Khái Niệm Về Du Lịch Là Gì? – ALYNGAN

Rate this post

Du lịch trên thực tế không còn là một thuật ngữ quá xa lạ với chúng ta hiện nay. Đây là dùng để chỉ các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú không quá 1 năm để tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí,… Đồng thời cũng có thể kết hợp các mục đích khác kèm theo với du lịch như kinh doanh, học tập. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn khái niệm về du lịch và các vấn đề liên quan.

Khái niệm về du lịch là gì?

Theo Wikipedia, khái niệm về du lịch được hiểu là việc đi lại nhằm mục đích vui chơi, giải trí hoặc kinh doanh. Bên cạnh đó, đây cũng là từ dùng để chỉ lý thuyết và thực hành về tổ chức các chương trình đi du lịch, các ngành nghề chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến du lịch cho khách hàng. 

Khái niệm về du lịch là gì?

Hoạt động du lịch có thể diễn ra trong phạm vi nội địa (trong quốc gia của khách du lịch) hoặc phạm vi quốc tế. Ngành du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói, chiếm tỷ trọng thương mại lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với cán cân kinh tế của một quốc gia.

Đặc điểm của du lịch

Như chúng tôi có đề cập ở trên, du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói. Bởi vì nó ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm căng thẳng; đồng thời cũng mang đến doanh thu không thua gì các ngành công nghiệp. Chính vì thế khi nhắc đến khái niệm về du lịch cũng không thể không nhắn đến vai trò góp phần phát triển kinh tế của đất nước

Điều này sẽ có thể tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động (hướng dẫn viên, các dịch vụ liên quan,…). Nhu cầu về du lịch càng tăng thì vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được coi trọng. Có một dạng du lịch khác đó là du lịch xúc tiến thương mại, vừa đi du lịch vừa kết hợp làm ăn kinh doanh, cũng rất phổ biến tại Việt Nam.

Du lịch giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm căng thẳng; đồng thời cũng mang đến doanh thu không thua gì các ngành công nghiệp
>> Xem thêm: Các loại hình du lịch nào đang thịnh hành 

Các nhân tố cấu thành nên du lịch

Dưới đây là một số nhân tố cấu thành nên khái niệm về du lịch mà mọi người có thể tham khảo:

Điểm đến du lịch

Điểm đến du lịch trong và ngoài nước hiện ngày càng đa dạng do nhu cầu và sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch. Các điểm đến này có thể là khu du lịch tự nhiên, khu du lịch nhân tạo, khu du lịch sinh thái,… Và thông thường người ta sẽ dựa trên đặc điểm của từng nơi để phân chia thành 2 loại điểm đến du lịch tiêu biểu: du lịch tự nhiên và du lịch nhân tạo. 

Các điểm đến này có thể là khu du lịch tự nhiên, khu du lịch nhân tạo, khu du lịch sinh thái,...

Dịch vụ vận chuyển

Được xem như một trong những thành phần quyết định của khái niệm về du lịch. Chúng có thể bao gồm các phương tiện di chuyển, đưa đón khách du lịch như máy bay, ô tô, xe máy, tàu,…Tuỳ thuộc vào từng điểm đến và từng gói tour khác nhau mà sử dụng dịch vụ vận chuyển khác nhau. 

Dịch vụ lưu trú và ẩm thực

Chất lượng dịch vụ lưu trú và ẩm thực sẽ có những điểm khác nhau, tùy thuộc vào điểm đến du lịch và loại khách sạn du khách lựa chọn. Nó đáp ứng các nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ của hành khách và là dịch vụ được chú trọng hơn bao giờ hết. Hành khách có thể đánh giá chất lượng của địa điểm du lịch thông qua dịch vụ lưu trú và ăn uống.

Hành khách có thể đánh giá chất lượng của địa điểm du lịch thông qua dịch vụ lưu trú và ăn uống

Chi phí trong khái niệm về du lịch

Chi phí là yếu tố quyết định loại hình của hình thức du lịch. Giá cả sẽ quy định chất lượng của loại hình dịch vụ như dịch vụ phương tiện di chuyển, ăn uống, lưu trú,… và giúp du khách sử dụng sản phẩm dịch vụ một cách có trách nhiệm, hiệu quả hơn. Giá cả cũng là thông số để du khách dễ dàng so sánh các hình thức, sản phẩm du lịch khác nhau.

Dịch vụ tham quan

Mỗi điểm đến đều sở hữu những nét đặc trưng riêng để tạo dấu ấn với khách hàng. Có nơi gắn liền với yếu tố văn hoá – lịch sử khiến họ muốn đến để tham quan, khám phá. Cũng có nơi tập trung phát triển danh lam thắng cảnh tự nhiên. Tùy vào sở thích và nhu cầu mà khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ tham quan tốt nhất.

Mỗi điểm đến đều sở hữu những nét đặc trưng riêng để tạo dấu ấn với khách hàng.

Hàng hóa bày bán

Hàng hóa bày bán tại các điểm du lịch thường sẽ là mặt hàng đặc sản đặc trưng cho văn hóa hoặc các tập quán vùng miền ấy. Chính vì vậy, hàng hóa tại các điểm du lịch còn giúp quảng bá đặc sản vùng miền, tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương. Đồng thời đây cũng là một cách thức để tạo sự hứng khởi cho hành khách mỗi khi đến tham quan. Chẳng hạn khi đến Đà lạt, bạn sẽ thấy hầu hết những hàng quán đều bán trái cây sấy dẻo, các loại trà,… mang đậm chất “Đà Lạt”.

>> Xem thêm: Top 9 Các Loại Hình Kinh Doanh Du Lịch Hot Nhất Hiện Nay

Định nghĩa các sản phẩm du lịch và ví dụ

Bên cạnh khái niệm về du lịch, chúng tôi cũng muốn cung cấp thông tin về định nghĩa của cụm “Sản phẩm du lịch”. Sản phẩm du lịch được biết đến là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch để thoả mãn nhu cầu của khách tham quan. 

Ví dụ như sản phẩm du lịch biển (bao gồm các hoạt động sinh thái, nghỉ mát, lặn biển, các hoạt động thể thao giải trí như bóng chuyền bãi biển, lướt ván, nhảy dù,…); sản phẩm du lịch sinh thái; sản phẩm du lịch miền núi; sản phẩm du lịch Nam Trung Bộ,…

Sản phẩm du lịch được biết đến là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch để thoả mãn nhu cầu của khách tham quan

Định hướng phát triển ngành du lịch tại nước ta – du lịch hướng đến tính bền vững

Việt Nam được biết đến là một quốc gia ven biển và có nhiều địa danh thắng cảnh nổi tiếng. Đó cũng chính là lý do vì sao nước ta là một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng được du khách trong nước và du khách nước ngoài đến du lịch và nghỉ dưỡng. Nhờ vào điều kiện này đã giúp nhiều ngành nghề phát triển, tạo sự bền vững cho nền kinh tế trong nước.

Việc đề xuất và triển khai các giải pháp phát triển bền vững được coi là cấp thiết

Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến nhiều vấn đề như môi trường bị ảnh hưởng, an ninh xã hội không ổn định,… Do vậy, việc đề xuất và triển khai các giải pháp phát triển bền vững được coi là cấp thiết. Dựa trên các bản chất, quy mô, và phương thức mà các giải pháp này sẽ được điều chỉnh để thích hợp với từng khu vực. Một số ý kiến được đưa ra như sau:

  • Phát triển du lịch bền vững đảm bảo kinh tế và tính cạnh tranh

    để các doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục phát triển, đạt lợi nhuận lâu dài;

  • Phát triển du lịch bền vững tăng cường số lượng và chất lượng việc làm

    tại địa phương do ngành du lịch tạo ra;

  • Phát triển du lịch bền vững thỏa mãn của khách du lịch

    , cung cấp những dịch vụ an toàn, chất lượng cao cho du khách;

  • Phát triển du lịch bền vững tôn trọng và tăng cường giá trị các di sản lịch sử

    , bản sắc văn hóa dân tộc;

  • Phát triển du lịch bền vững duy trì an sinh cộng đồng

    ;

  • Phát triển du lịch bền vững kiểm soát được cách tiếp cận các nguồn tài nguyên

    , hệ thống hỗ trợ đời sống, tránh làm suy thoái và khai thác quá mức môi trường cũng như xã hội dưới mọi hình thức.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến khái niệm về du lịch, hy vọng sẽ hữu ích với mọi người. Thông qua đây, du khách sẽ có thể hiểu rõ về bản chất của du lịch cũng như những hướng phát triển xán lạn của ngành du lịch trong tương lai.