In bài viết Số hóa thiết bị dạy học – một biện pháp nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng thiết bị dạy học

Công đoàn Giáo dục Bình Định

Số hóa thiết bị dạy học – một biện pháp nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng thiết bị dạy học

Thiết bị dạy học (TBDH) là công cụ, phương tiện không thể thiếu trong quá trình dạy học, giúp thầy giáo lựa chọn phương pháp dạy học tối ưu nhất để đem lại hiệu quả cao trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh, thiết bị dạy học luôn song hành cùng thầy giáo trong đổi mới phương pháp dạy học.

TÓM TẤT NỘI DUNG GIẢI PHÁP LAO ĐỘNG SÁNG TẠO – Năm
2012

 

Tên đề tài: Số hóa thiết bị dạy học, một biện pháp nâng cao chất lượng quản lý và
sử dụng thiết bị dạy học.

Họ và tên tác
giả: Lê
Ngọc Ẩn

Đơn vị: Trường THPT số 1 Phù Cát

 

I.       Mục đích

– Giúp GV tạo thành thói quen mượn 
và sử dụng TBDH .

– Giúp cán bộ quản lý TBDH dễ dàng quản lý TBDH, cho GV mượn nhanh chóng
ít mất thời gian.

– Kho chứa TBDH tối thiểu, phòng thực hành bộ môn sắp xếp có khoa học,
thẩm mỹ.

– Lãnh đạo nhà trường dể dàng kiểm tra việc quản lý TBDH của cán bộ quản
lý TBDH và mượn TBDH của giáo viên; nắm bắt được  tiết học nào GV lên lớp bắt buộc phải chuẩn
bị TBDH.

 

II.Bản
chất và giải pháp

1.Thực
trạng

Từ năm học 2006-2007 trở về trước, nhà trường chưa có cán bộ quản lý
TBDH chuyên trách, cán bộ quản lý TBDH là giáo viên kiêm nhiệm.

Hầu hết các trường phổ thông hiện nay (kể cả trường THPT số 1 Phù Cát),
cán bộ quản lý TBDH là giáo viên kiêm nhiệm, số tiết kiêm nhiệm từ 2 đến 3 tiết
tùy theo từng trường Thiết bị dạy học mua về, vào sổ, nhập kho để ngổn ngang,
thiếu khoa học thiếu thẩm mỹ.

Giáo viên bộ môn, lâu nay quen với cách dạy truyền thống, chỉ truyền thụ
kiến thức một chiều, bắt buộc học sinh chấp nhận kết quả thí nghiệm đã được mô
tả trong sách giáo khoa

Giáo viên ít quan tâm đến TBDH, ngại mượn TBDH vì mất nhiều thời gian
khi mượn,

Có thiết bị dạy học từ khi mua về đến khi hư hỏng phải thanh lý chưa hề
được sử dụng bao giờ; sự lãng phí sử dụng là vô cùng lớn.

2.Tính
mới của giải pháp

Mỗi TBDH được gắn 
một dãy ký tự

Dễ mượn, dễ quản lý

 

III.
Nội dung của giải pháp

      1. Giải
pháp

       1.1. Số hóa thiết bị dạy học

Số hóa TBDH là dùng mẫu tự A, B, C, …,
a,b,c,…, các chữ số 0, 1, 2, 3, …, các ký hiệu ., /, ( ) tạo thành một
chuỗi kí tự gán cho một TBDH tương ứng để tiện quản lý và mượn sử dụng.

      Yêu
cầu của số hóa TBDH:

+ TBDH đó thuộc bộ môn nào? Sử dụng cho khối lớp nào?
Trong tiết học nào của PPCT?

+ TBDH đó mang số thứ tụ mấy trong sổ danh mục TBDH
tối thiểu của bộ môn?

+ TBDH cùng tên số lượng bao nhiêu? TBDH này là thiết
bị thứ mấy? ( Số giáo viên dạy cùng 1 tiết của cùng một khối lớp có thể mượn
được TBDH).

+ TBDH này có thể dùng chung cho 3 khối lớp hay không?

Trong các yêu cầu trên ưu tiên đặc trưng bộ môn, khối
lớp và dạy tiết mấy của PPCT.

      Các
bước tiến hành:

B1: GVBM nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa, phân
phối chương trình của Sở GDĐT cả 3 khối 10,11,12.

B2:Thống kê thực tế TBDH hiện có trong kho (TBDH tối
thiểu đã được trang bị theo qui định của Bộ GDĐT).

B3: Lập  danh
mục gắn TBDH theo tiết PPCT của Sở GDĐT Bình Định theo từng khối lớp, theo

từng ban hoặc có thể dùng chung cho Ban cơ bản và Ban nâng cao hoặc dùng
chung cho cả 3 khối lớp 10, 11 ,12.

B4:Căn cứ vào 
danh mục tiến hành Số hóa TBDH ( mỗi TBDH được gắn một mã số).

B5- Lập bản danh mục TBDH đã được số hóa lưu phòng
TBDH, gửi GVBM, gửi BGH theo dõi thực hiện.

1.2. Qui trình mượn
TBDH (tính mới)

Mỗi GVBM đã có sẵn Danh mục thiết bị dạy
học đã được số hóa, khi chuẩn bị thiết kế bài giàng trên lớp, giáo viên tra cứu
vào danh mục TBDH biết được tiết học cần chuẩn bị những TBDH nào để phục vụ
tiết dạy.

Sáng thứ hai đầu tuần CB quản lý TBDH dán bảng đăng ký mượn TBDH cho tuần tiếp theo.

Căn cứ nội dung chương trình tiết dạy, GVBM  tự đăng ký (từ thứ 2 đến thứ 6).

            Cán bộ quản lý TBDH lưu danh sách GV mượn TBDH vào Sổ theo dỏi,
chuẩn bị sẵn TBDH cần mượn của GV theo mã số đã đăng ký (thời gian cho mượn mất
không quá 5 phút).

      1.3.
Kết quả mượn TBDH  của các Tổ bộ môn

Qua 
kết quả thống kê cho thấy:

Mượn TBDH nhiều nhất là bộ môn Tiếng Anh:
106,7 lượt/GV/năm.

Sử dụng máy chiếu projector nhiểu nhất là
bộ môn Sinh học: 11,2 lượt/GV/năm.

Bình quân sử dụng máy chiếu projector của GV nhà
trường 3,4 lượt/GV/năm; một số giáo viên vật lý, hóa học sử dụng thành thạo
phầm mềm các thí nghiệm ảo thông qua máy chiếu.

            1.4.
Những bài học kinh nghiệm

             Phái có sự quyết tâm
của Lãnh đạo nhà trường, của tập thể cán bộ giáo viên về việc Số hóa TBDH.

            Cán bộ quản lý TBDH phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, Số hóa
kịp thời các TBDH được bổ sung.

2.Những lợi ích mà số hóa TBDH đã mang lại:

– GVBM không ngại mượn TBDH vì qui trình mượn đơn
giản, không mất nhiều thời gian. Tiết học tiếp theo mượn TBDH nào? (đã có trong
danh sách Số hóa TBDH). GVBM học tập và sử dụng thành thạo TBDH sẵn có tronh
nhà trường.

– Cán bộ quản lý TBDH không vất vả khi cho mượn TBDH
hoặc phát hiện TBDH đã bị mất là TBDH có tên gọi là gì? Mất lúc nào? Tại sao? Tất
cả đã có sẵn thông tin của TBDH.

– Khi Lãnh đạo , GV dự giờ: Nếu trong tiết dạy,có
thiết bị dạy học tối thiểu mà GVBM không sử dụng thiết học đó đánh giá xếp loại
tối đa đạt yêu cầu.

– Tiết học GV có sử dụng TBDH tối thiểu, học sinh dễ
tiếp cân kiến thức mới, lớp học sôi nổi, học sinh tích cực tham gia xây dựng
bài, tự học phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới.

            – Thiết bị dạy học đẵ dược số hóa, sắp xếp vào vào vị trí cố
định, theo từng khối lớp, theo số thứ tự của thiết bị; hằng ngày người CBQL thiết
bị dễ dàng phát hiện TBDH nào bị mất.

           

 3.Ứng dụng : Số hóa TBDH đơn giản, nâng
cao hiệu quả quản lý và sử dụng. Có thể Số hóa TBDH trong nhà trường phổ thông.

    

     Kết
luận:

Ngôn ngữ dạy học của giáo viên nhiều khi không thể
diễn tả hết ý tưởng khoa học cốt lõi của một định luật vật lý, của một phản ứng
hóa học, của một bài học lịch sử…, TBDH là công cụ hỗ trợ đác lực giúp người
thầy truyền thụ kiến thức cho học sinh đạt hiệu quả cao nhất, phát huy được
tính tích cực của học, một yêu cầu bắt buộc của đổi mới phương pháp dạy học;
tạo cho giáo viên thói quen sử dụng thiết bị dạy học, xem việc sử dụng TBDH
trong tiết học là một yêu cầu không thể thiếu. Trách nhiệm của nhà quản lý
trường học tạo mọi điều kiện tốt nhất để giáo viên sử dụng, khai thác tối đa
TBDH góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Số hóa TBDH mang lại nhiều lợi ích
thiết thực.

 

_____________-

>>

>>

>> Xem chi tiết đề tài >> Phân loại số hóa

Xổ số miền Bắc