Khi nào cần thay nước làm mát ô tô? Những lưu ý quan trọng cần nhớ | AutoFun

Tuy nhiên, nếu di chuyển ô tô với tần suất lớn, sử dụng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (như trong mùa hè nóng nực hay mùa đông giá lạnh) hoặc thường xuyên tải hàng hóa nặng, cồng kềnh, …thì thời gian thay thế nước làm mát mới cho xe có thể là sớm hơn so với thường lệ.

Nước làm mát ô tô có thể thay thế định kỳ tùy vào loại dung dịch sử dụng. Theo khuyến cáo chung, sau khi xe di chuyển mỗi 40.000 – 50.000km (tương đương từ 4 đến 5 năm sử dụng), người dùng nên cân nhắc tới việc thay thế dung dịch làm mát mới cho xe.

Đúng như tên gọi, nước làm mát có chức năng ‘giải nhiệt’ cho động cơ xe ô tô, làm mát máy, từ đó giúp xe vận hành mượt mà hơn. Hiểu một cách đơn giản, nước làm mát sẽ giúp ngăn chặn tình trạng động cơ bị quá nhiệt trong thời tiết nóng và đóng băng trong thời tiết cực lạnh. Vậy khi nào nước làm mát cần thay mới?

Giống như dầu nhớt, nước làm mát đóng vai trò vô cùng quan trọng với một chiếc xe ô tô và cần được chú ý theo dõi thường xuyên. Vậy khoảng bao lâu cần thay nước làm mát ô tô?. Đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng được Autofun hé lộ trong bài viết này.

Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng, thông thường khi nước làm mát ô tô đầy đủ thì khả năng làm mát của xe sẽ tốt nhất. Điều này thể hiện phần kim đồng hồ ở ngưỡng giữa mức C (cool) và mức H (hot). Trong trường hợp đồng hồ chạy gần về phía mức H, tức là hệ thống làm mát trên xe đang bị thiếu nước hoặc có vấn đề.

Theo đó, nên kiểm tra bình nước làm mát phụ, nếu mức nước trong bình nằm dưới vạch L (Low) thì có nghĩa là xe của đã cạn nước làm mát. Lúc này, để đảm bảo khả năng làm mát hiệu quả nhất, cần thường xuyên kiểm tra mực nước trong bình chứa, nếu thấp hơn mức tiêu chuẩn thì sẽ cần châm thêm, nếu quá cạn thì có thể thay thế mới. Ngoài ra, nếu nước làm mát nhanh hết hơn so với tần suất đi, hãy kiểm tra hệ thống làm mát vì có thể sẽ bị rò rỉ.  

 

Tóm lại, dựa trên từng điều kiện sử dụng khác nhau mà người dùng thay nước làm mát cho phù hợp, đảm bảo rằng động cơ xe luôn được làm mát một cách tốt nhất.

Lưu ý quan trọng khi thay/châm nước làm mát ô tô

Một lưu ý quan trọng là người dùng không nên pha trộn các loại nước làm mát khác nhau cho xe ô tô. Bởi mỗi loại dung dịch đều sẽ có thành phần hóa học khác nhau. Do đó, việc trộn lẫn nước làm mát có thể sẽ thay đổi công năng của dung dịch, gây hại cho động cơ xe.

Cách tốt nhất là nên sử dụng một loại nước làm mát cho mỗi lần châm, thông thường sẽ là loại dung dịch đã sử dụng cho lần bảo dưỡng xe trước đó.

 

Khi nào cần thay nước làm mát ô tô? Những lưu ý quan trọng cần nhớ 01

hông nên pha trộn các loại nước làm mát khác nhau cho xe ô tô.

Trong trường hợp phải phải pha loãng dung dịch làm mát với nước, lưu ý không dùng nước lã để pha. Bởi nước lã có độ cứng cao nên dễ gây hiện tượng đóng cặn, ảnh hưởng không tốt đối với động cơ của ô tô. 

Ngoài ra, cũng nên thường xuyên kiểm tra bình đựng nước làm mát để bổ sung dung dịch khi cần thiết nhằm phát hiện kịp thời được tình trạng nước làm mát có bị rò rỉ gây quá nhiệt cho động cơ hay không. 

Khi động cơ xe ô tô bị nóng, đèn hiển thị nhiệt độ động cơ sẽ báo đỏ, người dùng cần thực hiện ngay các thao tác như sau để bảo vệ động cơ: 

  • B1: Thật bình tĩnh và tắt động cơ, để chìa khóa ở chế độ ‘bật’
  • B2: Mở nắp capo xe, dùng khăn kiểm tra ống tản nhiệt phía trên bình đựng nước làm mát. Nếu bóp ống thấy cứng, chờ thêm một lúc rồi mới mở nắp két nước. 
  • B3: Tiến hành châm thêm nước làm mát trong trường hợp bình đựng cạn, sau đó đóng nắp capo, khởi động lại xe và để ý đèn báo nhiệt độ động cơ. Nếu đèn vẫn báo đỏ,  nên gọi cứu hộ giao thông để đưa xe về gara sửa chữa.

Khi nào cần thay nước làm mát ô tô? Những lưu ý quan trọng cần nhớ 02

Khi động cơ xe ô tô bị nóng cần kiểm tra xem nước làm mát có bị cạn không.

Hy vọng với những thông tin được AutoFun tổng hợp trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích để quá trình trải nghiệm xe không bị ảnh hưởng.

Xem thêm: Nguyên nhân khiến điều hoà ô tô không mát mà các tài xế thường bỏ qua