Khám phá văn hóa và con người MYANMAR

VNHN – Điều đầu tiên ấn tượng với du khách khi đến thành phố Yangon của đất nước Myanmar là thành phố được xây dựng với rất nhiều cây xanh, từ nhà dân cho đến công sở cây xanh tạo nên một không gian rợp bóng mát giữa phố thị nhộp nhịp xe cộ và nắng gắt.

VNHN – Điều đầu tiên ấn tượng với du khách khi đến thành phố Yangon của đất nước Myanmar là thành phố được xây dựng với rất nhiều cây xanh, từ nhà dân cho đến công sở cây xanh tạo nên một không gian rợp bóng mát giữa phố thị nhộp nhịp xe cộ và nắng gắt.

THÀNH PHỐ XE HƠI

Thành phố Yangon tuy chỉ có khoảng 5 triệu dân nhưng đây được xem là một trong những thành phố độc đáo, kì lạ và bí ẩn nhất với các du khách khám phá trong chuyến hành trình Myanmar.

Tại nội thành Yangon thi thoảng mới bắt gặp một chiếc xe máy, trên đường phố phương tiện chủ yếu là ô tô và xe buýt.

Hầu hết các xe ôtô ở đây là xe nhập khẩu từ những thập niên 90 của Toyata, Nissan, Huyndai, Kia… và một số dòng xe mới sau này.

Khi đi trên đường gặp các xe biển số đỏ thì không phải là xe quân đội mà toàn bộ là taxi và xe tư nhân được gắn biển số màu đen. Nếu không di chuyển bằng ô tô thì chỉ còn cách đi bộ hay ngồi xe đạp thồ (kiểu xe đạp gắn thêm chỗ ngồi một bên) và người dân rất ý thức trong việc lưu thông trên đường.

Thành phố Yangon được nhiều du khách yêu thích ở khu vực Đông Nam Á, bởi nơi đây con người rất hiền hòa, thân thiện.

Người dân kiêng ăn thịt chó và chim muông, nên trên đường các chú chó vô tư đi lại và chim bồ câu, se sẻ, thậm chí cả loài quạ cũng bay lượn khắp nơi.

Khi đến Yangon, nổi bật nơi đây là ngôi chùa Shwedagon huyền diệu hơn một nghìn năm tuổi. Đặc biệt, trải qua nhiều cuộc binh biến, ngôi chùa vàng vẫn uy nghiêm đứng sừng sững trên đỉnh đồi Sanguttara, tỏa ra ánh sáng lấp lánh bao dung với tất cả người dân.

Nơi đây, từ bình minh đến tối muộn có nhiều người đến cầu nguyện và suy niệm. Ngôi chùa trung tâm cao khoảng 100m, được dát vàng lá, kim cương, đá quý và được chạm khắc tinh vi. Ngoài tòa tháp chính còn có hàng trăm tháp nhỏ xung quanh trên diện tích 46ha.

Nơi đây rất đông người, nhưng không khí thanh tịnh, văng vẵng đâu đó những tiếng rì rầm cầu nguyện. Càng đi vào sâu bên trong, càng cảm nhận được giá trị của việc giữ gìn các di sản văn hóa của người Myanmar.

Yangon vẫn là một nơi giữ được nét duyên dáng, độc đáo của một thành phố với nhiều cây xanh và khung cảnh yên bình.

HẤP DẪN TÍN ĐỒ CỦA ĐÁ QUÝ

Xứ sở này có nhiều khoáng sản, đặc biệt là đá quý. Tại chợ Bogyoke của khu Pabegan, nơi bày bán đủ các loại đồ cổ, hàng thủ công mỹ nghệ, vải vóc và đây còn được xem là khu chợ lớn nhất nhì của Myanmar về đá quý. Có rất nhiều vòng đeo tay, mặt dây chuyền đủ loại đá xanh đỏ được người bán chào giá khoảng cả chục đô la, nếu biết cách mặc cả cũng có những món chỉ phải bỏ ra vài trăm kyats. Nhưng cũng có những loại trang sức gắn đá quý, hay những viên đá quý có giá vài chục đến hằng trăm đô la.

Từ xa xưa, người dân đất nước này đã coi vàng và đá quý là vật thân thuộc. Họ dát vàng, chạm khắc đá quý trên chùa chiền, các tòa cung điện hay những công trình quan trọng. Câu nói “tấc đất, tấc vàng” có lẽ còn khiêm tốn đối với Myanmar. Nơi đây là ngôi nhà lớn của các loại đá quý, từ “thung lũng hồng ngọc” Mogok (vùng Mandalay), Mongshu (bang Shan), Phakant (bang Kachin)… Đó là lý do Myanmar luôn là điểm đến hấp dẫn cho các du khách yêu thích đá quý cũng như các tín đồ shopping. Mặc dù về mỹ thuật chưa được tinh tế lắm.

Tuy nhiên, Yangon còn nhiều hạn chế về nhiều mặt với các dịch vụ công nghệ như truy cập internet, wifi… Với những khu phố buôn bán sầm uất hầu hết các sản phẩm như bàn đạp máy may, máy phát điện… đều được sản xuất từ những thập niên trước. Các sản phẩm có thương hiệu thì tập trung tại các trung tâm thương mại và thường có giá khá cao.

Vậy đấy, tuy chưa phát triển nhiều nhưng nếu bạn ưa thích sự cổ kính muốn khám phá cuộc sống của những người dân nơi đây thì Yangon là một lựa chọn đáng để tham khảo.

Không có nhiều điểm đến danh tiếng, ngoại trừ ngôi chùa tuyệt diệu Shwedagon. Dù vậy Yangon vẫn mang đến cho du khách sự quyến rũ. Cách tốt nhất để thưởng thức vẻ đẹp của Yangon là bước ra ngoài và đi lang thang. Thành phố Yangon như viên ngọc thô giấu mÌNH nhiều năm, chờ được mài giũa và tỏa sáng.

Từ xa xưa, người dân đất nước này đã coi vàng và đá quý là vật thân thuộc. Họ dát vàng, chạm khắc đá quý trên chùa chiền, các tòa cung điện hay những công trình quan trọng.

2.Phương tiện chính di chuyển trong thành phố là xe hơi và xe buýt, tuy rất nhiều xe nhưng ít tiếng còi xe và người tham gia gia thông chấp hành luật rất nghiêm chỉnh.

3.Với người dân, vàng bạc, đá quý được buôn bán còn là lễ vật dâng tiến vào nhà chùa cầu phước lộc. Trong ảnh: người dân đắp vàng bột lên tượng.

4.Trang phục của người Myanmar cũng giống như các nước trong khu vực, chỉ khác là đàn ông hay phụ nữ đều mặc longi truyền thống (váy), rất ít người mặc quần tây hay jean.

5.Lưu thông trên đường ngoài đi bộ và các loại xe hơi thì còn có xe thồ, kiểu xe ba bánh của người Myanmar.

6.Đất nước Myanmar khá hiền hòa và quan niệm ăn thịt chim sẽ làm xấu đi làn da nên chim bồ câu, se sẻ, thậm chí cả quạ cũng ở khắp nơi.

7.Yangon là thành phố được xây dựng dưới thời thuộc địa của Anh nên vẫn còn lưu giữ lại nét kiến trúc châu Âu.

8.Người dân Myanmar rất sùng đạo Phật và chiếm gần 90% dân số, đời sống văn hóa của người dân tập trung nhiều tại chùa chiền. Hàng ngày, họ thường mua hương hoa đến chùa cầu nguyện.

9.Chợ tại Myanmar gần giống các ngôi chợ truyền thống tại Việt Nam.

10.Với phụ nữ Myanmar việc xoa chất kem Thanaka vào hai bên má giúp cho họ có làn da mịn màng hơn nên họ bôi cả ngày lẫn đêm và cả lúc làm việc.

11.Dọc trên các đường phố nơi vĩa hè được các tiểu thương trưng dụng làm nơi kinh doanh với đủ các mặt hàng từ ẩm thực, thời trang, mỹ phẩm, văn phòng phẩm…

12.Điều đặc biệt ở đất nước này là đàn ông rất thích ăn trầu và ít người dùng thuốc lá.

13.Các món ăn của người Myanmar ảnh hưởng nhiều từ Ấn Độ, Thái Lan nên thường có vị cay của ớt, cà ri và rất nhiều gia vị.

14.Myanmar không thiếu những ngôi nhà cao tầng và những trung tâm thương mại.

15.Về đêm bên hồ Inya, người dân tụ tập đến các khu vực công viên, bờ hồ ngắm cảnh và ăn uống, chuyện trò.

MYANMAR xứ sở đá quý

Đến Myanmar, một đất nước nổi tiếng có nhiều đá quý với các loại hồng ngọc, ngọc bích, mã não, thạch anh… được khai thác tại các mỏ thuộc phía Bắc Myanmar như “thung lũng hồng ngọc” Mogok (khu vực Mandalay), Mongshu (bang Shan) và Phakant (bang Kachin). Đá quý ở đây sau khi lấy từ các mỏ, qua chế tác trở thành những món đồ trang sức đắt giá hay những món quà lưu niệm bắt mắt bán cho du khách.

Trung tâm buôn bán đá quý lớn nhất tại Myanmar là chợ Bogyoke Aung San, là khu chợ đá quý lớn nhất của thành phố Yangon, lúc nào cũng nhộn nhịp.

Bà Kyaw Zwar, quản lý New Love 3 thuộc Công ty TNHH Shwe Gon Thar International cho biết các loại đá quý nơi đây được khai thác tại các mỏ thuộc phía Bắc Myanmar như “thung lũng hồng ngọc” Mogok (khu vực Mandalay), Mongshu (bang Shan) và Phakant (bang Kachin).

Những người thợ miệt mài bên khâu chế tác từ cắt đẽo, đến mài dũi theo thiết kế. Công việc chế tác được làm hoàn toàn thủ công, máy móc chỉ hỗ trợ các công đoạn: mài đánh bóng sản phẩm.

Một chiếc vòng ngọc, loại được các khách du lịch ưa chuộng thường được ra giá 10-50 USD tuỳ loại. Tuy nhiên nếu biết cách trả giá, khách có thể mua với giá 5USD.

Mang danh là chợ đá quý lớn nhất Myanmar, tuy nhiên đá ở đây cũng có khá nhiều loại, có loại đục thì chỉ khoảng 5-10USD là đã có một vòng cẩm thạch.

Những dây chuyền đá xanh, đá đỏ được người bán chào mời cả xâu cũng chỉ khoảng 5 USD.

Những loại ngọc bích có chất lượng tốt thì có giá khá cao, như những chiếc vòng cẩm thạch này có giá từ 350-500 USD.

Chợ chia làm hai khu lớn, có nhiều cửa hàng bán đá quý bên trong. Nơi này nhiều nhất là đá cẩm thạch, ngọc bích, từ những viên bé xíu, đến to bằng đốt ngón tay, tùy theo chất lượng và màu sắc sẽ có giá từ 50 đến vài trăm USD.

Nhiều du khách đến chợ đá quý Bogyoke Aung San mua đá hoặc sản phẩm về kinh doanh thì săm soi rất kỹ từng chi tiết.

Ðá quý được chế tác thành những sản phẩm mỹ nghệ, trang sức, trang trí có giá trị và  trở thành sản phẩm đặc trưng khi đến Myanmar.