Kết cấu các loại con đội trong cơ cấu phân phối khí?

(News.oto-hui.com) – Con đội là chi tiết trung gian truyền chuyển động từ trục cam đến xupap. Cũng như trục cam, con đội không phải chịu tải trọng cơ học quá khắc nhiệt, dạng hỏng chủ yếu của con đội là hỏng các bề mặt làm việc.

I. Các loại con đội thường dùng?

Theo kết cấu, con đội dùng trong cơ cấu phối khí của động cơ đốt trong có một số loại như:

  • Con đội hình nấm và con đội hình trụ (chỉ dùng với cam lồi)
  • Con đội con lăn
  • Con đội thủy lực

Sau đây chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về kết cấu của từng loại con đội.

1. Con đội hình nấm và con đội hình trụ:

Con đội hình nấmCon đội hình nấm

Trong cơ cấu phối khí xupap đặt, con đội dẫn động xupap, do đó con đội phải có vít để điều chỉnh khe hở nhiệt ở tâm con đội (hình a). Bề mặt nấm tiếp xúc với cam thường có đường kính lớn phụ thuộc vào kích thước của cam.

Để con đội có trọng lượng nhỏ, thân con đội được chế tạo với đường kính nhỏ hơn đường kính bề mặt tiếp xúc với cam. Do đó con đội có hình nấm. Nhưng do thân con đội có đường kính nhỏ nên áp suất tiếp xúc lớn làm tăng khả năng mài mòn.

Chính vì kết cấu hình nấm nên khi lắp ráp vào lỗ con đội trên thân máy phải lắp từ dưới lên trước khi lấp trục cam và khi tháo thay thế hoặc sửa chữa con đội phải tháo trục cam.

Con đội hình trụ.Con đội hình trụ.

Trong cơ cấu phối khí xupap treo, con đội tỳ lên đũa đẩy nên có thể làm rỗng con đội để giảm trọng lượng mà vẫn giữ đường kính thân con đội bằng đường kính bề mặt tiếp xúc với cam. Do đó con đội có dạng hình trụ (hình b) với đường kính phần thân lớn nên ít mòn hơn và chế tạo cũng như tháo lắp dễ dàng.

Cả hai loại con đội trình bày ở trên đều có những đặc điểm kết cấu sau:

  • Bề mặt tiếp xúc với cam thường không phẳng mà có dạng chỏm cầu để tránh hiện tượng cào xước mặt cam khi làm con đội không hoàn toàn vuông góc với tâm trục cam (hình a).
  • Bán kính cầu thưởng nằm trong khoảng 500 – 1000 mm

Để con đội tự xoay khi làm việc (nhằm mục đích giúp thân con đội mòn đều), tâm của cam lệch với tâm con đội khoảng e = 1 – 3 mm và cam hình côn, hình b.

2. Con đội con lăn:

Khác với con đội hình trụ và con đội hình nấm, con đội con lănvề nguyên tắc có thể dùng cho mọi dạng cam : cam lồi, cam lõm và cam tiếp tuyến.

Con đội con lănCon đội con lăn

Tuy nhiên, thân con đội con lăn không được phép xoay nên phải có kết cấu chống xoay cho con đội. Để nhằm mục đích này, trên thân con đội phay một rãnh hãm nhỏ. Trên thân máy lắpmột vít hãm. Đầu vít có chốt lắp khít trong rãnh hãm trên thân con đội.

3. Con đội thủy lực:

Các loại con đội như con đội hình nấm, hình trụ và con đội còn lăn trình bày ở trên đều phải có khe hở cho giãn nở nhiệt nên khi động cơ làm việc gây ra va đập và phát ra tiếng ồn. Con đội thủy lực khắc phục được nhược điểm này.

Con đội thủy lực có piston 3 luôn tỳ vào đuôi xupap 4 dưới tác dụng của lò xo giữa piston và thân cũng như văn 5.

Kết cấu con đội thủy lực.Kết cấu con đội thủy lực.

Khi cam đẩy thân con đội đi lên, đầu bên dưới piston bị nén, van bị 6 đóng lại, piston và thân con đội như một khối cứng đi lên để mở xupáp.

Tuy nhiên, giữa piston và thân cũng như van 6 có khe hở nên đầu bên dưới piston bị rò rỉ, do đó thực tế piston dịch chuyển tương đối so với thân xuống dưới một chút.

Đến hành trình đóng xupap, dưới tác dụng của lò xo 5, thân con đội và piston bị đẩy về hai phía, áp suất dưới piston giảm, van bi 6 mở, do đó dầu được bổ sung từ đường dầu 2 trên thân máy vào khoang dầu bên dưới piston.

Con đội thủy lực theo nguyên tắc trên sẽ không có khe hở nhiệt nên làm việc rất êm dịu, do đó thường được sử dụng ở động cơ dùng cho xe du lịch.

Tham khảo thêm các bài viết:

Advertisement