gì?

Cấu trúc của địa chỉ IP là gì?

Địa chỉ IP được tạo thành từ một bộ bốn số, mỗi số được ngăn cách bằng một dấu chấm “.” Địa chỉ IP được phân làm 5 lớp (class) dưới đây.

Địa chỉ IP lớp A

Bao gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên mang giá trị từ 1 đến 126. Đây là lớp IP thường được sử dụng riêng cho các tổ chức lớn trên thế giới. Như vậy, địa chỉ IP lớp A sẽ bắt đầu từ 1.0.0.1 đến 126.0.0.0.

Địa chỉ IP lớp B

Bao gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên mang giá trị từ 128 đến 191. Địa chỉ IP lớp B sẽ dành cho các tổ chức hạng trung. Các địa chỉ IP của lớp B bắt đầu từ 128.1.0.0 đến 191.254.0.0.

Địa chỉ IP lớp C

Bao gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên có giá trị từ 192 đến 223. Địa chỉ IP lớp C thường được sử dụng trong các tổ chức nhỏ, trong đó có cả máy tính cá nhân. Lớp C sẽ có địa chỉ từ 192.0.1.0 đến 223.255.254.0.

Địa chỉ IP lớp D

Bao gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên có giá trị từ 224 đến 239. Địa chỉ IP lớp D có 4 bit đầu tiên luôn là 1110. Đặc biệt lớp D thường được dành cho phát các thông tin (multicast/broadcast). Lớp D sẽ có địa chỉ từ 224.0.0.0 đến 239.255.255.255.

Địa chỉ IP lớp E

Bao gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên có giá trị từ 240 đến 255. Địa chỉ IP lớp E có 4 bit đầu tiên luôn là 1111. Lớp này thường được dành riêng cho việc nghiên cứu và sẽ có địa chỉ từ 240.0.0.0 đến 254.255.255.255.

Loopback – Khác với các lớp trên, lớp này sẽ có địa chỉ 127.x.x.x và được ứng dụng để kiểm tra vòng lặp quy hồi (loopback)

Trong thực tế, các địa chỉ lớp A, lớp B và lớp C là được sử dụng rộng rãi để cài đặt cho các nút mạng. Địa chỉ lớp D thường dùng tại một số ứng dụng dạng truyền thông đa phương tiện. Riêng lớp E vẫn vẫn đang được thí nghiệm và dự phòng.

Phân loại địa chỉ IP

Phân loại địa chỉ IP

Có 4 loại địa chỉ IP phổ biến thường gặp là IP Public, IP Private, IP StaticIP Dynamic.

Địa chỉ IP Private

Địa chỉ IP Private hay còn được gọi là địa chỉ IP nội bộ. Các IP này chỉ được sử dụng để kết nối các máy tính trong một mạng LAN nội bộ như mạng công ty, văn phòng, trường học… Các IP này có thể được thiết lập thủ công hoặc được bộ định tuyến thiết lập tự động. IP nội bộ sẽ không kết thể kết nối trực tiếp Internet hoặc kết nối với các máy tính bên ngoài hệ thống.

Địa chỉ IP Public (IP cộng đồng)

là địa chỉ IP sử dụng trong gia đình hoặc doanh nghiệp để kết nối mạng Internet. Địa chỉ IP Public là yếu tố thiết yếu với các phần cứng mạng có thể truy cập công khai như router gia đình hoặc các server. Với IP Public, các thiết bị được cho phép truy cập Internet và trao đổi thông tin với máy tính của  những người dùng khác.

Địa chỉ IP Static (IP tĩnh)

là địa chỉ được cố định dành riêng cho một người hoặc một nhóm sử dụng. Ưu điểm của IP tĩnh là có thể truy cập website nhanh chóng, giúp tăng tốc độ truy cập Internet và download file. Địa chỉ IP tĩnh là cố định nên thường được cấp cho một máy chủ để nhiều người có thể truy cập ổn định.

Địa chỉ IP Dynamic (hay IP động)

là địa chỉ IP có thể thay đổi, ngược lại với địa chỉ IP tĩnh. Các IP động sẽ được gán tự động cho từng kết nối như điện thoại thông minh, máy tính,… Đây là loại IP được ứng dụng rộng rãi và phổ biến. Việc cấp IP động của các nhà cung cấp nhằm tiết kiệm nguồn địa chỉ IP đang cạn kiệt hiện nay.

Hướng dẫn cách kiểm tra chỉ IP

Người ta thường xác định địa chỉ IP một máy tính thông qua IP nội bộ và IP cộng đồng. Cách xem các dạng địa chỉ này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện vài thao tác là có thể xem được địa chỉ IP của mình theo các bước dưới đây.

Cách kiểm tra địa chỉ IP nội bộ

Bước 1: Chọn Start Menu và truy cập Control Panel.

Bước 2: Click đúp “View network status and tasks”.

 

Click đúp "View network status and tasks".

 

Bước 3: Chọn phần mạng mà mình đang truy cập và nhấn “Details“.

Bước 4: Dòng IPv4 Address chính là IP riêng của bạn trong hệ thống.

 

 

Ngoài ra, bạn có thể xác định địa chỉ IP trên máy tính nhanh hơn bằng cách sử dụng Command Prompt.

 

 

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở Run. Nhập CMD

Bước 2: Nhập lệnh “ipconfig” để tìm địa chỉ IP. Dòng IPv4 Address trong cửa sổ hiện lên chính là địa chỉ IP của bạn.

Cách kiểm tra địa chỉ IP Public

Cách kiểm tra địa chỉ IP Public

Địa chỉ IP công cộng được xác định đơn giản bằng cách truy cập địa chỉ: www.whatismyip.com. Hệ thống website này không chỉ cho bạn biết địa chỉ IP của bạn mà còn cho thấy nhà cung cấp và vị trí của bạn trên bản đồ.

Hướng dẫn ẩn địa chỉ IP

Như đã đề cập ở trên, địa chỉ IP là địa chỉ duy nhất và không thể trùng lặp. Mặc dù IP được cung cấp không gắn trực tiếp với thiết bị nhưng bạn vẫn nên cẩn thận bởi tiết lộ địa chỉ IP có thể khiến bạn bị đánh cắp thông tin cá nhân.

Chẳng hạn khi bạn đi chơi ở cửa hàng tiện lợi hay quán cà phê, nếu sử dụng Internet tại đây thì địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị và lưu lại. Các Hacker có thể xâm nhập địa chỉ này và đánh cắp các thông tin cá nhân và truy cập vào các tài khoản của bạn. Từ đó, các Hacker có thể dùng thông tin của bạn nhằm mục đích lừa gạt hay lợi dụng.

Một trong những cách hiệu quả nhất để đề phòng những trường hợp này xảy ra là ẩn địa chỉ IP. Phương pháp giúp bạn không bị rò rỉ thông tin cá nhân hay bị tiết lộ địa chỉ. Hai cách phổ biến để ẩn địa chỉ IP là ẩn địa chỉ IP với Proxy hoặc ẩn địa chỉ IP với VPB.

Ẩn địa chỉ IP với Proxy

Ẩn địa chỉ IP với Proxy

Với phương pháp này, bạn sẽ ẩn địa chỉ IP bằng cách kết nối với máy chủ Proxy. Khi bạn gửi yêu cầu tới máy chủ Proxy, máy chủ sẽ đứng giữa thiết bị đang sử dụng và trang web mà bạn truy cập. Từ đó, bất cứ khi nào bạn truy cập một trang web thì địa chỉ IP hiển thị sẽ là IP của máy chủ proxy thay vì địa chỉ thực của bạn. Một máy chủ proxy thường là miễn phí, một vài máy chủ proxy sẽ cho phép bạn lựa chọn giữa máy chủ khác nhau.

Ẩn địa chỉ IP với VPN

Khác với sử dụng máy chủ Proxy, VPN sẽ chuyển hướng lưu lượng truy cập Internet của bạn qua một máy chủ riêng tư khác. Địa chỉ IP thực của bạn cũng sẽ được ẩn trên các trang web truy cập, thay vào đó là IP của máy chủ. Với VPN, bạn có thể sử dụng địa chỉ IP từ nhiều quốc gia khác nhau do các máy chủ VPN thường trải khắp toàn cầu. Việc sử dụng VPN cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần download ứng dụng và vài click chuột để đổi IP.

Xem thêm: TOP 10 phần mềm fake IP nên sử dụng năm 2023

Nội dung chính của bài viết gửi tới bạn đọc về địa chỉ IP là gì, cấu tạo của một địa chỉ IP và các cách phân loại các địa chỉ IP này. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra tầm quan trọng của việc ẩn địa chỉ IP để bảo mật thông tin cá nhân người dùng. Với những chia sẻ này, mong rằng bạn hiểu thêm về địa chỉ IP cũng như tìm được cách phù hợp để bảo mật địa chỉ IP của mình.