Khám phá Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Khám phá Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

LNV – Không chỉ là điểm đến nổi tiếng mang tính địa lý, văn hóa và du lịch sinh thái tiêu biểu của cả nước. Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau còn là địa danh thiêng liêng trong lòng mỗi người dân Việt Nam, nơi ai cũng muốn một lần đặt chân đến.

 

Cột mốc ở đất mũi Cà Mau

Cột mốc ở đất mũi Cà Mau

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có diện tích khoảng 41.862 hecta. Trong đó, khoảng 15.262 hecta là diện tích vùng đất liền; 26.600 hecta là diện tích vùng ven biển tiếp xúc với đất liền; được chia thành 4 phân khu chính: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (12.203 ha), phân khu phục hồi sinh thái (2.859 ha), phân khu hành chính dịch vụ (200 ha), phân khu bảo tồn biển (26.600 ha). Theo thống kê, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có số lượng động thực vật sinh sống rất phong phú đa dạng, với khoảng 27/32 loài cây ngập mặn đã được phát hiện ở Việt Nam, khoảng 26 loài thú, 93 loài chim, 43 loài động vật bò sát, 139 loài cá khác nhau, với 9 loài lưỡng cư, 49 loài sinh vật phù du, và còn nhiều loài quý hiếm khác… Và có hai loài nằm trong sách đỏ thế giới như: Khỉ đuôi dài, voọc bạc và bốn loài có trong sách đỏ Việt Nam. 

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã thực hiện nhiều giải pháp để phát triển du lịch, đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng giao thông, tổ chức giới thiệu quảng bá du lịch Đất Mũi, tiếp tục vận hành, khai thác và duy tu bảo dưỡng các công trình ở Khu du lịch Mũi Cà Mau; Cũng như đào tạo bồi dưỡng cho lực lượng tham gia hoạt động du lịch tại xã Đất Mũi. Phấn đấu tới năm 2025, Khu du lịch Mũi Cà Mau sẽ trở thành một trong những trung tâm du lịch sinh thái, trải nghiệm rừng ngập mặn đặc sắc, điểm đến quan trọng trên hành trình tham quan vùng đồng bằng sông Cửu Long của du khách trong nước và quốc tế.
 

Một góc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Một góc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Có thể nói, tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, mọi người có cơ hội khám phá một số điểm tham quan, trải nghiệm thú vị, nổi bật của vùng đất cuối cùng Tổ quốc. Đầu tiên, đây là nơi lý tưởng để ngắm mặt trời mọc trên biển Đông và lặn ở biển phía Tây khi đứng cùng một vị trí. Vị trí đẹp nhất nằm tại bờ kè chắn sóng trải dài uốn lượn, bao bọc quanh khu rừng đước và phần đất phía trong xã Đất Mũi. 

Di chuyển đến bãi bồi phía Tây Mũi Cà Mau, mọi người có thể nhìn thấy, tìm hiểu chỗ sinh sống của các loài chim đi di trú hàng năm cũng như bãi đẻ thiên nhiên của đa số các loài thủy sản đang trong giai đoạn còn non. Bên cạnh đó là tận mắt chứng kiến diễn thế sinh thái tự nhiên mấm trước, đước theo sau. 

Đặc biệt, du khách còn được ngắm cụm đảo Hòn Khoai trên biển, cách đất liền khoảng 20km. Nơi ghi dấu những chiến công hiển hách gắn liền với người anh hùng Phan Ngọc Hiển cùng những thảm rừng nguyên sinh với hệ động, thực vật phong phú.
 

Nằm trong Phân khu hành chính dịch vụ thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Khu Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau (diện tích khoảng 150 ha) cũng là một điểm nhấn đặc biệt. Đến đây, du khách được tham quan và chụp hình lưu niệm tại các biểu tượng đặc trưng của Đất Mũi như Cột Mốc tọa độ GPS 0001, tiểu cảnh panô với hình ảnh con tàu với cánh buồm căng gió, tham quan bờ kè chắn sóng, biểu tượng óc len, cá thòi lòi, cầu làng rừng, cột mốc điểm cuối đường mòn Hồ Chí Minh, Đền thờ Lạc Long Quân, Tượng Mẹ, công trình Cột cờ Hà Nội (phiên bản mô phỏng khá tương đồng với cột cờ tại Thủ đô),…

Hiện nay, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có 4 tuyến du lịch xuyên rừng bằng vỏ lãi hoặc canô, gồm: Tham quan Rừng ngập mặn – Bãi bồi (chiều dài 20km); Tham quan khám phá Giếng Trời – Rừng nguyên sinh (chiều dài 24km); Tham quan Diễn thế rừng tự nhiên – Cồn Ông Trang (chiều dài 55km); Tham quan Bãi bồi ven biển Đông – Rừng ngập mặn – Bãi bồi ven biển Tây (chiều dài 23km).

Về với Đất Mũi, chúng ta sẽ phần nào cảm nhận được cái tình, cái nghĩa đã hun đúc và hình thành qua bao đời của người Cà Mau. Song song đó, còn trải nghiệm một cuộc sống bình dị, vừa nghỉ ngơi, thư giãn, tận hưởng không khí trong lành vừa thưởng thức hoặc tự tay chế biến các món ăn đặc sản đặc trưng và phổ biến vùng rừng ngập mặn như các loại cua biển, tôm tít, tôm sú, ba khía, cá dứa, cá kèo, cá thòi lòi, ốc len… Đặc biệt là tham gia, thưởng thức nghệ thuật đờn ca tài tử.
 
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau không chỉ là nơi bảo tồn, lá phổi xanh của tỉnh mà còn là điểm du lịch sinh thái thu hút du khách, điểm nhấn về cảnh quan. Với nhiều lợi thế và tiềm năng du lịch, Mũi Cà Mau hứa hẹn trở thành trung tâm du lịch, khu du lịch sinh thái trọng điểm tại tỉnh Cà Mau nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Góp phần vào sự phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.

Bài, ảnh: Phương Nam

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là khu rừng ngập mặn nguyên sinh lớn nhất cả nước, nơi tiếp giáp với biển Đông và biển Tây, bãi đẻ của nhiều loài thủy hải sản có giá trị kinh tế, điểm dừng chân của nhiều loài chim nước di cư trú đông. Vào ngày 26/5/2009, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và Vườn Quốc gia U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau) đã được UNESCO đưa vào danh sách các Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Ngày 13/4/2013, Ban Thư ký Công ước Ramsar thế giới công nhận Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau trở thành khu Ramsar thứ 2.088 thế giới.Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có diện tích khoảng 41.862 hecta. Trong đó, khoảng 15.262 hecta là diện tích vùng đất liền; 26.600 hecta là diện tích vùng ven biển tiếp xúc với đất liền; được chia thành 4 phân khu chính: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (12.203 ha), phân khu phục hồi sinh thái (2.859 ha), phân khu hành chính dịch vụ (200 ha), phân khu bảo tồn biển (26.600 ha). Theo thống kê, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có số lượng động thực vật sinh sống rất phong phú đa dạng, với khoảng 27/32 loài cây ngập mặn đã được phát hiện ở Việt Nam, khoảng 26 loài thú, 93 loài chim, 43 loài động vật bò sát, 139 loài cá khác nhau, với 9 loài lưỡng cư, 49 loài sinh vật phù du, và còn nhiều loài quý hiếm khác… Và có hai loài nằm trong sách đỏ thế giới như: Khỉ đuôi dài, voọc bạc và bốn loài có trong sách đỏ Việt Nam.Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã thực hiện nhiều giải pháp để phát triển du lịch, đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng giao thông, tổ chức giới thiệu quảng bá du lịch Đất Mũi, tiếp tục vận hành, khai thác và duy tu bảo dưỡng các công trình ở Khu du lịch Mũi Cà Mau; Cũng như đào tạo bồi dưỡng cho lực lượng tham gia hoạt động du lịch tại xã Đất Mũi. Phấn đấu tới năm 2025, Khu du lịch Mũi Cà Mau sẽ trở thành một trong những trung tâm du lịch sinh thái, trải nghiệm rừng ngập mặn đặc sắc, điểm đến quan trọng trên hành trình tham quan vùng đồng bằng sông Cửu Long của du khách trong nước và quốc tế.Có thể nói, tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, mọi người có cơ hội khám phá một số điểm tham quan, trải nghiệm thú vị, nổi bật của vùng đất cuối cùng Tổ quốc. Đầu tiên, đây là nơi lý tưởng để ngắm mặt trời mọc trên biển Đông và lặn ở biển phía Tây khi đứng cùng một vị trí. Vị trí đẹp nhất nằm tại bờ kè chắn sóng trải dài uốn lượn, bao bọc quanh khu rừng đước và phần đất phía trong xã Đất Mũi.Di chuyển đến bãi bồi phía Tây Mũi Cà Mau, mọi người có thể nhìn thấy, tìm hiểu chỗ sinh sống của các loài chim đi di trú hàng năm cũng như bãi đẻ thiên nhiên của đa số các loài thủy sản đang trong giai đoạn còn non. Bên cạnh đó là tận mắt chứng kiến diễn thế sinh thái tự nhiên mấm trước, đước theo sau.Đặc biệt, du khách còn được ngắm cụm đảo Hòn Khoai trên biển, cách đất liền khoảng 20km. Nơi ghi dấu những chiến công hiển hách gắn liền với người anh hùng Phan Ngọc Hiển cùng những thảm rừng nguyên sinh với hệ động, thực vật phong phú.Nằm trong Phân khu hành chính dịch vụ thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Khu Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau (diện tích khoảng 150 ha) cũng là một điểm nhấn đặc biệt. Đến đây, du khách được tham quan và chụp hình lưu niệm tại các biểu tượng đặc trưng của Đất Mũi như Cột Mốc tọa độ GPS 0001, tiểu cảnh panô với hình ảnh con tàu với cánh buồm căng gió, tham quan bờ kè chắn sóng, biểu tượng óc len, cá thòi lòi, cầu làng rừng, cột mốc điểm cuối đường mòn Hồ Chí Minh, Đền thờ Lạc Long Quân, Tượng Mẹ, công trình Cột cờ Hà Nội (phiên bản mô phỏng khá tương đồng với cột cờ tại Thủ đô),…Hiện nay, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có 4 tuyến du lịch xuyên rừng bằng vỏ lãi hoặc canô, gồm: Tham quan Rừng ngập mặn – Bãi bồi (chiều dài 20km); Tham quan khám phá Giếng Trời – Rừng nguyên sinh (chiều dài 24km); Tham quan Diễn thế rừng tự nhiên – Cồn Ông Trang (chiều dài 55km); Tham quan Bãi bồi ven biển Đông – Rừng ngập mặn – Bãi bồi ven biển Tây (chiều dài 23km).Về với Đất Mũi, chúng ta sẽ phần nào cảm nhận được cái tình, cái nghĩa đã hun đúc và hình thành qua bao đời của người Cà Mau. Song song đó, còn trải nghiệm một cuộc sống bình dị, vừa nghỉ ngơi, thư giãn, tận hưởng không khí trong lành vừa thưởng thức hoặc tự tay chế biến các món ăn đặc sản đặc trưng và phổ biến vùng rừng ngập mặn như các loại cua biển, tôm tít, tôm sú, ba khía, cá dứa, cá kèo, cá thòi lòi, ốc len… Đặc biệt là tham gia, thưởng thức nghệ thuật đờn ca tài tử.Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau không chỉ là nơi bảo tồn, lá phổi xanh của tỉnh mà còn là điểm du lịch sinh thái thu hút du khách, điểm nhấn về cảnh quan. Với nhiều lợi thế và tiềm năng du lịch, Mũi Cà Mau hứa hẹn trở thành trung tâm du lịch, khu du lịch sinh thái trọng điểm tại tỉnh Cà Mau nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Góp phần vào sự phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.