Khám phá về lịch sử và cách đi lễ Đền Đức Thánh Cả gần Chùa Hương
Du lịch mùa lễ hội tại Việt Nam thu hút rất nhiều du khách thập phương trong và ngoài nước. Hành trình đến với những mảnh đất linh thiêng ghi dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh, đặc biệt không thể không kể đến khu danh lam thắng cảnh Chùa Hương và Đền Đức Thánh Cả gần đó. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ngôi đền di tích lịch sử văn hóa, là địa điểm không thể bỏ qua trong mỗi mùa du lịch lễ hội hàng năm – Đền Đức Thánh Cả gần Chùa Hương.
1. Đền Đức Thánh Cả thờ ai?
Tương truyền rằng Đền Đức Thánh Cả (hay còn gọi là đền Thiên Vựng) được xây dựng cách đây khoảng 1500 năm. Đền thờ vị tướng “Nhất phẩm đại vương” của triều tiền vua Lý Nam Đế.
Theo ghi chép từ cuốn sách Đại Nam nhất thống chí: vị tướng “Nhất phẩm đại vương” được thờ phụng tại Đền Đức Thánh Cả này thuộc dòng dõi Kinh Dương Vương, con cháu của vua Hùng. Ngài là một vị tướng tài giỏi bên cạnh Lý Bôn, đã từng được phong làm “Tổng thống quân vụ thủy đạo thượng tướng quân” cùng với các binh sĩ anh dũng đánh nam dẹp bắc, khí khái hào hùng vang dậy cả đất trời. Ngài được vua Lý Nam Đế sắc phong làm Nam Thiên linh ứng, xây dựng miếu đền để con cháu muôn đời sau phụng thờ và kính ngưỡng.
Đền Đức Thánh Cả tọa lạc trên mảnh đất linh thiêng Hồng Quang – Ứng Hòa – Hà Nội bên tả ngạn của dòng sông Đáy, tựa sau dãy núi Hàm Long hùng vỹ. Đền Đức Thánh Cả được Nhà nước ghi nhận là di tích lịch sử văn hóa và là nơi dừng chân của rất nhiều khách du lịch đến từ mọi miền Tổ quốc. Với vị thế đắc địa, khung cảnh thiên nhiên non nước làm say lòng người và vẻ đẹp văn hóa tâm linh, Đền Đức Thánh Cả gần Chùa Hương càng ngày thu hút rất nhiều du khách thập phương đến nơi đây thăm quan du lịch.
Một gốc nhỏ của Đền Đức Thánh Cả
>>>Bạn có thể quan tâm: dịch vụ cho thuê xe 29 chỗ, 45 chỗ uy tín nhất.
2. Bài khấn Đức Thánh Cả
+
Ý nghĩa lễ khấn tại Đền Chùa Miếu Đình
Tập tục văn hoá truyền thống dân gian Việt Nam ta từ bao đời nay truyền lại rằng, Đền, Chùa, Miếu, Đình là nơi ngụ tại, thờ kính của các vị Thần linh, Thành Hoàng, Thành Mẫu. Để bày tỏ lòng tôn kính và nhớ ơn các vị Thần linh, Thành Hoàng, Thành Mẫu đã có công lao to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, hàng năm vào các ngày lễ, hội, tết, tuần tiết, dân làng cùng nhau chuẩn bị lễ lộc kính dâng lên các vị Tôn thần. Đền, Chùa, Đình, Miếu còn là nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân ta bao đời nay, với hy vọng rằng những tín ngưỡng cầu nguyện ấy khi gửi tới các đấng Tôn thần sẽ được phù hộ cho gia đạo an yên, lộc tài tăng tiến, tiêu trừ nghiệp chướng, tích đức làm lành…
Mục lục bài viết
+ Sắm lễ khi đi khấn lễ ở Đền, Chùa, Miếu, Đình gồm những gì?
Theo phong tục cổ truyền từ xưa, mỗi khi chuẩn bị khấn lễ tại Đền, Chùa, Miếu, Đình, chúng ta nên chuẩn bị lễ vật nhiều ít tuỳ tâm.Có thể chuẩn bị lễ chay hoặc lễ mặn tùy theo điều kiện của gia đình:
⇒ Lễ Chay thông thường gồm hương, hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát. Khi dâng ban Thánh Mẫu, nên sắm thêm một số hàng mã để dâng cúng cùng lễ chay như: tiền, vàng, nón,…
⇒ Lễ Mặn bao gồm gà, lợn, giò, chả… được nấu chín, gia chế cẩn thận và sạch sẽ. Khi cúng dâng lên các ban thờ Thánh Thần, Thành Hoàng, Thành Mẫu, chú ý dâng kèm hương, hoa và giấy tiền.
⇒ Lễ đồ sống dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ. Lễ đồ sống thường gồm trứng, gạo, muối hoặc một miếng thịt lợn sống (khoảng vài lạng).
Lễ hoa quả thích hợp cho việc đi lễ chùa
>>>Xem thêm: thuê xe 29 chỗ đi cửa lò
+ Bài khấn Đức Thánh Cả:
Mỗi dịp lễ hội đầu năm mới, nhiều du khách cùng gia đình, bạn bè đều cùng nhau đến các đền chùa, miếu đình để dâng hương kính lễ với tâm thành kính, cầu khấn xin chư phật, chư bồ tát và các hiền thánh phù hộ độ trì quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, khởi tâm cầu đạo, giác ngộ và kính tin phật pháp; cầu mong người thân trong gia đình bình được an lành êm ấm, may mắn, mạnh khoẻ, hạnh phúc an khang, công tác thuận lợi.
Khi đến các đền chùa đều có những bài văn khấn riêng, vậy khi đến Đền Thức Thánh Cả gần Chùa Hương chúng ta phải khấn như thế nào cho đúng? Dưới đây là bài khấn mẫu tại miếu đình, đền phủ nơi thờ tự các vị thần linh, thánh thần, bài khấn Đức Thánh Cả bạn có thể tham khảo:
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật…
Đệ tử con xin thành tâm kính lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con xin kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần, kính lạy Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, cùng các chư vị Đại Vương.
Con là … (tên tuổi đầy đủ), trú tại… (nói rõ địa chỉ), sinh năm…
Hôm nay là ngày…tháng… năm… dương lịch, tức là ngày… tháng… năm Âm lịch, con đến nơi Đền Đức Thánh Cả lạc tọa tại thôn Hữu Vĩnh, xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Con thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh của Thiên đình giáng lâm xuống nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy lâu nay đều ban phúc lành che chở cho muôn dân chúng con. Nay chúng con thành tâm kính dâng chút lễ hương hoa, phẩm oản, cầu mong Đức Thánh Cả cùng chư vị Đại Vương chứng giám, phù hộ che chở cho chúng con cũng như người thân trong gia đình được bình an, khỏe mạnh, mọi sự tốt lành, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Hy vọng với những thông tin nhà xe Việt Anh chúng tôi chia sẻ ở trên, quý khách sẽ có những chuyến du lịch mùa lễ hội, đặc biệt là hành trình tham quan thắng cảnh nơi Đền Đức Thánh Cả gần Chùa Hương thiêng liêng đầy thuận lợi. Mọi nhu cầu thuê xe du lịch, quý khách nhanh tay liên hệ với nhà xe Việt Anh bằng cách truy cập website: https://xevietanh.com/ hoặc gọi theo số hotline 096 454 8898 – 086 8888 690 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.