Incoterms là gì? Tìm hiểu về điều khoản thương mại Quốc tế
Incoterms là gì? Đây là câu hỏi của nhiều bạn vẫn còn chưa rõ và thắc mắc khi đây là thuật ngữ Tiếng Anh khá mới lạ và nhiều người chưa biết. Hãy cùng Aramex tìm hiểu về cụm từ này và những vấn đề có liên quan để có cái nhìn tổng quan hơn nhé!
Tìm hiểu về Incoterms là gì và những điều khoản thương mại Quốc tế
I. Incoterms là gì:
Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế.
Xem thêm:
Phí LSS là gì?
Chứng nhận CCC là gì?
II. Đặc điểm của Incoterms:
- Incoterms là tập quán thương mại, không có tính chất bắt buộc. Chỉ khi nào các bên tham gia hợp đồng quy định sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì nó mới trở thành điều kiện bắt buộc, ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng.
- Các phiên bản ra đời sau không phủ nhận tính hiệu lực của các phiên bản trước. Chính vì vậy, mà khi sử dụng thì cần phải ghi rõ áp dụng Incoterms phiên bản nào để đối chiếu, để xác định trách nhiệm của các bên.
- Incoterms chỉ giải thích những vấn đề chung nhất có liên quan đến việc giao hàng, như việc bên nào có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải hoặc mua bảo hiểm, khi nào người bán giao hàng cho người mua và phân chia chi phí cho các bên ra sao. Song các vấn đề khác như giá cả, phương thức thanh toán, việc bốc, xếp, dỡ hàng hóa, lưu kho, lưu bãi thì tùy theo vào thỏa thuận của các bên thể hiện trong hợp đồng hoặc theo tập quán cảng, tập quán ngành kinh doanh, tập quán của nước sở tại của các bên tham gia mua bán.
- Hai bên mua bán có thể tăng giảm trách nhiệm, nghĩa vụ cho nhau tùy thuộc vào vị thế mạnh (yếu) trong giao dịch nhưng không được làm thay đổi bản chất điều kiện cơ sở giao hàng. Việc tăng, giảm trách nhiệm, nghĩa vụ (nếu có) cần phải được cụ thể hóa trong hợp đồng mua bán.
- Incoterms chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa từ người mua đến người bán chứ không xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, cũng như hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Những vấn đề này thường được quy định trong các điều khoản khác của hợp đồng hoặc trong luật điều chỉnh hợp đồng. Các bên cũng cần biết rằng luật địa phương được áp dụng có thể làm mất hiệu lực bất cứ nội dung nào của hợp đồng, kể cả điều kiện Incoterms đã được lựa chọn trước đó.
- Tùy thuộc vào việc hàng hóa được chuyên chở bằng phương tiện nào (đường không, đường biển, đường bộ, v.v), loại hình nào (hàng rời, container, sà lan, v.v) thì có những nhóm điều kiện tương ứng.
III. Điểm giống và khác nhau giữa Incoterms 2000 và 2010
1. Điểm giống nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010
- Có 07 điều kiện thương mại: EXW, FAS, FOB, CFR, CIF, CPT, CIPKhuyến cáo áp dụng phương tiện thủy đối với các điều kiện: FAS, FOB, CFR, CIF
- Áp dụng với các loại phương tiện vận tải và giao nhận vận tải đa phương thức đối với các điều kiện: CPT, CIP, DDP
- Cả Incoterms 2000 và Incoterms 2010 đều không phải là luật. Các bên có thể áp dụng hoàn toàn, hoặc có thể áp dụng một phần, nhưng khi áp dụng ghi rõ trong hợp đồng ngoại thương, những điều áp dụng khác đi nhất thiết phải mô tả kỹ trong hợp đồng ngoại thương
2. Điểm khác nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010
STT
Tiêu chí so sánh
Incoterms 2000
Incoterms 2010
1
Số các điều kiện thương mại
13 điều kiện
11 điều kiện
2
Số nhóm được phân
04 nhóm
02 nhóm
3
Cách thức phân nhóm
Theo chi phí giao nhận vận tải và địa điểm chuyển rủi ro
Theo hình thức vận tải: thủy và các loại phương tiện vận tải
4
Nghĩa vụ liên quan đến đảm bảo an ninh hàng hóa
Không quy định
Có qui định A2/B2; A10/B10
5
Khuyến cáo nơi áp dụng Incoterms
Thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế và nội địa; sử dụng trong các khu ngoại quan
6
Quy định về chi phí có liên quan
Không thật rõ
Khá rõ: A4/B4 & A6/B6
7
Các điều kiện thương mại DES, DEQ, DAF, DDU
Có
Không
8
Các điều kiện thương mại: DAT, DAP
Không
Có
9
Nơi chuyển rủi ro của điều kiện FOB, CFR, CIF
Lan can tàu
Hàng xếp xong trên tàu
10
Quy định phân chia chi phí khi kinh doanh theo chuỗi (bán hàng trong quy trình vận chuyển)
Không
Có
Xem thêm: Hàng hóa quá cân và quá khổ bị cấm
III. Vai trò của Incoterms
1. Incoterms có 5 vai trò quan trọng sau:
– Incoterms là một bộ các quy tắc nhằm hệ thống hóa các tập quán thương mại quốc tế được áp dụng phổ biến bởi các doanh nhân trên khắp thế giới;
– Là một ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận tải hàng hóa ngoại thương
– Là phương tiện quan trọng để đẩy nhanh tốc độ đàm phán, xây dựng hợp đồng ngoại thương, tổ chức thực hiện các hợp đồng ngoại thương; Là cơ sở quan trọng để xác định giá cả mua bán hàng hóa;
– Là căn cứ pháp lí quan trọng để thực hiện khiếu nại và giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa người bán và người mua trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương.
Incoterms chỉ áp dụng cho những hàng hóa hữu hình còn những hàng hóa vô hình như công nghệ, phần mền, chương trình phần mền, bảo hiểm… thì không áp dụng.
2. Vai trò của Inconterms trong thương mại Quốc tế
Vai trò của Incoterms trong thương mại quốc tế thể hiện ở những điểm sau:
Incoterms đã cung cấp được một hệ thống trọn vẹn các quy tắc nhất quốc tế
Nhằm để giải thích các điều kiện thương mại được sử dụng rộng rãi nhất trong ngoại thương. Như vậy, có thể tránh được sự thiếu nhất quán trong việc giải thích những điều kiện này ở các nước khác nhau hoặc ít nhất có thể giảm một mức đáng kể.
Việc dẫn chiếu Incoterms vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế xác định một cách rõ ràng nghĩa vụ của các bên để làm giảm tối đa và giải quyết thuận tiện các tranh chấp xảy ra phát sinh từ hợp đồng giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau.
Incoterms đã đưa ra những quy tắc giải thích nhiều điều kiện thích hợp cho nhiều phương thức vận tải khác nhau, nhiều cách phân chia khác nhau về trách nhiệm, chi phí và rủi ro giữa người bán bán và người mua.
Vì vậy, các bên có nhiều sự lựa chọn khác nhau sao cho phù hợp nhất với khả năng của mình và tình hình thị trường…
Vai trò của Incoterms là gì – theo sự phát triển của thương mại quốc tế
Từ khi Phòng thương mại Quốc tế xuất bản Incoterms vào năm 1936, văn bản này thương xuyên được cập nhật nhằm theo kịp sự phát triển của thương mại quốc tế, Ủy ban thực tiễn Thương mại Quốc tế của ICC, được sự hợp tác của các thành viên trên khắp thế giới và trong tất cả các ngành buôn bán, đảm bảo rằng Incoterms sẽ đáo ứng được yêu cầu kinh doanh ở mọi nơi. Bên cạnh đó, mỗi lần xuất bản một bộ Incoterms mới, ICC luôn cho ra đời tài liệu “Hướng dẫn sử dụng Incoterms” kèm theo, điều này làm cho việc hiểu và sử dụng chúng một cách dễ dàng hơn.
Trong tất cả các quy tắc của Incoterms, nghĩa vụ của các bên được trình bày trong 10 điều, mỗi Điều đều phản ánh nghĩa vụ của người bán và nghĩa vụ tương ứng của người mua về cùng một vấn đề.
Mặt khác, các thuật ngữ cũng như nội dung của Incoterms khi được soạn thảo, đều cố gắng tạo được sự nhất quán trong tất cả các điều kiện, tạo được sự phù hợp với Công ước của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG) và các tài liệu khác của Phòng Thương mại Quốc tế như UCP 600. Nhờ vậy, việc áp dụng Incoterms trở nên dễ dàng hơn.
Qua bài viết trên hi vọng sẽ giải đáp một phần thắc mắc của các bạn về Incoterms là gì, và những vấn đề chuyên ngành có liên quan đến vấn đề này. Hãy liên hệ với Aramex nếu như muốn biết thêm nhiều thông tin khác về ngành Logistics, xuất-nhập khẩu,.. hay vận chuyển trong cũng như ngoài nước nhé!
Rate this post