Khám phá đền Voi Phục thứ hai tại Hà Nội
Nhắc đến đền Voi Phục, nhiều người sẽ nghĩ đến đền Voi Phục ở Thủ Lệ – vốn là trấn Tây của kinh thành Thăng Long xưa. Tuy nhiên, tại Hà Nội còn có một đền khác cũng tên là Voi Phục nằm ở Thụy Khuê mà không phải ai cũng biết.
Đền Voi Phục Thụy Khuê có vị trí tại số 251 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Nhân dân gọi là đền Voi Phục Thụy Khuê để phân biệt với đền Voi Phục tại Thủ Lệ. Hai ngôi đền này cùng thờ thánh Linh Lang.
Nếu như tại đền Voi Phục Thủ Lệ, trên đường vào đền có tượng hai con voi quỳ phục thì tại đền Voi Phục Thụy Khuê lại có hai con voi đá nhỏ trong tư thế đứng ngay ở ngoài cổng.
Vào thời Lý, khu vực đền Thụy Khuê vốn thuộc điện Thụy Chương. Sau khi điện Thụy Chương vị hủy hoại, dỡ bỏ vào thời Hồ thì nhân dân địa phương trên nền đatá cũ chp xây dựng đền thờ Linh Lang Đại Vương.
Linh Lang Đại Vương vốn là con trai của vua Lý Thái Tông, ngài còn có tên là Hoàng Lang. Hoàng tử Linh Lang tuổi trẻ, tài cao; suốt cuộc đời đã lập nhiều chiến công đánh giặc Chiêm Thành, giặc Trình Vĩnh, giặc Tống.
Ba lần cầm quân đánh giặc đều chiến thắng trở về, hoàn tử chỉ xin nhà vua cho tung cờ lên, cờ bay đến đâu sẽ làm nhà ở đó. Về sau, hoàng tử bị bệnh và hóa thần, được vua phong làm Linh Lang Đại Vương. Nhà vua đã Sắc phong cho hai làng Thụy Khuê và Thủ Lệ lập đền thờ Linh Lang Đại Vương làm Thành Hoàng.
Lễ hội đền Voi Phục Thụy Khuê được tổ chức 1 năm hai lần vào ngày sinh Linh Lang Đại Vương (13 tháng chạp) và ngày hóa thần của ngài (12 tháng 2 âm lịch). Vào dịp lễ hội, long ngài và bài vị của Linh Lang Đại Vương sẽ được rước từ Thủ Lệ sang Thụy Khuê bởi Thụy Khuê được coi là nơi tổng cả và nơi sinh của ngài.
Qua nhiều lần tu sửa, đền Voi Phục Thụy Khuê ngày nay mang đặc trưng thời Nguyễn. Di tích có kiến trúc chữ Đinh, qua cổng tam quan là đến khoảng sân dẫn tới đền chính. Gian chính giữa của đền chính có treo bức đại tự “Vạn cổ anh linh”, hai bên treo câu đối ca ngợi công tích của thần Linh Lang. Phía trên cao chính giữa hậu cung có long ngài, bài vị viết “ Linh lang Đại vương thượng đẳng thần”
Trong đền còn lưu giữ nhiều bảo vật có giá trị: tấm bia nói về nguồn gốc, quá trình tùng tu ngôi đền. Tấm bia cao 92m, rộng 61m, dày 10m được đặt trên thân rùa, bốn mặt khắc chữ Hán. Di tích còn bảo lưu được long ngai, bài vị, cửa võng, bát bửu, kiệu, hoành phi, câu đối được sơn son thiếp vàng lộng lẫy