Khám phá những mô hình kinh doanh du lịch homestay độc đáo nhất hiện nay
Homestay là gì? Những mô hình homestay độc đáo, thành công bắt nguồn từ đâu? Những cơ hội và thách thức nào sẽ xuất hiện nếu bạn đầu tư homestay? Tìm hiểu ngay các thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây nhé!
Trong thời đại hiện nay, không chỉ giới trẻ mà rất nhiều người có suy nghĩ về sự tận hưởng cuộc sống. Ở đây không phải lối sống hưởng thụ, lười lao động mà nói đến mong muốn được nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày dài làm việc mệt mỏi. Chính vì vậy mô hình du lịch homestay đã được mở ra để phục vụ nhu cầu đó.
Đây là giải pháp nghỉ ngơi, thư giãn đơn giản, gần gũi, giúp con người được hòa mình vào thiên nhiên, với văn hóa vùng miền tốt nhất. Mô hình nhà homestay đã mở rộng và có mặt ở khắp nơi. Vậy mô hình homestay là gì? Kinh doanh mô hình homestay có những khó khăn gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu về mô hình homestay trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
I. Mô hình homestay là gì?
Mô hình homestay là gì?
Homestay được hiểu là loại hình du lịch mới, du lịch trải nghiệm vì khách du lịch sẽ được sinh hoạt tại nhà dân địa phương. Đây là điều kiện thuận lợi để khách du lịch khám phá, tìm hiểu những phong tục tập quán, đời sống văn hóa khi đến du lịch từng mảnh đất.
Mô hình du lịch homestay là phong cách được nhiều người ưa thích bởi tính cộng đồng, lưu trú tại nhà dân, là điều kiện để người dân bản xứ được quảng bá văn hóa, con người và thắng cảnh nơi đây. Homestay nổi lên và nhanh chóng thành xu hướng du lịch tại quốc gia đa văn hóa như Việt Nam ta với nhiều tỉnh, thành phố phát triển du lịch như Sapa, Hà Nội, Hạ Long, Huế, Mộc Châu, Đà Nẵng, …
II. Top 7 mô hình kinh doanh du lịch homestay độc đáo
1. Mô hình kinh doanh homestay trên cây
Homestay trên cây
Homestay trên cây đã không còn quá xa lạ tại quốc gia phương Tây nhưng ở Việt Nam thì kinh doanh mô hình homestay này còn khá ít. Chúng ta đã từng xem rất nhiều bộ phim hoạt hình nước ngoài với những ngôi nhà cây trên cao, nơi có thể trốn bố mẹ nằm chơi cả ngày dài, nơi tụ tập bạn bè vui chơi,… là ước mơ của nhiều trẻ con và người lớn cũng không ngoại lệ.
Du lịch và lựa chọn mô hình nhà homestay trên cây cực kỳ thú vị dành cho những người thích trải nghiệm sự hoang sơ, chinh phục thiên nhiên. Tất nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng về độ an toàn vì những ngôi nhà này được thiết kế nội thất chi tiết, có đội ngũ thi công chuyên nghiệp để định vị nhà cũng như đảm bảo an toàn, tiện lợi như mọi ngôi nhà khác.
2. Homestay trong thùng rượu vang
Homestay trong thùng rượu vang
“Mượn rượu tỏ tình” hay ta quyện vào nhau trong rượu? Thật lãng mạn nếu bạn và “người thương” cùng tận hưởng những ngày nghỉ dưỡng tại một không gian độc đáo và thú vị như mô hình nhà homestay trong thùng rượu vang phải không? Wine Valley Homestay là mô hình homestay trong thùng rượu vang đầu tiên của nước ta, nằm cách trung tâm Đà Lạt 2 km.
Các căn nhà tại đây được thiết kế mô phỏng theo đặc sản riêng của Đà Lạt – thùng rượu vang. Homestay độc đáo này được thiết kế nhỏ xinh, có nhiều góc đẹp để du khách tha hồ “check in” nghìn kiểu. Bên cạnh đó du khách có thể được trải nghiệm cuộc sống thư giãn, gần gũi với thiên nhiên cùng các hoạt động ngoài trời như đốt lửa trại, câu cá,…
3. Homestay nhà sàn
Nhà sàn là một trong những công trình kiến trúc đặc sắc bậc nhất trong văn hóa Việt Nam, đặc biệt gây ấn tượng với du khách nước ngoài khi đến du lịch Việt Nam. Chính vì vậy nhiều người lựa chọn nhà sàn để kinh doanh mô hình homestay. Mô hình này thường được xây dựng ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta như Mộc Châu, Hòa Bình, Mai Châu, Hà Giang,… trong khu đất rộng, trống của gia đình chủ nhà. Xung quanh homestay là khuôn viên xanh mát, nhiều cây cối để du khách hòa mình cùng thiên nhiên.
Homestay nhà sàn
Nội thất homestay nhà sàn cũng đầy đủ đồ dùng như nhà nghỉ, khách sạn để phục vụ khách hàng. Homestay nhà sàn thường được đặt bởi những đoàn khách lớn, ăn ngủ cùng nhau, nấu nướng tự do hoặc ăn đồ ăn của chủ nhà, địa phương. Trải nghiệm cuộc sống của người dân vùng núi giúp du khách hiểu hơn về văn hóa địa phương, giúp đẩy mạnh kinh tế khu vực này.
Từ thành công của mô hình homestay nhà sàn, chủ nhà có thể mở thêm những ngôi nhà sàn khác trong khuôn viên nhà mình, có thêm công việc và tăng thu nhập.
4. Homestay miệt vườn tại miền Tây
Homestay miệt vườn tại miền Tây
Miệt vườn là một nét đặc trưng của người dân miền Tây sông nước nên mô hình nhà homestay này khiến nhiều du khách rất hứng thú muốn được trải nghiệm. Vật liệu xây dựng mô hình này có chi phí thấp, dễ xây dựng bởi toàn là nhà tranh, vách đất, mái lá, cùng với gỗ, tre, nứa,…
Bên cạnh đó là không gian sân vườn với những hàng dừa rợp bóng xanh mát, ao sen thơm ngát hương, hay những chùm chôm chôm đỏ chín trĩu nặng là nét đặc trưng của miền Tây sông nước. Không những thế du khách còn được trải nghiệm hoạt động câu cá trên sông, nước cá, gặt lúa, đi thuyền,…
5. Homestay theo kiến trúc cổ kính
Homestay theo kiến trúc cổ kính
Nhiều khách du lịch đã chán với những khách sạn 5 sao, những dịch vụ sang chảnh, họ muốn tìm về những gì hoài cổ, yên tĩnh thì homestay theo kiến trúc cổ kính là một lựa chọn hoàn hảo.
Kiến trúc cổ kín có cây đa, giếng nước, sân đình thì khá khó nhưng ngôi nhà bằng gỗ, nền đất, mái lợp lá, mái ngói và hiên rộng thì vẫn còn ở nhiều nơi. Mặc dù cổ kính, đơn sơ nhưng những homestay mô phỏng nhà truyền thống này sử dụng gỗ nguyên khối nên chi phí khá cao.
6. Homestay container
Homestay container
Homestay container mới lạ, nhỏ gọn khi nhìn bên ngoài nhưng bên trong lại rất rộng rãi, thoải mái khiến nhiều bạn trẻ tò mò, bị thu hút bởi nó. Mô hình nhà homestay này có đa dạng căn với từng diện tích phục vụ nhu cầu khách khác nhau như căn nhỏ dành cho 2 người, căn trung bình cho gia đình nhỏ 4 người và căn lớn cho nhóm 6-8 người với các diện tích từ 13 – 25m2 cho du khách tha hồ lựa chọn.
III. Những đặc trưng làm nên mô hình homestay là gì?
1. Khách du lịch có cơ hội giao lưu và tìm hiểu văn hóa địa phương
Homestay là hình thức du lịch lưu trú dựa vào cộng đồng địa phương, khách du lịch cùng ăn, ngủ, sinh hoạt và hòa mình vào cuộc sống của người dân bản địa. Bên cạnh đó nếu bạn du lịch vào những ngày có lễ hội địa phương thì rất tuyệt để tham gia, trực tiếp hòa nhập và cảm nhận văn hóa nơi đây chứ không chỉ đơn thuần là tham quan.
Nhờ có mô hình du lịch homestay người dân ở đây cũng có thể kết hợp với hoạt động kinh doanh như cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch như lưu trú, đồ ăn, hay hướng dẫn viên du lịch,… Đôi khi những hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp hay dẫn đi nhiều nơi chưa chắc đã hấp dẫn bằng người dân bản địa tại đây. Có những câu chuyện đời thường, được thổi hồn dưới con mắt của người dân ở đây, họ hòa mình với thiên nhiên nơi đây, và có rất nhiều điểm đặc biệt, thắng cảnh đẹp, lạ, hoang sơ mà không phải ai cũng biết.
2. Được làm quen với nhiều bạn mới và nâng cao khả năng ngoại ngữ
Homestay là cầu nối giữa khách du lịch với người dân bản địa nơi đây bởi khách du lịch sống cùng với người dân bản địa, tìm hiểu về văn hóa nơi đây. Từ đó người dân bản địa có thể trau dồi thêm nhiều vốn ngôn ngữ. Bạn có thể thấy ví dụ như người dân bản trên Sapa có thể giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài thành thạo.
3. Vị trí hình thành đặc biệt
Các homestay đa phần được xây dựng và phát triển ở những khu vực dân cư có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có đặc trưng địa phương hoặc những vùng đất chưa phát triển, không có đủ điều kiện như quy mô, quy hoạch, cơ sở hạ tầng,… để xây dựng nhà nghỉ, nhà hàng khách sạn,… để phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
4. Quy mô kinh doanh nhỏ và giá rẻ
Để kinh doanh mô hình du lịch homestay, nhiều hộ gia đình phải tự cải tạo ngôi nhà của mình để đáp ứng các yêu cầu cần thiết cho khách, sau đó phải xin giấy phép kinh doanh tại địa phương thì mới có thể đón khách được. Bởi vậy mô hình kinh doanh này cũng khá nhỏ chỉ từ 10-30 khách, với giá rẻ chỉ từ 50 – 100 nghìn đồng/người/đêm thôi.
5. Dịch vụ chu đáo, đầy đủ
Đừng vì thấy quy mô nhỏ, giá rẻ mà đánh giá sai mô hình này, mọi dịch vụ đều khá đầy đủ, chu đáo phục vụ nhu cầu của khách như ăn uống, nghỉ ngơi thư giãn, thoải mái.
IV. Những thách thức trong kinh doanh mô hình homestay là gì?
Mô hình nhà homestay
1. Thị trường homestay đã bắt đầu bão hòa
Homestay đã trở thành cơn sốt, xu hướng ngày càng lớn, phát triển nhanh chóng trong nhiều năm gần đây. Homestay đã không còn ở những khu vực miền núi, những nơi ít người mà nó còn ở các thành phố du lịch phát triển. Đồng thời mô hình này có quy mô và được đầu tư về nội thất đẹp nữa nên có tính cạnh tranh cực khốc liệt trong thị trường du lịch.
Tất nhiên với số lượng lớn homestay mọc lên, thị trường cạnh tranh cao thì mô hình du lịch homestay đã trở thành bình thường, không còn đặc biệt nữa, khiến lượng khách thuê không còn cao, thị trường này dần bão hòa.
Chính vì vậy nhiều homestay có giá thuê bị kéo xuống thấp, thậm chí là tình trạng ế khách, ế phòng kéo dài. Sự tập trung quá nhiều homestay trong 1 địa bàn nhỏ chính là chướng ngại vật lớn chung của nhiều nhà đầu tư kinh doanh.
2. Nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn về huy động vốn
Nhiều nhà đầu tư hiện nay thường thuê nhà, sau đó cải tạo cho đẹp để cho khách thuê lại. Chính vì vậy có những rủi ro cho hình thức này như không dày vốn đầu tư, cải tạo không chất lượng, nên sức cạnh tranh kém, các chi phí về thuê nhà, sinh hoạt gần như hết phần tiền lãi, lượng khách hàng không ổn định, tỷ lệ quay lại thấp,… nên đòi hỏi nhà đầu tư cần số vốn lớn để phát triển.
3. Luôn cần sự mới mẻ
Trong thị trường cạnh tranh cao, khách hàng thì ngày càng khó tính, cầu kỳ, luôn cần những thứ mới lạ để thu hút họ. Chính vì vậy các chủ homestay phải luôn làm mới ngôi nhà của mình để đủ sức cạnh tranh với các bên khác. Nếu không có nhiều vốn lớn để liên tục thay đổi theo nhu cầu, thị hiếu của khách hàng thì bạn khó mà trụ vững được.
4. “Một mình làm hết mọi thứ”
Trong giai đoạn đầu xây dựng mô hình này, nhiều người lựa chọn ôm việc, làm hết các khâu để tiết kiệm chi phí nhưng như vậy rất mệt mỏi và khiến bạn dễ nản hơn. Chính vì vậy hãy tìm người làm chung, cùng chia sẻ công việc với bạn. Dù doanh thu ban đầu còn thấp, hãy chấp nhận và cải thiện dần dần.
5. Thách thức về quy mô xây dựng
Có thể với căn nhà ban đầu, bạn có thể dễ dàng đầu tư cá nhân với tỷ suất sinh lời thấp và ít rủi ro. Nhưng nếu bạn muốn đi đường dài và phát triển rộng hơn thì việc đầu tư cho quy mô, tối ưu lợi nhuận là điều bạn nên cân nhắc để mở rộng chuỗi homestay của mình và thu về lợi nhuận lớn hơn.
Mở rộng thì sẽ có áp lực tăng lên, phải quản lý homestay ở nhiều nơi, nhiều nhân sự hơn, nhiều giấy tờ phải giải quyết, phải tạo mối quan hệ với chính quyền địa phương,… Đây sẽ trở thành những thách thức lớn, chỉ cần sai lầm nhỏ cũng trở thành domino đổ vỡ của nhiều thứ sau này. Chính vì vậy bạn cần có tầm nhìn xa, rộng, liên tục đổi mới và hoàn thiện khâu quản lý thật tốt.
6. Vấp phải “hào quang” của mô hình homestay
Rất nhiều nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm khi thấy cơn sốt homestay mà bị hấp dẫn, lôi kéo đi theo ánh hào quang này. Những tâm lý ảo tưởng, không chuẩn bị kỹ về kế hoạch kinh doanh mà đi theo đám đông sẽ rất dễ thất bại. Chính vì vậy hãy sáng suốt khi đi theo cuộc chiến đầy cam go, tỉ lệ cạnh tranh và đầy thách thức này. Hãy chuẩn bị thật kỹ càng các phương án, tình huống bất ngờ có thể xảy ra trước khi mở mô hình homestay.
V. Kết luận
Trên đây là những thông tin chúng tôi đã tìm hiểu và muốn cung cấp cho các bạn về mô hình du lịch homestay. Để các bạn hiểu rõ hơn về mô hình homestay là gì? Kinh doanh mô hình homestay có những khó khăn gì? Chúng tôi tin rằng mô hình nhà homestay là một loại hình đáng đầu tư nhưng nên nhớ hãy thật cẩn thận và thông minh trong lựa chọn của mình và theo đuổi nó đến cùng để có được thành công nhé. Mong rằng với những thông tin về mô hình homestay sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết, kinh nghiệm trước khi quyết định đầu tư. Chúc các bạn thành công!