Khai quat van hoa trung quoc – lich su 10

  1. Thành tựu
    Văn

    hóa Trung Quốc
    thời phong kiến
    Trần Thiện Tân
    (nguồn wikipedia)
    Lớp 10A6

  2. Những thành tựu

    tiêu biểu
    • 1. Chữ viết
    • 2. Văn học
    • 3. Khoa học tự nhiên và kỹ thuật
    • 4. Hội họa, điêu khắc, kiến trúc
    • 5. Triết học – Tư tưởng
    • 6. Ẩm thực

  3. 1. Chữ viết

    • Đời nhà Thương (XVII – II TCN) người Trung
    Hoa đã có chữ Giáp cốt được viết trên mai
    rùa, xương thú, được gọi là Giáp cốt văn.
    • Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt văn hình thành
    nên Thạch cổ văn, Kim văn.
    • Tới thời Tần (211 – 206 TCN) , sau khi thống nhất
    Trung Quốc, chữ viết cũng được thống nhất trong
    khuôn hình vuông được gọi là chữ Tiểu triện

  4. 1. Chữ viết

    • Quá trình biến đổi của
    chữ viết
    • Giáp cốt văn

  5. 2. Văn học

    Trung Quốc
    • Kinh Thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc do nhiều tác giả sáng
    tác thời Xuân-Thu, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lí.
    • Thơ Đường là thời kì đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc.
    Trong hàng ngàn tác giả có ba nhà thơ lớn nổi bật là Lý Bạch,
    Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,..
    • Tới thời Minh – Thanh, tiểu thuyết lại rất phát triển với các tác
    phẩm tiêu biểu như: Tam Quốc Diễn Nghĩa (La Quán
    Trung), Thủy Hử (Thi Nại Am), Tây Du Ký (Ngô Thừa
    Ân), Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần)…Đấy chính là 4 tác
    phẩm kinh điển của Trung Quốc. Trong đó Hồng lâu mộng
    được đánh giá là tiểu thuyết có giá trị nhất.

  6. 2. Văn học

    Trung Quốc
    • Đỗ Phủ được mệnh danh là Thi Thánh • Lý Bạch được mệnh danh là Thi Tiên

  7. 3. Khoa học

    tự nhiên – Kỹ thuật
    • Toán học:
     sử dụng Hệ đếm thập phân từ rất
    sớm, đã có nói đến quan niệm
    về Phân số, về quan hệ giữa 3 cạnh
    trong một tam giác vuông
     Thời Đông Hán, đã có cuốn Cửu
    chương toán thuật, trong sách này đã
    nói đến khai căn bậc 2, bậc 3 và có
    cả khái niêm số âm, số dương.
     Tổ Xung Chi, ông đã tìm ra số Pi xấp
    xỉ 3,14159265, đây là một con số cực
    kì chính xác so với thế giới hồi đó • Tổ Xung Chi (429 – 501)

  8. 3. Khoa học

    tự nhiên – Kỹ thuật
    • Thiên văn học:
     Từ thời Nhà Thương đã vẽ được bản đồ sao với 800 vì sao. Đặt ra
    lịch Can Chi.
     Năm 1230, Quách Thủ Kính (thời nhà Nguyên) đã soạn ra
    cuốn Thụ Thời Lịch, xác định một năm có 365,2425 ngày
    • Y học:
     Thời Chiến Quốc có cuốn Hoàng Đế Nội Kinh
     Thời nhà Minh có Bản Thảo Cương Mục (Lý Thời Trân)
     Kỹ thuật Châm cứu là một thành tựu độc đáo
    của y học Trung Quốc

  9. Tứ đại phát

    minh của Trung Quốc
    • Giấy (Thái Luân năm 105)
    Kỹ thuật làm giấy
    • Nghề in (Tất Thăng, thời Tùy)
    Bản in cổ còn sót lại

  10. Tứ đại phát

    minh của Trung Quốc
    • Kim chỉ Nam (la bàn) từ
    thời Chiến Quốc
    • Thuốc súng thời nhà Đường
    (kali nitrát, diêm tiêu và than gỗ)

  11. 4. Hội họa

    – Điêu khắc – Kiến trúc
    • Hội họa: có lịch sử 5000
    – 6000 năm, với các thể
    loại: bạch họa, bản họa,
    bích họa.
    • Nghệ thuật vẽ tranh
    Thủy mặc có ảnh hưởng
    đến hội họa Châu Á.
    • Tranh thủy mặc của
    Đường Dẫn (thời Minh)

  12. 4. Hội họa

    – Điêu khắc – Kiến trúc
    • Điêu khắc: Phân thành các
    ngành như: ngọc điêu, thạch
    điêu, mộc điêu.
    • Tượng Lạc Sơn Đại Phật (thời
    Tây Hán)

  13. 4. Hội họa

    – Điêu khắc – Kiến trúc
    • Kiến trúc: Vạn Lý Trường Thành
    (dài 6700km), Tử Cấm Thành,…

  14. 5. Triết học

    – Tư tưởng
    • Triết học:
     Âm dương, Bát quái, Ngũ hành, là những thuyết
    mà người Trung Quốc đã nêu ra từ thời cổ đại để
    giải thích thế giới.
     Họ cho rằng trong vũ trụ luôn tồn tại hai loại khí
    không nhìn thấy được xâm nhập vào trong mọi
    vật là âm và dương ( lưỡng nghi)

  15. BÁT QUÁI là

    8 yếu tố tạo thành thế
    giới: Càn (trời), Khôn (đất), Chấn (sấm
    ), Tốn (gió), Khảm (nước), Ly (lửa), Cấ
    n (núi), Đoài (hồ). Trong Bát quái, hai
    quẻ Càn, Khôn là quan trọng nhất.
    NGŨ HÀNH là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.
    Đó là 5 nguyên tố tạo thành vạn vật. Các vật
    khác nhau là do sự pha trộn, tỉ lệ khác nhau
    do tạo hoá sinh ra.

  16. Tư tưởng –

    Nho Gia
     Sáng lập KHỔNG TỬ
     Nho gia đề cao chữ nhân, chủ
    trương lễ trị, phản đối pháp trị.
    Nho gia đề cao Tam cương, Ngũ
    thường.
     Giá trị quan trọng nhất trong tư
    tưởng của Khổng Tử là về giáo
    dục, chủ trương dạy học cho tất cả
    mọi người
     Hán Vũ Đế (140-87 TCN) “bãi
    truất bách gia, độc tôn Nho thuật”
    Nho gia đã được đề cao một cách
    tuyệt đối và nâng lên thành Nho
    giáo

  17. Tư tưởng –

    Đạo Gia
     Sáng lập LÃO TỬ
     Các tác phẩm chính: Đạo Đức
    kinh, Nam Hoa kinh
     “Đạo” là cơ sở đầu tiên của vũ
    trụ, có trước cả trời đất, nằm
    trong trời đất. Qui luật biến hoá
    tự thân của mỗi sự vật ông gọi là
    “Đức”
     Phái Đạo giáo sinh ra sau này
    khác hẳn Đạo gia, mặc dù có
    phái trong Đạo giáo tôn Lão Tử
    làm “Thái thượng lão quân”

  18. Tư tưởng –

    Pháp Gia
    Sáng lập HÀN PHI TỬ
    phái Pháp gia chủ trương
    “pháp trị”, coi nhẹ “lễ
    trị”
     Theo Hàn Phi Tử, trị
    nước chỉ cần pháp luật
    nghiêm minh, rõ ràng, dễ
    hiểu với mọi người,
    không cần lễ nghĩa. Ông
    cho rằng trị nước cần
    nhất 3 điều: Pháp, Thế và
    Thuật

  19. Tư tưởng –

    Mặc Gia
    Sáng lập MẶC TỬ
    Hạt nhân tư tưởng triết học
    của Mặc gia là nhân và
    nghĩa. Mặc Tử còn là
    người chủ trương “ thủ
    thực hư danh” (lấy thực
    đặt tên)
     Từ đời Tần, Hán trở về
    sau, ảnh hưởng của phái
    Mặc gia hầu như không
    còn đáng kể.

  20. 6. Ẩm thực

    • Sự đa dạng áp đảo khổng lồ
    của ẩm thực Trung Quốc
    chủ yếu đến từ việc các
    hoàng đế triều đại tổ chức
    những bữa tiệc với 100 món
    mỗi bữa ăn.
    • Ẩm thực Trung Quốc nổi
    tiếng khắp thế giới với các
    món: Vịt quay Bắc Kinh,
    đậu phụ Tứ Xuyên,…
    • Văn hóa dùng đũa trở thành
    đặc điểm tiêu biểu cho văn
    hóa ẩm thực châu Á.